Phân loại ống kính máy ảnh DSLR ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

Phân loại ống kính máy ảnh DSLR

Các loại ống kính rời dành cho máy ảnh rất đa dạng. Hiểu công năng từng ống kính máy ảnh, bạn sẽ chọn mua đúng nhu cầu hợp túi tiền
 
Các loại ống kính rời (lens) dành cho máy ảnh rất đa dạng. Từ ống fixed với tiêu cự cố định cho đến các ống kính có tiêu cự phổ thông, ống zoom, ống macro. Sự khác nhau về tiêu cự phân chia ống kính thành các nhóm khác nhau, có công dụng khác nhau. Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu các loại ống kính dành cho máy ảnh dSLR.


1. Ống kính góc rộng


Canon EF 17mm f1:4 L. Một trong những ống có tiêu cự cố định (fixed) góc siêu rộng.

 
Theo tiêu chuẩn truyền thống, một ống kính góc siêu rộng thường có tiêu cự dưới 20mm. Một ống kính góc rộng thường có tiêu cự 21-35mm. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp máy ảnh, các nhà sản xuất đã cho ra đời các ống kính đặc biệt với tiêu cự 10-24mm trên các máy DSLR tầm trung (Crop 1.6X). Ngoài ra còn có một số ống kính đạt tiêu cự siêu rộng, chỉ 8mm. Loại ống kính này được sử dụng để chụp ảnh nội thất, phong cảnh hoặc ảnh kiến trúc. Hoặc cũng có thể dùng để chụp ảnh tập thể, một nhóm đông người đứng dàn trải.


2. Ống kính thường

Canon EF 50mm f1.2 L. Ống fix có khẩu độ rất lớn (1.2).

Một ống kính bình thường có dải tiêu cự vào khoảng 35 - 70mm. Một trong những ống kính thường tiêu biểu là ống kính có tiêu cự cố định 50mm. Những ống kính thường như vầy được sử dụng để chụp ảnh đường phố, chụp sản phẩm bình thường hoặc chân dung cho hiệu quả vô cùng ấn tượng. Với kích thước tương đối nhỏ gọn, nhiếp ảnh gia có thể mang theo dễ dàng và chụp lại những khoảnh khắc ngẫu hứng.


3. Ống kính da dụng, ống kính chân dung



Canon EF 24-70mm f2.8 L. Ống zoom đa năng được xếp vào hạng huyền thoại của Canon bởi tính tiện dụng, dải tiêu cự hợp lý và khẩu độ lớn (2.8) tại mọi tiêu cự.


Với dải tiêu cự khoảng từ 80-135, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng ống kính dạng này để chụp ảnh chân dung. Những ống fixed cũng có thể chụp chân dung nhưng thường bị giới hạn khung hình bởi tính cố định của nó. Vì vậy với việc có thể zoom được và dải tiêu cự hợp lý, đây vẫn là một trong những lựa chọn tốt nhất để chụp ảnh chân dung hoặc ảnh thời trang. Ngoài ra, loại ống kính này giúp xóa phông rất hiệu quả.


4. Ống kính chụp xa (tele)


Canon EF 400mm f2.8 L IS USM. Giá cho ống kính này vô cùng đắt, thường trên 7000$.


Ống kính chụp xa (hay còn gọi ống kính tele) là những ống kính có dải tiêu cự nằm giữa 135 - 300 mm, hoặc hơn. Loại ống kính này chuyên dùng để chụp xa, chụp ảnh thể thao, ảnh động vật hoang dã. Giá thành của nó tùy thuộc vào số tiêu cực, số tiêu cực càng lớn giá càng đắt.


5. Các loại ống kính đặc biệt
Ngoài ra còn có một số loại ống kính đặc biệt không dựa vào tiêu cự để phân nhóm, đó là:
  • Ống kính Macro. Đây là loại ống kính đặc biệt cho phép lấy nét chủ thể rất gần, gần hơn so với bình thường và cho tỉ lệ ảnh 1:1. Những ống kính này được dùng để chụp côn trùng, ảnh thiên nhiên hoang dã hoặc những thứ mắt thường con người không thể thấy rõ chi tiết.

Canon EF 185 f3.5 L USM, ống chụp MACRO của Canon.



Để chụp cận cảnh những con vật nguy hiểm như vầy, ống Macro phải có tiêu cự dài (185mm). Nếu dùng ống fix 50mm chụp trong trường hợp này thì thà bạn tự tử còn hơn.


  • Fisheye - hay còn gọi ống kính mắt cá. Đây là loại ống kính có góc rộng và cho cái nhìn toàn cảnh, ảnh có hình cầu. Trung tâm ảnh sẽ lồi ra và viền ảnh sẽ bị méo đi. Những ống kính này tạo hiệu ứng đặc biệt và cho ảnh góc rộng hơn so với ống kính góc rộng bình thường.


Canon Fisheye 8-15mm f1.4 L USM.


Ảnh được chụp bởi Fisheye lens, cho góc siêu rộng bao quát toàn cảnh.

Related Posts:

  • KIẾN THỨC VỀ KÍNH LỌC ÁNH SÁNG KIẾN THỨC VỀ KÍNH LỌC ÁNH SÁNG Ống kính lọc ánh sáng (Camera lens filter) có thể cải thiện chất lượng bức ảnh củ… Read More
  • Chức năng Automatic Exposure Bracketing trên máy sốĐã bao giờ bạn chụp các bức ảnh có ánh sáng phức tạp, hoặc có nhiều vùng tương phản cao nên khó mà chụp được bức ảnh có ánh sáng đẹp. Đó là lúc bạn nên nghĩ đế chức năng Automatic Exposure Bracketing thường được viết là A… Read More
  • Sử dụng chế độ "M" trên máy ảnhVới 3 thông số tốc độ - khẩu độ-ISO thích hợp, bạn sẽ dễ dàng chụp ảnh với chế độ M trong mọi tình huống chụp. Chế độ M cho phép người dùng toàn quyền quyết định các t… Read More
  • Phân loại ống kính máy ảnh DSLRCác loại ống kính rời dành cho máy ảnh rất đa dạng. Hiểu công năng từng ống kính máy ảnh, bạn sẽ chọn mua đúng nhu cầu hợp túi tiền  Các loại ống kính rời (lens… Read More
  • Bảng khoảng cách siêu căn nét (Hyperfocal Distance)Bảng tính khoảng cách căn nét tối ưu, thường sử dụng trong chụp phong cảnh, giúp nhiếp ảnh gia chọn được khoảng cách căn nét tốt nhất để có được ảnh trường sâu nhất, tăng độ nét tối đa cho tất cả các khu vực trong ảnh pho… Read More
  • 10 ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ MÁY ẢNH DSLR 10 ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ MÁY ẢNH DSLR Sử dụng máy ảnh DSLR tương đối phức tạp và thường làm cho nhiều người m… Read More
  • Hướng dẫn mua máy ảnh DSLR Hướng dẫn mua máy ảnh DSLR Nếu không phải là dân chuyên nghiệp, bạn có thể tìm mua máy ảnh kỹ thuật số ống kính… Read More
  • Nhiếp ảnh cơ bản: Khẩu độKhẩu độ: độ mở của ống kính cho anh sáng(hình ảnh) đi vào phim hay cảm biến ảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.Các khẩu độ tiêu chuẩn phổ biến là: 1.4 - 1.8 - 2.8 - 3.2 - 3.5 ....11 - 16 - 2… Read More
  • Chín tiêu chí khi mua ống kính máy ảnhỐng kính là thiết bị quan trong không kém thân máy để tạo ra một bức ảnh đẹp, do vậy việc chọn ống kính phù hợp rất quan trọng và là băn khoăn của không ít người mới dùng DSLR. … Read More
  • Chọn DSLR hay Mirrorless? Chọn DSLR hay Mirrorless? Sau khi đã hiểu rõ về sự khác nhau cũng như ưu – nhược điểm của máy ảnh không gươ… Read More
  • Nắm vững cách sử dụng máy ảnh số thông qua các chế độ chụpHình minh họa dùng tốc độ Tv = 1/2s khiến dòng nước chảy nhòe đi trông như một bức tranh vẽ.3. PROGRAM : Chế độ chụp chương trìnhKý hiệu trên vòng chỉnh chế độ là P.Ở chế độ này máy ảnh sẽ đảm nhận xử lý phần tốc độ trập (shu… Read More
  • 6 tùy trỉnh cho người mới chơi ảnh DSLR Nếu là người mới chơi chơi nhiếp ảnh và sắm một chiếc máy ảnh số DSLR, bạn nên tham khảo bản hướng dẫn sử dụng khá chi tiết kèm theo máy để nắm được các thông số Bước 1: Chọn chất lượng ảnh cao nhất Tùy chỉnh cho máy ả… Read More

0 nhận xét:

Post a Comment