6 quy tắc bố cục tạo bức ảnh 'để đời' ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

6 quy tắc bố cục tạo bức ảnh 'để đời'

6 quy tắc bố cục tạo bức ảnh 'để đời' 6 quy tắc bố cục tạo bức ảnh 'để đời'
Với những ai đam mê nhiếp ảnh cùng 6 bố cục đẹp, bạn sẽ không phải lo lắng về chất lượng ảnh
1. Đơn giản 
 
Khi bạn nhìn vào một khung cảnh bằng mắt, não của bạn sẽ chỉ ra ngay những gì mà bạn yêu thích. Nhưng ống kính máy ảnh lại không có được ưu thế này, nó bắt lại mọi thứ ở phía trước mà không có ý đồ gì. 
 
Điều bạn cần làm trong trường hợp này là chọn chủ đề yêu thích, lựa chọn điểm focus làm điểm nhấn cho bức ảnh. Thông thường, bức ảnh với 1 chủ đề đơn giản rất dễ “ghi điểm”. Bạn có thể áp dụng thêm các yếu tố như bóng cắt, các họa tiết do đồ vật xung quanh ngẫu nhiên xếp đặt thành để tác phẩm thêm phần khác biệt. 

 
Trong bức ảnh được lấy làm ví dụ, các đường kẻ của chiếc khinh khí cầu làm đôi mắt tập trung hơn vào điểm nhấn chính là những bóng cắt. 
 
 
2. Zoom vào chủ đề chính 
 
Khi đứng trước một quang cảnh quá rộng, người chụp “non tay” thường bị choáng ngợp và dễ lấy những cảnh mênh mông, không chủ đích. Tốt nhất, hãy zoom gần vào chủ điểm của bạn để làm đầy khung hình thay vì chụp một bức ảnh vô thưởng vô phạt với trời đất mênh mông. Nếu không dùng ống kính zoom được, hãy tiến lên, tiếp cận điểm cần chụp ảnh. 
 
Lấy bức ảnh dưới đây làm ví dụ, nhờ zoom vào chủ đề nên điểm nhấn lớn hơn, phần đồi núi tạo thành đường cong hướng đi lên, hướng ánh mắt của người xem vào chủ đề chính. 
 
 
3. Tránh xa điểm giữa 
 
Khi mới chụp ảnh, người ta thường thích đặt mọi chủ đề vào giữa ảnh, tuy nhiên, tỉ lệ này khiến bức ảnh trở nên nhàm chán, rập khuôn. Để tránh tình huống này, hãy luôn nhớ “quy tắc 1/3” tức là chia bức ảnh làm ba theo chiều ngang và theo chiều dọc và đặt chủ đề trên những điểm giao của các đường này. 
 
Đôi khi, chủ thể chuyển động và không dễ để chụp đúng quy tắc này, bạn có thể chụp chủ thể ở vị trí gần điểm chính giữa (nhưng không phải chính điểm này) và phụ trợ cho bức ảnh bằng màu sắc, ánh sáng và các đường, góc khác.
 
Trong bức ảnh ví dụ này, nhân vật không thực sự nằm trên đường kẻ theo quy tắc 1/3 nhưng hướng đi lên của khung cảnh làm bức ảnh không hề nhàm chán mà còn tạo hướng chuyển động về phía trước, lên cao, khiến bức ảnh “động” hơn. 
 
 
4. Những đường tạo hướng
 
Một bức ảnh “nghèo nàn” nhàm chán sẽ khiến mắt người xem không biết phải hướng vào đâu và phải nhìn quanh để tìm điểm trọng tâm. Để cải thiện tình trạng này, hãy quan sát thật kỹ trước khi giơ ống kính lên. 
 
Trong thiên nhiên, khung cảnh đường phố, thường có những đường thẳng, đường tạo hướng ngẫu nhiên hình thành từ những đồ vật xung quanh bạn. 
 
Bức ảnh này là một điển hình. Những cọc hàng rào này tạo thành một đường tạo hướng hút về phía người đi bộ phía xa, một điểm nhấn trọng tâm cực mạnh. 
 
 
5. Hiệu ứng của đường kẻ chéo
 
Những đường kẻ ngang thường tạo cảm giác yên bình, tĩnh lặng cho khung cảnh trong khi đường kẻ dọc tạo sự vững chãi. Để tạo cho người xem cảm giác phấn khích, mô phỏng một chuyển động, hãy sử dụng những đường chéo. 
 
Cách tốt nhất là hãy đi quanh chủ thể để chọn điểm chụp sao cho có thể “bắt” được những đường chéo này. 
 
Trong bức ảnh này, các chú ngựa, và hàng cây đều tạo nên những đường chéo có hướng chuyển động về phía trước. 
 
 
6. Sáng tạo với màu sắc
 
Những màu sắc sáng thường rất bắt mắt, đặc biệt là những maàu sắc tương phản với độ tiết chế hợp lý. Với từng hoàn cảnh khác nhau, hãy lựa chọn những màu sắc khác nhau. Chẳng hạn, để thể hiện sự nghèo đói, những tông màu nâu, rêu… được khuyên dùng bởi các chuyên gia nhiếp ảnh. 
 
Trong bức ảnh này, màu xanh da trời và vàng, cam là những màu tươi sáng, tương phản tạo nên ấn tượng cực mạnh cho người xem. Quan trọng nhất là bạn không được để một màu sắc “chói mắt” nào nhỡ lọt vào bức ảnh, phá đi toàn bộ bố cục. 
 

0 nhận xét:

Post a Comment