10 cách phá vỡ bố cục trong nhiếp ảnh ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

10 cách phá vỡ bố cục trong nhiếp ảnh

10 cách phá vỡ bố cục trong nhiếp ảnh
10 cách phá vỡ bố cục trong nhiếp ảnh
Chắc hẳn mọi người còn nhớ nguyên tắc cuối cùng trong "10 nguyên tắc bố cục" đó là Hãy bỏ qua mọi quy tắc chứ? Bài viết này sẽ giải thích rõ hơn về điều đó và thậm chí còn đề cập tới 10 qui tắc thường được nhắc đến trong nhiếp ảnh mà chúng ta cũng không cần phải quá bận tâm
Trước hết, hãy ghi nhớ một điều đó là nhiếp ảnh là một loại hình sáng tạo nghệ thuật và đừng để các "qui tắc" giới hạn khả năng sáng tạo của mình. Có một vài nguyên tắc về bố cục chỉ có tính chất tham khảo, bởi thực chất có quá nhiều ngoại lệ rất “hợp lý” của những nguyên tắc đó. Đôi khi, phá luật một chút lại có thể làm nên một bức ảnh đẹp. Tất nhiên, điều này chỉ đúng khi và chỉkhi người chụp ảnh nhận thức được mình đang làm gì. Vì thế, thay vì áp dụng các qui tắc đó một cách máy móc, hãy tìm hiểu chúng để biết cách vận dụng cũng như phá vỡ nó một cách hợp lí.

1. Quy tắc một phần ba - Rule of Third - (tỷ lệ vàng cho bố cục, tức là nên đặt chủ thể của bức ảnh ở vị trí nên đặt ở vị trị giao cắt của các đường thẳng chia tấm hình ra làm 3 phần ngang và dọc. Qui tắc này có thể giúp bạn tạo được sự hài hoà và cân đối trong bố cục nhưng cũng có thể rất nhàm chán. Ví dụ:

image

Như bức ảnh trên thì ko có chủ thể nào nằm trong 4 điểm giao cắt của các đường thằng chia bức ảnh ra làm 3 phần cả nhưng bức ảnh nhìn vẫn không bị nhàm chán. Đó là cách chúng ta phá vỡ qui tắc đầu tiên

image

2. Đường cong hình chữ S – một trong những cách tạo bố cục cuốn hút trong nhiếp ảnh. Ví dụ:


image
 


wow... đẹp đó chứ phải ko?

Tuy nhiên, có lẽ S k phải là chữ cái duy nhất tạo được sự cuốn hút, và đó là cách chúng ta phá vỡ nguyên tắc thứ 2.

image

3. Lý thuyết đường chỉ dẫn (Theory of guidelines) - qui tắc Rule of Third cũng từ đây mà ra - áp dụng các đường dẫn để hướng mắt người vào chủ thể của bức ảnh. Qui tắc này được áp dụng rất nhiều và một số người áp dụng nó rất khôn khéo, sử dụng khoảng trắng của bức ảnh như 1 đường dẫn vô hình để đưa mắt người hướng vào chủ thể. Ví dụ:


image
 


Bức ảnh trên nhìn thú vị bởi theo lí thuyết khi khi mắt người "tìm kiếm" các vùng không gian trống xung quanh không có gì sẽ lập tức di chuyển đến vùng không gian có đối tượng và như thế các khoảng trống đóng vai trò như một đường dẫn vô hình. Kĩ xảo này được áp dụng rất nhiều trong trường phái nhiếp ảnh tối giản - Minimalist Photography.


image
 


Một vài ví dụ khác:

image

image

image

Khá thú vị phải không?

Tuy nhiên lí thuyết mà kĩ thuật này áp dụng đã được chứng mình là sai về mặt khoa học. Vì thực tế là mắt chúng ta sẽ nhanh chóng phát hiện ra chi tiết thú vị nhất của bức ảnh. Và vì thế, không nhất thiết là chủ thể chính phải nằm đúng vào trung tâm tầm nhìn của người xem hoặc cần phải có một đường chỉ dẫn nào cả.

4. Bố cục hình tam giác, đường chéo hay bất cứ bố cục kiểu hình học nào khác chỉ tồn tại duy nhất trong tâm trí người phát minh ra chúng mà thôi. Người xem sẽ chẳng để ý nhiều nếu như trước đó họ không có ý niệm gì về chúng.

image

image
 



5. Không bao giờ nên để đường chân trời phân đôi bức ảnh vì nó sẽ tạo ra sự nhàm chán.
image

Cách phá vỡ: Hãy để đường chân trời phân đôi bức ảnh nếu bạn muốn hiện cảm xúc buồn tẻ trong bức ảnh của mình


6. Chuyển động và hoạt động của chủ thể nên hướng từ trái sang phải, tuân thủ theo trình tự tự nhiên khi đọc sách?

image
SAI !!!! Người Do Thái và Ả Rập đọc từ phải sang trái, người Nhật đọc từ trên xuống dưới. 

7. Không gian phía trước chủ thể nên lớn hơn không gian ở phía sau?

Không phải luôn luôn đúng. Ví dụ, một người đang chạy, đặt vị trí ở gần phí rìa của khuôn hình theo hướng chạy của anh ta, sẽmang lại cảm giác sắp chạm tới đích. Điều này khá quan trọng khi chụp các sự kiện thể thao (ví dụ các cuộc thi chạy)

image


8. Khi chụp ảnh chân dung, người chụp nên để chừa một khoảng trống nhiều hơn ở phía mà chủ thể đang nhìn tới. Cũng đúng nhưng vẫn có thể phá vỡ qui tắc này bằng cách hạn chế khoảng trống phía trước hướng nhìn của chủ thể nhằm thể tạo một bức ảnh có hiệu ứng căng thẳng hơn.

image

9. Phần sáng của bức ảnh sẽ bắt mắt hơn phần bị tối. Điều này cũng đúng nhưng sẽ sai trong trường hợp ngược lại đó là một mảng tối nhưng có ranh giới rõ ràng, đặt ở trong một không gian rộng và thoáng đãng sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý.

10. Sự lặp lại hoặc tuần hoàn của các yếu tố tương tự nhau sẽ tạo nên một kết cấu khá thú vị.

image

Đúng và chỉ khi đúng khi đối tượng bạn chụp không phải là một mảng chằng chịt hay một chuỗi những thứ nhạt nhẽo và giống y chang nhau vì chắc chắn như thế không thể thú vị hơn một vật thể nhưng vô cùng hấp hẫn được 

0 nhận xét:

Post a Comment