Ống kính lọc ánh sáng (Camera lens filter) có thể cải thiện chất lượng bức ảnh của bạn.
Nhưng loại ống kính nào bạn cần cho máy ảnh kỹ thuật số và khi nào thì sử dụng chúng?. Sau đây là những hướng dẫn cách sử dụng ống kính lọc ánh sáng.
Ống kính lọc ánh sáng là một thiết bị rẻ tiền nhưng có hiệu quả làm tăng chất lượng của bức ảnh, nhưng nó có thể làm hỏng bức ảnh đối với những người mới chụp.
Camera filter nào nên mua?
Trở lại với những ngày chụp bằng film, camera filter là cực kỳ cần thiết để tạo ra các loại hiệu ứng. Mặc dù ngày hôm nay, chúng ta đã có photoshop nhưng với sự tiện lợi của camera filter, nó vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong thời đại kỹ thuật số hôm nay. Có 4 loại filter cơ bản mà bạn cần đó là: một kính lọc phân cực hình tròn (Circular Polariser), một kính lọc ND ( Neutral Density), ống kính GND (Graduated Neutral Density) và một ống kính Skylight để bảo vệ.
Kính lọc phân cực (Polarising Filter) là gì?
Polarising filter có 2 tác dụng chính: thứ nhất là: phụ thuộc vào góc của mặt trời tới filter của bạn, nó có thể được sử dụng để tăng cường và thêm vào độ tương phản khi trời có mây. Nó cũng có thể giảm sự phản chiếu của mặt kính, nước hoặc các tán lá. Thứ hai là nó sẽ giảm tổng số ánh sáng đi vào bộ cảm biến máy ảnh, vì vậy nó rất có ích nếu bạn muốn chụp những bức ảnh có độ phơi sáng dài với điều kiện ánh sáng nhiều. Polarisingfilter rất là đắt tiền nhưng nó là một công cụ không thể thiếu đối với những người yêu chụp ảnh phong cảnh.
Thật là khó, nếu chụp ảnh một chủ thể đứng trước hoặc sau bề mặt phản chiếu mà không dùng kính lọc Polarizers, vì ống kính sẽ ghi nhận toàn bộ ánh sáng kể cả ánh sáng của sự phản chiếu không mong muốn. Rất hiệu quả nếu ta dùng kính lọc này để chụp ảnh các vật thể trước gương hoặc mặt nước kể cả dưới bầu trời sáng chói, Kính lọc Polarizer sẽ loại bỏ những ánh sáng do phản xạ mà có, giữ lại ánh sáng từ các vật thể không phản chiếu ( non-metallic surface).
Trước và sau khi dùng Polarising Filter
Trong dòng Polarising Filter có 2 loại kính lọc cơ bản là:Linear Polarizer Filter và Circular Polarizer Filter.
Linear Polarizer Filter
Đây là loại filter có lớp film với những lưới dây song song – wire grid ( B+W ) nó sẽ cản và phản chiếu ngược ra ngoài những tia sáng lộn xộn – ramdomly polarized / unpolarized, nếu đặt nằm ngang nó sẽ cho phép chỉ những tia sáng phân cực đứng ( vertically polarized beam light ) đi qua, tương tự với đặt theo phương đứng, hoặc nếu đặt theo phương 45 độ thì nó chỉ cho những tia phân cực 135 độ đi qua.
Filter này có công dụng chính là cản những tia sáng phản xạ, tăng độ tương phản, tăng độ bảo hoà màu. Bởi vì filter này cản sáng theo kiểu 'cut off' nên sẽ gây nên hiện tượng đo sáng và lấy nét sai trên máy ảnh điện tử . Do đó , filter này không thích hợp khi bạn sử dụng các máy ảnh điện tử với chế độ lấy nét tự động ( AF ). Nhiều hãng chế tạo filter khuyến cáo không nên sử dụng Linear Polarizer Filter trong các chế độ lấy nét tự động AF và đo sáng TTL Meter (nên chuyển về chế độ lấy nét tay MF).
Circular Polarizer Filter:
Filter này là loại cải tiến từ Linear Polarizer, nó bao gồm 2 thành phần, thành phần thứ nhất phía trước là Linear Polarizers Filter, thành phần thứ 2 phía sau được gọi là Quarter Wave Plate ( Quarter là góc một phần tư, cũng có hãng gọi là half-wave Plate ), các tia Polarizer đi qua thành phần thứ nhất và di chuyển qua thành phần thứ 2 theo đường xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ vào phía trong. Hiện tại, các hãng sx Filter lớn và nổi tiếng không còn dùng lớp plastic cho Linear Polarizer Filter mà thay vào đó là lớp thuỷ tinh mỏng gọi là glass-to-air hay foil-to air surface do đó theo khuyến cáo không được để bề mặt của CPL nóng hơn 70 đô C ( hoặc 158 độ F ), do vậy những đèn flash gắn lên phía trước ống kính ( flash dành chụp macro ) không nên sử dụng đi cùng với CPL.
Sử dụng CPL rất hiệu quả khi chụp ảnh mà chủ đề phía trước mặt nước, kính, kim loại gây phản chiếu, ngoài ra nó còn giúp cho bức ảnh trong hơn, màu sắc đẹp hơn. Đa phần các sản phẩm CPL đều có màu xám trung tính ( Neutral ) tuy nhiên vẫn còn có nhiều loại khác, do vậy khi lựa chọn CPL nên chú ý thêm ký hiệu ghi trên filter
Kính lọc GND (Graduated Neutral Density) là gì?
Kính lọc GND được sử dụng để chụp phong cảnh khi có ánh sáng nhiều, khi mà ánh sáng mặt trời gay gắt trong khi đó mặt đất lại có nhiều bóng râm. Kính lọc GND có màu xám tại nữa trên và màu trắng ở nữa bên dưới, vì vậy nó có thể làm dịu ánh sáng từ phía mặt trời mà không làm tối cảnh dưới đất.
Khi mua kính lọc GND bạn nên chọn kính hình chữ nhật hoặc hình vuông hơn là ống kính hình tròn, bởi vì bạn sẽ dễ dàng xê dịch kính lọc GND lên hoặc xuống cho phù hợp với đường chân trời trong khung cảnh.Bạn có thể lựa chọn nhiều kính lọc GND với độ lọc ánh sáng mạnh yếu khác nhau như GND 2, GND 4, GND 8.
Để xác định kính lọc GND nào phù hợp thì trước khi lắp kính, bạn hãy để máy ảnh đọc ánh sáng từ tiền cảnh và bầu trời một cách riêng biệt, xem có bao nhiêu khẩu khác nhau giữa 2 cái đó rồi chọn kính lọc với độ mạnh phù hợp.
Ngoài các kính lọc GND có công dụng chuyển độ xám, các hãng sản xuất filter còn đưa ra rất nhiều loại Graduated filter cản ánh sáng của màu MIRED và làm gia tăng độ bảo hoà màu (saturation enhacing) của các màu ghi trên filter. Nó thật sự hữu ích để sáng tác ảnh với tông màu và độ chuyển màu hết sức thú vị.
Kính lọc ND (Neutral Density filter) là gì?
Trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta có thể tăng ISO (độ nhạy sáng) của máy ảnh để cho phép tốc độ màn trập nhanh hơn cho ra bức ảnh rõ nét. Nhưng bạn sẽ làm gì nếu điều kiện ánh sáng cao và bạn muốn sử dụng tốc độ màn trập chậm để cho ra hiệu ứng mờ, hoặc bạn muốn dùng khẩu độ lớn để làm giảm độ sâu trường ảnh và làm mờ hậu cảnh mà không bị hiện tượng quá sáng trong bức ảnh? Hãy dùng kính lọc ND!
Kính lọc ND được tráng một lớp phim màu xám trung tính ( Neutral ) tuỳ theo mức độ đậm đặc ( Density ) mà nó làm thay đổi sắc tố đối với tất cả các loại màu với tất cả các bước sóng ánh sáng của sắc màu đó. Nói đơn giản hơn, tất cả màu trong khung ảnh đã được hòa trộn với thang độ màu xám để ra màu mới và độ bảo hoà màu chung ( master ) cũng thay đổi.
Kính lọc ND rất được phổ biến trong những năm gần đây, tác dụng chính của kính lọc ND là cản quangdẫn tới gia tăng thời lượng phơi sáng mà vẫn giữ nguyên độ mở của ống kính. Để biết được khẩu thay đổi như thế nào , trên các kính lọc loại này có những số chỉ dẩn . thí dụ như x2 , x4 ,x8 . Các số này được tính bằng X=2 luỹ thừa f-stops , X được ghi trên filter ví dụ B+W ND Filter 8x sẽ làm bước nhảy f-stops xuống 3 stops ( 2 luỹ thừa 3 = 8 ) hoặc B+W ND Filter 64x sẽ làm bước nhảy f-stops xuống 6 stops ( 2 luỹ thừa 6 = 64 ): ta có bảng sau:
Một kính lọc ND10-stop khi kết hợp với khẩu độ nhỏ và ISO thấp cho phép bạn đạt được thơi gian phơi sáng trong một vài phút, thậm chí là vào buổi trưa. Kính lọc ND có mức độ cao như thế thì rất hoàn hảo cho việc chụp ảnh nước chảy, nước sẽ mượt như gương, hoặc chụp ảnh kiến trúc với hiệu ứng mờ với sự di chuyển của con người.
Kính lọc ND phù hợp với những bức ảnh chụp phong cảnh có độ phơi sáng dài
Kính lọc Skylight là gì?
Kính UV ,Haze và skylight đều có tác dụng lọc các tia cực tím có thể gây ra tình trạng lớp mờ màu xanh trong ảnh và mất chi tiết ở các vật thể ở khoảng cách xa. Nó thường được kết hợp với ống kính máy ảnh khi chụp ngoài trời, đặc biệt là nơi có bóng râm dưới một bầu trời đầy nắng.Tuy nhiên, với khả năng tự động hoặc bằng tay của việc điều chỉnh white balance trong máy ảnh kỹ thuật số, thì việc này không phải là một vấn đề. Vì vậy, kính UV và skylight có tác dụng chủ yếu là bảo vệ ống kính máy ảnh.
Khi làm việc gần bờ biển, sử dụng kính UV hoặc Skylight để ngăn chặn hơi nước muối.
Kính lọc skylight thường là 1 kính lọc UV có màu hồng nhạt, dùng để thêm chút sắc “ấm áp” cho ảnh nhưng không quá dư màu xanh. Với việc bổ sung lớp tráng màu này, kính lọc skylight không chỉ tăng khả năng hấp thụ tia tử ngoại so với kính UV trong bình thường, mà nó còn tác dụng thêm chút màu sắc ấm dễ chịu cho ảnh. Skylight thường được ghi ký hiệu là 1A hoặc 1B. Kính lọc 1B cho màu ấm hơn so với 1A.
Nếu so về mức độ hấp thụ các tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn 400nm (theo thứ tự tăng dần) thì đầu tiên là kính lọc UV chuẩn, kế đến là Skylight (hấp thụ khoảng 50%), rồi Haze 1 (hấp thụ khoảng 70%) và cuối cùng là Haze 2 (hấp thụ 99.7%).
Không nên dùng kính lọc UV khi bạn muốn chụp bức ảnh với độ phơi sáng dài lúc ban đêm. Bởi vì nó có thể sẽ tạo ra hình ảnh kỳ quặc của ánh sáng từ đèn điện hoặc mặt trăng
Kính lọc bằng thủy tinh tốt hơn bằng nhựa?
Câu trả lời là không hẳn như vậy. Nhựa dẻo thường được sử dụng để làm kính lọc GND bởi vì nó bền, nhẹ và cung cấp hiệu suất quang học tốt. Các nhà sản xuất chỉ làm kính lọc bằng thủy tinh cho những hiệu ứng đặc biệt.
Khi nào nên sử dụng kính lọc hồng ngoại (infrared filter)?
Kính lọc hồng ngoại này chặn tất cả ánh sáng có thể nhìn thấy được, nó chỉ cho phép tia hồng ngoài đi vào ống kính đến bộ cảm biến của bạn. Nó mở ra một thế giới sáng tạo với các tông màu khác thường, những màu sắc mãnh liệt và quyến rũ, tuy nhiên các máy ảnh khác nhau cũng có bộ cảm biến tương thích với các tia hồng ngoại khác nhau. Có một số lưu ý khi dùng kính lọc hồng ngoại, đó là kính lọc hồng ngoại chăn những ánh sáng có thể nhìn thấy được ở gần đó, nghĩa là bạn không thể thấy bất cứ thứ gì qua ống ngắm, vì vậy hãy bỏ nó ra để lấy nét và soạn bố cục cho bức ảnh trước khi lắp vào. Sử dụng kính lọc hồng ngoại cũng có nghĩa bạn sẽ cần thời gian phơi sáng dài, sử dụng tripod là việc cần thiết.
Nên soạn và lấy nét trước khi gắn kính lọc hồng ngoại
Camera filter nào nên mua?
Trở lại với những ngày chụp bằng film, camera filter là cực kỳ cần thiết để tạo ra các loại hiệu ứng. Mặc dù ngày hôm nay, chúng ta đã có photoshop nhưng với sự tiện lợi của camera filter, nó vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong thời đại kỹ thuật số hôm nay. Có 4 loại filter cơ bản mà bạn cần đó là: một kính lọc phân cực hình tròn (Circular Polariser), một kính lọc ND ( Neutral Density), ống kính GND (Graduated Neutral Density) và một ống kính Skylight để bảo vệ.
Kính lọc phân cực (Polarising Filter) là gì?
Polarising filter có 2 tác dụng chính: thứ nhất là: phụ thuộc vào góc của mặt trời tới filter của bạn, nó có thể được sử dụng để tăng cường và thêm vào độ tương phản khi trời có mây. Nó cũng có thể giảm sự phản chiếu của mặt kính, nước hoặc các tán lá. Thứ hai là nó sẽ giảm tổng số ánh sáng đi vào bộ cảm biến máy ảnh, vì vậy nó rất có ích nếu bạn muốn chụp những bức ảnh có độ phơi sáng dài với điều kiện ánh sáng nhiều. Polarisingfilter rất là đắt tiền nhưng nó là một công cụ không thể thiếu đối với những người yêu chụp ảnh phong cảnh.
Thật là khó, nếu chụp ảnh một chủ thể đứng trước hoặc sau bề mặt phản chiếu mà không dùng kính lọc Polarizers, vì ống kính sẽ ghi nhận toàn bộ ánh sáng kể cả ánh sáng của sự phản chiếu không mong muốn. Rất hiệu quả nếu ta dùng kính lọc này để chụp ảnh các vật thể trước gương hoặc mặt nước kể cả dưới bầu trời sáng chói, Kính lọc Polarizer sẽ loại bỏ những ánh sáng do phản xạ mà có, giữ lại ánh sáng từ các vật thể không phản chiếu ( non-metallic surface).
Trước và sau khi dùng Polarising Filter
Trong dòng Polarising Filter có 2 loại kính lọc cơ bản là:Linear Polarizer Filter và Circular Polarizer Filter.
Linear Polarizer Filter
Đây là loại filter có lớp film với những lưới dây song song – wire grid ( B+W ) nó sẽ cản và phản chiếu ngược ra ngoài những tia sáng lộn xộn – ramdomly polarized / unpolarized, nếu đặt nằm ngang nó sẽ cho phép chỉ những tia sáng phân cực đứng ( vertically polarized beam light ) đi qua, tương tự với đặt theo phương đứng, hoặc nếu đặt theo phương 45 độ thì nó chỉ cho những tia phân cực 135 độ đi qua.
Filter này có công dụng chính là cản những tia sáng phản xạ, tăng độ tương phản, tăng độ bảo hoà màu. Bởi vì filter này cản sáng theo kiểu 'cut off' nên sẽ gây nên hiện tượng đo sáng và lấy nét sai trên máy ảnh điện tử . Do đó , filter này không thích hợp khi bạn sử dụng các máy ảnh điện tử với chế độ lấy nét tự động ( AF ). Nhiều hãng chế tạo filter khuyến cáo không nên sử dụng Linear Polarizer Filter trong các chế độ lấy nét tự động AF và đo sáng TTL Meter (nên chuyển về chế độ lấy nét tay MF).
Circular Polarizer Filter:
Filter này là loại cải tiến từ Linear Polarizer, nó bao gồm 2 thành phần, thành phần thứ nhất phía trước là Linear Polarizers Filter, thành phần thứ 2 phía sau được gọi là Quarter Wave Plate ( Quarter là góc một phần tư, cũng có hãng gọi là half-wave Plate ), các tia Polarizer đi qua thành phần thứ nhất và di chuyển qua thành phần thứ 2 theo đường xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ vào phía trong. Hiện tại, các hãng sx Filter lớn và nổi tiếng không còn dùng lớp plastic cho Linear Polarizer Filter mà thay vào đó là lớp thuỷ tinh mỏng gọi là glass-to-air hay foil-to air surface do đó theo khuyến cáo không được để bề mặt của CPL nóng hơn 70 đô C ( hoặc 158 độ F ), do vậy những đèn flash gắn lên phía trước ống kính ( flash dành chụp macro ) không nên sử dụng đi cùng với CPL.
Sử dụng CPL rất hiệu quả khi chụp ảnh mà chủ đề phía trước mặt nước, kính, kim loại gây phản chiếu, ngoài ra nó còn giúp cho bức ảnh trong hơn, màu sắc đẹp hơn. Đa phần các sản phẩm CPL đều có màu xám trung tính ( Neutral ) tuy nhiên vẫn còn có nhiều loại khác, do vậy khi lựa chọn CPL nên chú ý thêm ký hiệu ghi trên filter
Kính lọc GND (Graduated Neutral Density) là gì?
Kính lọc GND được sử dụng để chụp phong cảnh khi có ánh sáng nhiều, khi mà ánh sáng mặt trời gay gắt trong khi đó mặt đất lại có nhiều bóng râm. Kính lọc GND có màu xám tại nữa trên và màu trắng ở nữa bên dưới, vì vậy nó có thể làm dịu ánh sáng từ phía mặt trời mà không làm tối cảnh dưới đất.
Khi mua kính lọc GND bạn nên chọn kính hình chữ nhật hoặc hình vuông hơn là ống kính hình tròn, bởi vì bạn sẽ dễ dàng xê dịch kính lọc GND lên hoặc xuống cho phù hợp với đường chân trời trong khung cảnh.Bạn có thể lựa chọn nhiều kính lọc GND với độ lọc ánh sáng mạnh yếu khác nhau như GND 2, GND 4, GND 8.
Để xác định kính lọc GND nào phù hợp thì trước khi lắp kính, bạn hãy để máy ảnh đọc ánh sáng từ tiền cảnh và bầu trời một cách riêng biệt, xem có bao nhiêu khẩu khác nhau giữa 2 cái đó rồi chọn kính lọc với độ mạnh phù hợp.
Ngoài các kính lọc GND có công dụng chuyển độ xám, các hãng sản xuất filter còn đưa ra rất nhiều loại Graduated filter cản ánh sáng của màu MIRED và làm gia tăng độ bảo hoà màu (saturation enhacing) của các màu ghi trên filter. Nó thật sự hữu ích để sáng tác ảnh với tông màu và độ chuyển màu hết sức thú vị.
Kính lọc ND (Neutral Density filter) là gì?
Trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta có thể tăng ISO (độ nhạy sáng) của máy ảnh để cho phép tốc độ màn trập nhanh hơn cho ra bức ảnh rõ nét. Nhưng bạn sẽ làm gì nếu điều kiện ánh sáng cao và bạn muốn sử dụng tốc độ màn trập chậm để cho ra hiệu ứng mờ, hoặc bạn muốn dùng khẩu độ lớn để làm giảm độ sâu trường ảnh và làm mờ hậu cảnh mà không bị hiện tượng quá sáng trong bức ảnh? Hãy dùng kính lọc ND!
Kính lọc ND được tráng một lớp phim màu xám trung tính ( Neutral ) tuỳ theo mức độ đậm đặc ( Density ) mà nó làm thay đổi sắc tố đối với tất cả các loại màu với tất cả các bước sóng ánh sáng của sắc màu đó. Nói đơn giản hơn, tất cả màu trong khung ảnh đã được hòa trộn với thang độ màu xám để ra màu mới và độ bảo hoà màu chung ( master ) cũng thay đổi.
Kính lọc ND rất được phổ biến trong những năm gần đây, tác dụng chính của kính lọc ND là cản quangdẫn tới gia tăng thời lượng phơi sáng mà vẫn giữ nguyên độ mở của ống kính. Để biết được khẩu thay đổi như thế nào , trên các kính lọc loại này có những số chỉ dẩn . thí dụ như x2 , x4 ,x8 . Các số này được tính bằng X=2 luỹ thừa f-stops , X được ghi trên filter ví dụ B+W ND Filter 8x sẽ làm bước nhảy f-stops xuống 3 stops ( 2 luỹ thừa 3 = 8 ) hoặc B+W ND Filter 64x sẽ làm bước nhảy f-stops xuống 6 stops ( 2 luỹ thừa 6 = 64 ): ta có bảng sau:
Một kính lọc ND10-stop khi kết hợp với khẩu độ nhỏ và ISO thấp cho phép bạn đạt được thơi gian phơi sáng trong một vài phút, thậm chí là vào buổi trưa. Kính lọc ND có mức độ cao như thế thì rất hoàn hảo cho việc chụp ảnh nước chảy, nước sẽ mượt như gương, hoặc chụp ảnh kiến trúc với hiệu ứng mờ với sự di chuyển của con người.
Kính lọc ND phù hợp với những bức ảnh chụp phong cảnh có độ phơi sáng dài
Kính lọc Skylight là gì?
Kính UV ,Haze và skylight đều có tác dụng lọc các tia cực tím có thể gây ra tình trạng lớp mờ màu xanh trong ảnh và mất chi tiết ở các vật thể ở khoảng cách xa. Nó thường được kết hợp với ống kính máy ảnh khi chụp ngoài trời, đặc biệt là nơi có bóng râm dưới một bầu trời đầy nắng.Tuy nhiên, với khả năng tự động hoặc bằng tay của việc điều chỉnh white balance trong máy ảnh kỹ thuật số, thì việc này không phải là một vấn đề. Vì vậy, kính UV và skylight có tác dụng chủ yếu là bảo vệ ống kính máy ảnh.
Khi làm việc gần bờ biển, sử dụng kính UV hoặc Skylight để ngăn chặn hơi nước muối.
Kính lọc skylight thường là 1 kính lọc UV có màu hồng nhạt, dùng để thêm chút sắc “ấm áp” cho ảnh nhưng không quá dư màu xanh. Với việc bổ sung lớp tráng màu này, kính lọc skylight không chỉ tăng khả năng hấp thụ tia tử ngoại so với kính UV trong bình thường, mà nó còn tác dụng thêm chút màu sắc ấm dễ chịu cho ảnh. Skylight thường được ghi ký hiệu là 1A hoặc 1B. Kính lọc 1B cho màu ấm hơn so với 1A.
Nếu so về mức độ hấp thụ các tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn 400nm (theo thứ tự tăng dần) thì đầu tiên là kính lọc UV chuẩn, kế đến là Skylight (hấp thụ khoảng 50%), rồi Haze 1 (hấp thụ khoảng 70%) và cuối cùng là Haze 2 (hấp thụ 99.7%).
Không nên dùng kính lọc UV khi bạn muốn chụp bức ảnh với độ phơi sáng dài lúc ban đêm. Bởi vì nó có thể sẽ tạo ra hình ảnh kỳ quặc của ánh sáng từ đèn điện hoặc mặt trăng
Kính lọc bằng thủy tinh tốt hơn bằng nhựa?
Câu trả lời là không hẳn như vậy. Nhựa dẻo thường được sử dụng để làm kính lọc GND bởi vì nó bền, nhẹ và cung cấp hiệu suất quang học tốt. Các nhà sản xuất chỉ làm kính lọc bằng thủy tinh cho những hiệu ứng đặc biệt.
Khi nào nên sử dụng kính lọc hồng ngoại (infrared filter)?
Kính lọc hồng ngoại này chặn tất cả ánh sáng có thể nhìn thấy được, nó chỉ cho phép tia hồng ngoài đi vào ống kính đến bộ cảm biến của bạn. Nó mở ra một thế giới sáng tạo với các tông màu khác thường, những màu sắc mãnh liệt và quyến rũ, tuy nhiên các máy ảnh khác nhau cũng có bộ cảm biến tương thích với các tia hồng ngoại khác nhau. Có một số lưu ý khi dùng kính lọc hồng ngoại, đó là kính lọc hồng ngoại chăn những ánh sáng có thể nhìn thấy được ở gần đó, nghĩa là bạn không thể thấy bất cứ thứ gì qua ống ngắm, vì vậy hãy bỏ nó ra để lấy nét và soạn bố cục cho bức ảnh trước khi lắp vào. Sử dụng kính lọc hồng ngoại cũng có nghĩa bạn sẽ cần thời gian phơi sáng dài, sử dụng tripod là việc cần thiết.
Nên soạn và lấy nét trước khi gắn kính lọc hồng ngoại
0 nhận xét:
Post a Comment