1. Kiêng chụp ảnh 3 người
Vì sao kiêng?Số 03 vốn được coi là một số linh thiêng trong dịch lý của người phương Đông. Con số này được cho là điển hình, để diễn giải nhiều nghi thức tín ngưỡng như Tam Thế (chỉ ba vị Phật là Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai), Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng) để chỉ ba giới trong Phật Đạo, cỗ tam sinh (trâu – lợn – dê), hay tục thờ Táo quân (2 ông 1 bà), vững như kiềng 3 chân… Chính vì con số 3 là một con số thiêng liêng được cho là sự kết hợp của các đấng tiên tử, người bình thường phải tránh không được sử dụng để tránh mạo phạm đến thần linh.
Cũng có một lý giải khác bắt nguồn từ một câu nói của Khổng Tử:
“Tam nhân đồng hành tất tổn nhất nhân
Nhất nhân du hành tất đắc kỳ hữu”
Tạm dịch:
“Ba người cùng đi ắt mất một
Một người đi lẻ ắt gặp bạn hữu”
Vì sao không? ^_^
Từ thời phong kiến, văn hóa thứ bậc đã ảnh hưởng sâu sắc trong tư duy của người phương Đông. Những tư tưởng như đấng thiên tử (con trời) thể hiện sự tôn sùng, thần bái dành cho người có cấp bậc hoặc địa vị xã hội cao. Ngược lại những người có địa vị cao hơn làm những việc đại sự để chăm lo cho đời sống của những người có địa vị thấp hơn. Những người dưới (cả về tuổi tác, vai vế đến địa vị) phải tôn trọng những người cao hơn và thể hiện điều đó qua cách tránh đặt tên trùng với những người có địa vị cao gọi là không phạm húy. Do vậy mà mới có cách kiêng số 3 – không dùng số thiêng liêng của thần linh.
Sự diễn giải câu nói của Khổng Tử đã biến dị do truyền miệng nên có phần thiếu cơ sở, suy diễn. Trước đây được áp dụng thành kiêng vẽ tranh 3 người vì tạo nên sự xung đột. Ngày nay, khi máy ảnh xuất hiện, việc kiêng kị này cũng được áp dụng luôn trong cả ảnh chụp.
Trên thực tế, nhiều gia đình có 3 thành viên đều chụp ảnh gia đình và điều đó trở nên bình thường. Sau khi chụp ảnh, gia đình cũng không gặp chuyện chẳng lành như lời đồn đại, bài kiêng kị vẫn hay đề cập.
2. Kiêng chụp ảnh bầu
Vì sao kiêng?Vì e ngại “Nói trước, bước không qua” nên gia đình tránh việc công bố rộng rãi chuyện bầu bì ra ngoài. Chụp ảnh bầu chính là hình thức công khai với tất cả mọi người. Từ tâm lý e dè đó mà có chuyện kiêng chụp hình bầu của thai phụ.
Bên cạnh đó, khi mang bầu là cơ thể người phụ nữ có những đặc điểm hình thể như tăng cân nhanh, chân tay phù nề, dáng đi khệ nệ, da mặt nổi mụn, da vùng nhân trung sẫm màu (trông như có râu)… tạo nên quan niệm “bầu bì, xấu xí”. Sao lại chụp ảnh người phụ nữ lúc xấu nhất làm gì??? Quan niệm này góp phần vào chuyện kiêng chụp ảnh bầu.
Vì sao không? ^_^
Mẹ & Nemo (7 tháng)
Phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn trong thời gian mang thai. Vì thế, để giữ gìn cho tâm lý người mẹ tương lai không bị căng thẳng hoặc bất an nếu nhỡ có chuyện không mong muốn xảy ra, họ không bị những lời chúc tụng sớm của bạn bè, người thân, đồng nghiệp… làm ảnh hưởng tinh thần. Nhưng không có nghĩa là giấu nhẹm đi trong suốt 09 tháng ròng.
Trong vòng 05 tháng đầu tiên, sự phát triển của thai nhi cần kiểm tra định kì để theo dõi. Và trong khoảng thời gian nhạy cảm này, các kết quả xét nghiệm có thể báo hiệu những vấn đề, nguy cơ tiềm ẩn khó đoán trước. Tuy nhiên sau thời gian này, thai kì ổn định và phát triển bình thường, gia đình có thể an tâm và sẵn sàng để công bố tin vui cho bạn bè, người thân. Khi đó, chụp ảnh bầu là một cách báo tin vui vừa nhẹ nhàng, vừa hiện đại.
Nhiếp ảnh sẽ khai thác người phụ nữ ở những khía cạnh đẹp của cô ấy và nhấn mạnh những yếu tố đặc biệt, ý nghĩa để người mẹ trẻ thêm yêu quý bản thân và hài lòng với cơ thể của mình.
3. Kiêng chụp ảnh trẻ em lúc ngủ
Vì sao kiêng?Trẻ em lúc ngủ mắt nhắm nghiền, cơ thể bất động giống người chết nhắm mắt, xuôi tay. Vì thế, chụp ảnh trẻ em khi đang ngủ là điềm xui xẻo cần kiêng tuyệt đối.
Vì sao không? ^_^
Trung Nhím – 16 ngày tuổi
Điều kiêng kị này bắt nguồn từ việc chụp ảnh chủ thể bị nhắm mắt. Trước đây, khi chụp bằng máy phim, người chụp không xem trước được các kiểu ảnh mình đã chụp. Do đó, khi rửa ảnh, có những tấm ảnh chụp đông người, có chủ thể chớp mắt. Nhưng hình ảnh bất động kết hợp với đôi mắt nhắm nghiền khiến chủ thể đó bị coi giống người chết. Rơi vào tình huống đó là điềm xui xẻo. Quan điểm này phát triển và mở rộng phạm vi áp dụng lên trẻ em lúc ngủ. Nhưng ngày nay, chụp ảnh trẻ em nhắm mắt đang ngủ với nhiều tư thế thú vị trở thành một đề tài nhiếp ảnh được khai thác rộng rãi ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc. Các em nhỏ lên hình từ khi chỉ vài ngày tuổi với những tư thế an toàn tạo thành một ngành dịch vụ hết sức phát triển. Chỉ cần gõ từ khóa “Newborn Photography”, các bạn sẽ nhìn thấy những hình ảnh tuyệt đẹp của các em bé trong lúc ngủ.
4. Kiêng chụp ảnh trẻ sơ sinh
Vì sao kiêng?
Chụp ảnh là lấy đi một phần hồn phách của con người vì hình ảnh của em bé trong bức ảnh chính là phần hồn phách của em bé bị chia tách ra từ chủ thể. Ánh đèn chớp sáng làm hại mắt của em bé do da mắt bé rất mỏng nên không chịu được cường độ ánh sáng mạnh của đèn chớp chụp ảnh.
Vì sao không? ^_^
Chụp ảnh của em bé không lấy đi phần hồn phách nào cả. Đơn giản là khi khoa học kĩ thuật kém phát triển, việc có một hình ảnh giống y hệt người thật trên một tấm giấy là điều không lý giải được. Để chụp và rửa một tấm hình như vậy không đơn giản, dễ dàng và phổ biến như bây giờ. Chính vì không hiểu, tâm lý sợ hãi đã sinh ra quan niệm cho rằng đó là trò tà ma, quỷ quyệt.
Thời kì đầu tiên, máy ảnh không như máy kĩ thuật số hay được tích hợp trong điện thoại di động hoặc máy tính bảng như bây giờ. Khi ấy, người chụp trùm đầu dưới một tấm vải đen, mắt ngắm qua ống kính của máy ảnh, một tay cầm nút bấm tách rời, tay còn lại giơ một đèn chớp sáng. Khi bấm máy ảnh, đèn chớp sáng và phát ra một tiếng bụp lớn, ánh sáng lóe lên với cường độ mạnh. Dù là người lớn cũng bị lóa mắt bởi ánh sáng này. Nhưng ngày nay, máy ảnh hiện đại có nhiều chức năng khắc phục được yếu tố này như bộ phận điều khiển đèn chớp từ xa nên đèn không nháy trực tiếp vào mắt người được chụp. Thêm vào đó, chế độ điều chỉnh nhạy sáng ISO để chụp dễ hơn trong điều kiện thiếu sáng. Ngoài ra còn các thiết bị tản sáng, hắt sáng để làm ánh sáng dịu hơn, mềm hơn. Tất cả đã góp phần đưa ngành dịch vụ chụp ảnh trẻ em trở nên phổ biến và phát triển trên khắp thế giới. Riêng Việt Nam hiện nay cũng có không dưới 60 phòng chụp nhận chụp hình cho trẻ em.
Chụp ảnh là lấy đi một phần hồn phách của con người vì hình ảnh của em bé trong bức ảnh chính là phần hồn phách của em bé bị chia tách ra từ chủ thể. Ánh đèn chớp sáng làm hại mắt của em bé do da mắt bé rất mỏng nên không chịu được cường độ ánh sáng mạnh của đèn chớp chụp ảnh.
Vì sao không? ^_^
Lạc Lạc (10 ngày tuổi)
Chụp ảnh của em bé không lấy đi phần hồn phách nào cả. Đơn giản là khi khoa học kĩ thuật kém phát triển, việc có một hình ảnh giống y hệt người thật trên một tấm giấy là điều không lý giải được. Để chụp và rửa một tấm hình như vậy không đơn giản, dễ dàng và phổ biến như bây giờ. Chính vì không hiểu, tâm lý sợ hãi đã sinh ra quan niệm cho rằng đó là trò tà ma, quỷ quyệt.
Thời kì đầu tiên, máy ảnh không như máy kĩ thuật số hay được tích hợp trong điện thoại di động hoặc máy tính bảng như bây giờ. Khi ấy, người chụp trùm đầu dưới một tấm vải đen, mắt ngắm qua ống kính của máy ảnh, một tay cầm nút bấm tách rời, tay còn lại giơ một đèn chớp sáng. Khi bấm máy ảnh, đèn chớp sáng và phát ra một tiếng bụp lớn, ánh sáng lóe lên với cường độ mạnh. Dù là người lớn cũng bị lóa mắt bởi ánh sáng này. Nhưng ngày nay, máy ảnh hiện đại có nhiều chức năng khắc phục được yếu tố này như bộ phận điều khiển đèn chớp từ xa nên đèn không nháy trực tiếp vào mắt người được chụp. Thêm vào đó, chế độ điều chỉnh nhạy sáng ISO để chụp dễ hơn trong điều kiện thiếu sáng. Ngoài ra còn các thiết bị tản sáng, hắt sáng để làm ánh sáng dịu hơn, mềm hơn. Tất cả đã góp phần đưa ngành dịch vụ chụp ảnh trẻ em trở nên phổ biến và phát triển trên khắp thế giới. Riêng Việt Nam hiện nay cũng có không dưới 60 phòng chụp nhận chụp hình cho trẻ em.
0 nhận xét:
Post a Comment