May 2014 ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 1

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 2

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 3

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

cách chọn lựa mua một túi đựng máy ảnh

Hầu hết các máy ảnh phổ thông Point-and-Shoot đều đủ nhỏ để nhét vừa túi hoặc ví của bạn mà không cần balo hay túi xách kềnh càng. Tuy nhiên, nếu bạn đầu tư một máy ảnh DSLR đắt tiền với nhiều phụ kiện rời kèm theo như ống kính, chân đế, sạc, thẻ nhớ,… chắc chắn bạn phải cần đến một chiếc túi lớn hoặc hộp đựng phụ kiện. Ngoài mục đích bảo vệ máy ảnh, chiếc túi còn thể hiện cá tính của một nhiếp ảnh gia.
Túi đựng máy ảnh hiện nay có rất nhiều loại, từ loại kích thước nhỏ dùng để đựng một máy ảnh DSLR cho đến loại kích thước lớn có khả năng chứa 5, 6 máy ảnh cùng lúc. Tùy mục đích và sở thích mà bạn chọn cho mình một chiếc túi đựng máy ảnh phù hợp, một vài gợi ý bên dưới chắc chắn sẽ hữu ích đối với bạn.

Túi cổ điển
Các loại túi mang phong cách cổ điển thường được làm bằng vải và có màu đậm hơn so với những loại túi khác, tạo vẻ sang trọng và lịch lãm cho những ai đeo nó.

Domke F-2 Ruggedwear Shooter là túi đa năng được thiết kế theo phong cách cổ điển, nó được làm từ vải tráng, có khả năng chứa hai bộ máy ảnh DSLR với nhiều ống kính rời. Hai túi tiện dụng bên ngoài cho phép bạn “nhét” thêm một vài thứ lặt vặt như khăn lau, nước uống,… Giữa các ngăn bên trong túi là miếng đệm êm ái giúp giữ cố định vị trí từng món đồ mà không làm trầy chúng. Domke F-2 Ruggedwear Shooter có giá 165 USD.


Nếu bạn muốn sở hữu một chiếc túi bền bỉ để sử dụng và nhường lại cho con bạn sau này, Billingham 335 Shoulder là sự lựa chọn hoàn hảo đáp ứng nhu cầu trên. Được làm từ vải chất lượng cao không thấm nước nên túi có khả năng vượt qua mọi thử thách của thời gian. Đáy túi bọc hai lớp vải êm có tác dụng giảm sốc cho các thiết bị bên trong khi đặt xuống đất, nắp đậy túi cũng làm bằng loại vải không thấm nước. Billingham 335 Shoulder có đủ không gian để chứa hai bộ máy ảnh DSLR cùng nhiều phụ kiện rời, giá 389 USD.


Trong trường hợp bạn muốn chọn một chiếc túi nhỏ gọn hơn nhưng vẫn mang phong cách cổ điển thì National Geographic Africa Shoulder chính là thứ bạn cần. Túi chỉ chứa được một bộ máy ảnh DSLR và phụ kiện, bên trong có nhiều túi nhỏ để chứa các vật dụng khác, ngoài ra còn có một túi rời để bạn đựng riêng máy ảnh. National Geographic Africa Shoulder có giá 178 USD.

Túi thể thao

So với các loại túi cổ điển thì túi thể thao trông có vẻ hiện đại hơn, thiết kế táo bạo hơn và có khá nhiều màu sắc cho bạn tha hồ lựa chọn.

Khi nói đến một chiếc túi đựng máy ảnh phong cách thể thao với kích thước nhỏ gọn, không thể tìm thấy túi nào tốt hơn Ari Marcopoulos. Túi có màu xám lông chuột, có dây đeo bản lớn, bên trong gồm nhiều ngăn có thể dùng để chứa một bộ máy ảnh DSLR kèm một ống kính rời, ngoài ra còn có túi lót giả lông đựng máy ảnh Point-and-Shoot, iPad và điện thoại di động. Ari Marcopoulos có giá 200 USD.


Crumpler là thương hiệu túi khá nổi tiếng và quen thuộc đối với người dùng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hầu hết các sản phẩm túi của Crumpler đều được thiết kế theo phong cách mạnh mẽ, và 5 Million Dollar Home cũng không là ngoại lệ. Túi có kích thước phù hợp với hầu hết các loại máy ảnh DSLR hiện nay, vừa đủ rộng để bảo vệ máy và một số ống kính, bạn có thể khóa túi bằng ngàm bấm hoặc miếng dán, cả hai cách đều không gây ra tiếng ồn khó chịu nhờ tính năng giảm thanh thông minh.


Đối với phụ nữ, đối tượng luôn muốn sở hữu những sản phẩm cầu kỳ, màu sắc sặc sỡ thì Camera Daypack là sự lựa chọn tốt. Túi được làm bằng sợi nylon tổng hợp có lót lưới đệm, gồm hai màu xanh hoặc tím, khoảng không gian bên trong túi chỉ vừa đủ để đựng một chiếc máy ảnh DSLR, một ống kính hay đèn flash rời, nhưng có đến năm túi phụ để đựng các vật dụng linh tinh của riêng “phái yếu”. Giá của Camera Daypack khá mềm, chỉ khoảng 60 USD.

Túi hạng nặng

Đối với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, số lượng máy ảnh mà họ mang theo mỗi lần tác nghiệp khoảng 5-6 máy là bình thường, chính vì thế những chiếc túi của họ cũng “hầm hố” không kém.

Mặc dù kiểu dáng khá thô, nhưng hiệu quả mà chiếc túi Tamrac 5617 Ultra Pro 17 mang lại thì không tệ chút nào. Các thiết bị bên trong túi sẽ được bảo vệ tối đa nhờ đệm xốp bao bọc quanh túi, dưới đáy túi còn được trang bị thêm miếng lót nhựa giảm sốc. Túi có khả năng chứa cùng lúc hai bộ máy ảnh DSLR, khoảng 5-6 ống kính rời và một máy tính xách tay 15 inch. Mặt ngoài túi còn có nhiều ngăn nhỏ để đựng các phụ kiện khác. Tamrac 5617 Ultra Pro 17 có giá 170 USD.


Nếu không thích kiểu túi đeo chéo, bạn có thể chọn chiếc túi đeo vai có kiểu dáng đẹp như Timbuk2 Snoop Camera Backpack. Túi không gian bên trong túi cho phép chứa hai thân máy ảnh DSLR, một vài ống kính rời và phụ kiện nhỏ. Đi kèm túi là một túi chống sốc nhỏ hơn dùng để đựng máy tính xách tay 17 inch. Bên ngoài túi có các lỗ thông gió giúp làm mát các thiết bị bên trong. Giá 149 USD.
 

Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ưa thích mạo hiểm, thường xuyên tác nghiệp trong rừng, dưới thác nước,… thì Lowepro DryZone 200 backpack là chiếc túi mà bạn nên để mắt đến. Túi được làm bằng vải không thấm nước, dây kéo TIZIP cũng không thấm nước, hạn chế tối đa tình trạng nhiễm nước làm hư các thiết bị bên trong túi. Giá 365 USD.
 
Tác giả bài viết: 

tiểu sảo cần thiết cho một nhiếp ảnh

8 kinh nghiệp khi chụp ảnh

1. Đừng ngại cắt cúp

8 điều nhỏ cần biết khi chụp ảnh
Rất nhiều tình huống phải bấm máy rất nhanh để giữ khoảnh khắc. Nếu canh đúng bố cục như ý trước khi bấm máy, nguy cơ mất khoảnh khắc rất cao, nhất là chủ thể chuyển động nhanh và liên tục. Vì thế, người ta thường bấm trọn chủ thể giữa khung đủ rộng để không mất khoảnh khắc, và lấy nét trung tâm thật sự là tỷ lệ sắc nét cao nhất.
Và, crop lại khung ảnh đúng bố cục theo ý là điều nhất thiết sẽ làm ở hậu kỳ ảnh. Như vậy, khi chụp ở hoàn cảnh như đã nêu, bạn mạnh dạn lấy nét giữa khung, chụp đủ rộng để lấy được chủ thể, và sau đó sẽ crop. Dĩ nhiên, kích thước ảnh sẽ giảm ít nhiều, nhưng bạn sẽ có ảnh theo ý.

2. Sử dụng nút AF-On

8 điều nhỏ cần biết khi chụp ảnh
Chúng ta bấm nửa nút chụp để lấy nét, nhưng hầu hết máy ảnh có một nút liên quan đến việc lấy nét rất hay là nút AF-On. Nút này nằm ở phía trên mặt sau của máy ảnh. Khi bấm nút này để lấy nét tự động, bạn sẽ không lo máy chụp khi lỡ bấm lấy nét bằng cách bấm 1/2 nút chụp.
Mặc khác, bấm nút chức năng này, máy sẽ không phải lấy nét lại mỗi lần bấm 1/2 nút chụp, khi đã canh đúng nét, bạn có thể khoá nét bằng nút AF. Trong rất nhiều tình huống nút AF rất hữu dụng.

3. Khẩu độ f/8

8 điều nhỏ cần biết khi chụp ảnh
F/8 là khẩu độ vàng! Khẩu độ tối ưu của một ống kính. Tại khẩu độ này, ảnh đủ mức mềm mại và chiều sâu trường ảnh đúng mức, đặc biệt với cảnh rộng. Dĩ nhiên, không phải là chỉ chụp với f/8, nhưng với ảnh phong cảnh, khung ảnh rộng, bạn hãy thử từ f/8.

4. Phơi sáng đúng và đủ

8 điều nhỏ cần biết khi chụp ảnh
Kỹ thuật phơi sáng tốt, bạn sẽ làm chủ thiết bị và kiểm soát đủ lượng sáng vào ống kính đến cảm quang, kết quả cho ra ảnh tốt hơn. Với máy ảnh số, bạn vẫn thấy thừa/thiếu ánh sáng vài khẩu độ là bình thường, hậu kỳ gia giảm vẫn như ý.
Nhưng kỳ thực vùng thừa/thiếu sáng sẽ mất chi tiết nhiều, độ chuyển từ vùng màu này qua màu khác không mềm mại, màu sắc giảm độ trung thực. Tập luyện cân chỉnh các thông số khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO thuần thục là điều nhất thiết.

5. Kỹ thuật chồng nét (Focus Stacking)

8 điều nhỏ cần biết khi chụp ảnh
Để tạo một bức ảnh có độ nét sâu, đặc biệt với ảnh tĩnh vật, sản phẩm hoặc macro, bạn đã chụp ở khẩu nhỏ nhất, độ nét chưa đủ sâu, bạn sẽ phải dùng kỹ thuật chồng nét.
Thực hiện bằng cách gắn máy ảnh cố định khung ảnh, đối tượng không chuyển động, chụp nhiều ảnh cùng khung với điểm nét mỗi lần chụp thay đổi từ điểm gần nhất và sâu dần cho đến hết đối tượng.

6. Đừng tham nhiều chi tiết

Có nhiều ảnh đẹp, nhưng tác giả giữ nhiều chi tiết trong khung ảnh quá, thành ra bức ảnh không tạo sự tập trung vào đối tượng cần nổi bật.
Một bức ảnh rối rắm! Thường thì người chụp hay tiếc những thành phần hay ho nào đó, nên không cắt cúp hay bố cục loại chúng đi. Bạn hãy tạo một bức ảnh đơn giản các thành phần ảnh, giữ những gì cần thiết muốn người xem tập trung vào nó.

7. Mirro lock-up

8 điều nhỏ cần biết khi chụp ảnh
Khi phơi sáng tốc độ chậm như phơi đêm chẳng hạn, bật chế độ mirror lockup, bấm nút chụp lần thứ nhất trên remote, màn trập mở và bấm nút chụp lần 2 thì khi đó máy ảnh bắt đầu chụp.
Thủ thuật này được sử dụng để tránh một tác động làm rung máy của màn trập khi bật lên, và bạn sẽ có bức ảnh đạt độ nét cao nhất. Tuy nhiên, một số máy không có chức năng này nhé!

8. Chỉnh sửa

Ngoại trừ thể loại ảnh không cho phép chỉnh sửa, còn lại việc chỉnh sửa ảnh là một việc làm thể hiện sự tôn trọng người xem và tôn trọng chính mình. Sự nâng niu chắt chiu một tấm ảnh từ khi chụp đến hậu kỳ trước khi chia sẻ là sự tôn trọng sự đam mê và tác phẩm của bạn.

Nguồn tin: nguoilaodong

Chụp ảnh cưới đẹp - Album cưới màu sắc tình yêu

Ngày cưới là những phút giây trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi người, là thời gian tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của bạn bên gia đình, người thân, bạn bè trong ngày trọng đại của chính mình. Chính vì vậy mà ai cũng mong muốn những khoảnh khắc này sẽ được lưu giữ một cách sống động vẹn nguyên như lúc ban đầu.
Tình yêu khi tiến tới hôn nhân là đã trải qua đủ sắc màu cay đắng ngọt bùi, là kết tinh của yêu thương trọn vẹn, của mong muốn được chia sẻ hạnh phúc bên nhau trọn đời. Có lẽ với những đôi uyên ương sắp cưới họ cũng đều đã nếm trải nhiều gia vị của tình yêu và cùng thề nguyện chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc bên nhau suốt cả cuộc đời.
Xem thêm: chụp ảnh cưới ở Hà Nội
Album cưới màu sắc tình yêu
Tình yêu chân thật luôn bắt nguồn từ con tim và hạnh phúc đích thực bắt đầu từ nhân cách của mỗi con người. Tình yêu có muôn vàn màu sắc: yêu thương, giận hờn, cãi vã, chia cắt, tha thứ… Tình yêu là món quà dành cho tất cả mọi người nhưng nắm giữ được tình yêu lại chỉ là phần thưởng cho những ai có trái tim rộng lượng, mạnh mẽ, thấu hiểu và biết sẻ chia.

Hạnh phúc là khi những gì ta nghĩ, những gì ta nói, và những gì ta làm đều hoà hợp với nhau.
Chụp ảnh cưới theo cách kể chuyện là lựa chọn phù hợp nhất cho những đôi sắp cưới muốn lưu lại những khoảnh khắc, kỉ niệm về tình yêu tuyệt vời của họ.

Với những ai sắp cưới, những ngày chuẩn bị đám cưới tuy mệt mỏi, nhiều lo toan nhưng lại là những ngày hạnh phúc trong đời. Những công việc cần làm thật sự rất nhiều: chụp ảnh cưới ở đâu, chọn trang phục cưới, chụp ảnh cưới để có một album ảnh cưới đẹp nhất, ý nghĩa nhất, lên kế hoạch tiệc cưới, chọn thiệp cưới, khách mời… nhưng niềm hạnh phúc luôn hiện hữu từ những việc nhỏ nhất như thế. Bởi đó là kết quả của tình yêu đôi lứa, là sự chuẩn bị cho lời hứa chăm sóc nhau suốt đời.


Chụp album cưới đẹp-chụp album cưới đẹp cho đôi bạn
Vì vậy, Zeenfocus studio sẽ mang đến cho đôi bạn trẻ có lại những khoảnh khắc đáng nhớ đó, để luôn mỉm cười và lạc quan trong cuộc sống, sẽ luôn tràn ngập hạnh phúc khi các bạn cùng ở bên nhau.

nắm bắt kỹ thuật về lấy nét

Kỹ thuật lấy nét nhanh và chính xác trong mọi tình huống là một trong những kỹ thuật không dễ trong nhiếp ảnh. Bài viết này sẽ giới thiệu một kỹ thuật gồm 2 phần để tăng hiệu quả việc lấy nét: sử dụng phím lấy nét phía sau thân máy và 'lấy nét rồi dịch khung'.

Phím lấy nét sau thân máy

Đầu tiên là cách thiết lập kỹ thuật này. Thường thì khi mới mua về, máy của bạn được cài đặt để lấy nét tự động khi ấn một nửa phím chụp. Tôi đã cài đặt lại để phím chụp ấy chỉ còn chụp, còn lấy nét sẽ là việc của một phím khác mà bình thường không dùng để làm gì. Có nhiều lý do để tôi làm như vậy. Thứ nhất tôi thích mỗi phím chỉ có 1 chức năng như người ta vẫn thường nghĩ hơn là việc kết hợp 2 chức năng trong 1 phím. Trong nhiều trường hợp, khi đã xác định được đối tượng, bạn chỉ cần chụp, mà không cần phải lấy nét lại từ đầu, nếu sử dụng phím 2 trong 1, khi ấn chụp 1 lần nữa, máy sẽ lại lấy nét nữa, chính quá trình lấy nét không cần thiết đó có thể khiến bạn lỡ khoảnh khắc đẹp.
Phím được thiết kế dành cho việc lấy nét thay cho phải bấm 1/2 phía chụp ở Canon 600D nằm ở phía sau thân máy. Tùy vào dòng máy của mình, bạn cũng có thể tìm được phím này với một biểu tượng hình * hoặc phím AF-ON nằm ở phía bên phải ống ngắm. Cách cài đặt đối với Canon 600D: Menu > Custom Functions (C. Fn) > Shutter/AE lock button > ...

Đối với máy Canon 5D Mark II thì phím AF-ON chính là phím cần tìm, còn với Canon 600D, bạn sẽ phải tìm phím *


Đây chỉ mới là một nửa của kỹ thuật. Việc thay đổi này chỉ đem lại một lợi ích là bạn có thể khóa nét đối tượng của mình dễ dàng hơn mà không cần phải khư khư tay giữa hờ phím chụp.

Lấy nét rồi dịch khung

Mỗi máy ảnh đều có một hệ thống điểm lấy nét của riêng nó, có thể nhìn thấy chúng khi đặt mắt vào ống ngắm. Bình thường chỉ có một điểm trong số chúng là điểm mà bạn đã chọn trước là điểm được lấy nét rõ khi dùng chức năng lấy nét tự động. Việc chúng ta cần làm ở kỹ thuật này là hãy để điểm lấy nét của bạn ở trung tâm màn hình. Việc lấy nét tại điểm trung tâm không có nghĩa rằng chúng ta chọn vùng nét của bức hình nằm ngay trung tâm. Tôi ngắm vào đối tượng và cũng lấy nét điểm cần được lấy nét ngay tại trung tâm ống ngắm, khóa nét bằng việc buông phím * ra và không đụng vào nữa, lúc này hệ thống lấy nét tự động không còn hoạt động, đối tượng đã nét rõ ràng, dịch khung máy ảnh tại chỗ để có bố cục thích hợp, sau đó chỉ việc bấm phím chụp.
Một điều nữa mà tôi muốn giới thiệu ở đây. Trên máy ảnh của mình, phím chụp khi ấn một nửa còn dùng để khóa đo sáng. Điều này rất có ích khi chụp ở chế độ Av (ưu tiên khẩu độ) hoặc Tv (ưu tiên tốc độ). Tôi đã cài máy ảnh để đo sáng cho khuôn mặt, và trong lúc lấy nét đôi mắt, tôi cũng khóa đo sáng bằng việc ấn một nửa phím chụp. Bằng cách đó, khi dịch khung, máy ảnh sẽ không thay đổi các thiết lập đo sáng.

Lợi ích của kỹ thuật

Lấy nét bằng phím phía sau thân máy sẽ rất tiện khi chụp ảnh sự kiện, thể thao, đám cưới, và bất cứ ai muốn chụp những hành động nhanh, di chuyển nhanh. Còn việc lấy nét rồi dịch khung là một kỹ thuật giúp bạn chụp nhanh hơn rất nhiều, bạn không cần phải tính toán xem đối tượng sẽ nằm ở vùng nào của ánh, mình cần phải lấy nét điểm nào, hơn thế nữa, bạn sẽ có thể sáng tạo nhiều hơn về bố cục khi nhìn đối tượng qua ống ngắm.
Cuối cùng, kỹ thuật này cũng chẳng hẳng hưởng đến việc bạn chụp ảnh liên tiếp. AI Serve Focus, hay Continous Focus vẫn dùng được bình thường.
Tuy nhiên, trong quá trình dịch khung, bạn phải cẩn thận nếu không chú ý khoảng cách, đối tượng của bạn sẽ bị out nét.

Tổng kết

Đối với tôi, những kỹ thuật nhắc đến ở phía trên đã trở thành một phần không thể thiếu khi chụp ảnh. Khả năng lấy nét nhanh và chính xác, lại có bố cục thích hợp là lợi ích cực kỳ lớn mà nó mang lại.
Tuy nhiên, mọi kỹ thuật nhiếp ảnh đều cần một khoảng thời gian để luyện tập và thuần thục. Và chỉ có trải nghiệm bạn mới biết bạn có thích nó hay không, nó có phù hợp với bạn không; nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn quen với việc lấy nét kiểu thông thường hơn. Nếu bạn đang muốn cái thiện khả năng lấy nét của mình, hãy thử trải nghiệm và kiểm chứng nhé!

chia sẻ kinh nghiệm chụp ngược sáng

Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có được những bức ảnh đẹp dù chụp trong điều kiện ngược sáng. Trong trường hợp muốn chụp ảnh ngược sáng, bạn nên lựa chọn chế độ Spot Metering (đo sáng điểm).

1. Thời điểm chụp ảnh

Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch ngược sáng
Thời điểm lý tưởng để chụp những bức ảnh ngược sáng là buổi sáng sớm khi mặt trời mới mọc hoặc buổi chiều muộn trước hoàng hôn – lúc trời vẫn sáng nhưng không quá gắt. Thông thường, vào mùa hè, bạn nên bắt đầu chụp ảnh trước 7h sáng và buổi chiều từ 4h30 – 6h30.

2. Chế độ đo sáng

Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch ngược sáng
Trong trường hợp muốn chụp ảnh ngược sáng, bạn nên lựa chọn chế độ Spot Metering (đo sáng điểm). Bằng cách này, máy ảnh sẽ đo ánh sáng trên chủ thể chính mà bạn định chụp và không bị “nhiễu” vì ánh sáng của cảnh vật xung quanh.

3. Nguồn sáng

Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch ngược sáng
Thông thường nếu nguồn sáng ở phía sau quá gắt, mặt của chủ thể thường bị tối hay bức ảnh bị sáng quá. Nếu muốn mặt của chủ thể sáng hơn, hãy để chủ thể đứng sau một cái cây và phía sau cái cây là ánh sáng mặt trời. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng một chiếc gương hay thiết bị hắt sáng.

4. Cài đặt máy ảnh

Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch ngược sáng
Để tạo nên bức ảnh ưng ý, bạn cần phải cài đặt máy ảnh. Việc cài đặt này tùy thuộc vào bạn muốn bức ảnh của mình như thế nào. Thông thường, nếu muốn kể một câu chuyện, bạn nên để khẩu độ nhỏ: f/22, f/16, f/11, khi đó tất cả quang cảnh xung quanh đều rõ ràng. Còn nếu muốn nhấn mạnh vào nhân vật chính, hãy để khẩu độ lớn: f/1.4, f/1.6, f/1.8, f/2.0…

5. Hiện tượng lóe sáng

Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch ngược sáng
Hiện tượng lóe sáng hay còn gọi là lens flare là một thuật ngữ quen thuộc khi chụp ảnh ngược sáng. Đó là những quầng sáng hay vòng ánh sáng thường xuất hiện khi bạn chụp ngược sáng.
Rất nhiều người thích dấu ấn này trên bức ảnh vì trông chúng rất lãng mạn. Tuy nhiên, nếu bạn không thích để lại những bóng lóe sáng này, bạn cũng nên để chủ thể đứng trước một cái cây hay vật thể che chắn khác để làm tản mất những vòng tròn sáng xuất hiện trong ảnh.
 
 

Nguồn tin: Sưu tầm

Chụp ảnh với ống kính góc rộng

Trong quá trình chụp ảnh và sử dụng thiết bị, một lúc nào đó chúng ta sẽ chạm vào thế giới ống kính góc rộng – wide-angle lens, thậm chí siêu rộng (UWA). Vậy có nên mua thêm ống góc rộng không, mua loại nào, mua rồi thì kỹ thuật sử dụng thế nào để bức ảnh không bị loãng, và thậm chí tăng thêm sức mạnh cho nội dung, sử dụng trong trường hợp nào; hình méo quá, làm sao đây..
Sau đây là những chia sẻ của cá nhân tôi.
[IMG]

Như thế nào là rộng?

Ống góc rộng (wide lens) là loại ống kính có chiều dài tiêu cự dưới 35 mm, nếu qui đổi trên hệ full-frame. Điều này đồng nghĩa với việc, khi sử dụng loại ống kính này, bạn sẽ có những bức ảnh với trường nhìn lớn hơn 55 độ. Ống cực rộng (ultra-wide lens) thường có tiêu cự trong khoảng 20 mm hoặc thấp hơn nữa. Đối với các máy crop frame (DX), tiêu cự ghi trên ống kính nhỏ hơn 24mm mới được coi là góc rộng do phải nhân với hệ số 1.5 hoặc 1.6 của sensor nhỏ hơn. Ống siêu rộng cho crop hiện nay cũng không hiếm lắm, với Canon EFS 10-20mm, sigma 10-22mm f4-5.6 (for Canon, Nikon), Tokina 11-16mm (for Canon và Nikon)… Bạn nào sử dụng ống kit 18-55mm thì tiêu cự góc rộng sẽ nằm trong dải từ 18mm đến 24mm.

Đầu tiên, xin giới thiệu về đặc điểm của ống góc rộng (siêu rộng):

- Méo hình - đặc biệt ở bốn góc, ống kính càng rộng thì càng dễ méo.

[IMG]


- Luật xa – gần (Perspective): Nhấn mạnh tỷ lệ kích thước hình ảnh, vật thể càng gần ống kính thì càng lớn và ngược lại. Điều này khiến cho khoảng cách các vật thể trở nên không thật – xa hơn nhiều so với thực tế, và các vật thể ở gần ống kính trở trên to lớn hơn.

[IMG]


- Độ sâu trường ảnh sâu rất lớn: ví dụ để khẩu f4 nhưng toàn ảnh vẫn có khả năng nét từ trước ra sau. (nhưng đừng bao giờ khép khẩu hơn F16 nhé).

- Khó kiểm soát Flare: flare là vấn đề cố hữu của lens siêu rộng. Do trường ảnh và chiều ngang của hình ảnh sắp chụp, các ánh sáng phản chiếu từ mặt mặt nước, các vật thể có thể phản chiếu ánh sáng… làm tăng hiện tương flare và có thể làm giảm contrast do có quá nhiều nguồn sáng.
[IMG]
- Hầu hết các lens góc rộng đều lấy nét nhanh, thậm chí một vài người còn sử dụng ống MF để lấy nét tay, do độ sâu trường ảnh đã nêu bên trên.Vậy đâu là những thủ thuật khi bấm máy với ống siêu rộng:

1) Đặt máy ngang (song song) với đường nằm ngang:

Một trong những đặc điểm của ống siêu rộng là làm méo đi vật thể ở rìa, có xu hướng kéo vật thể cao lên nếu đặt góc máy thấp. Do đó, hãy cố gắng đặt máy song song với đường nằm ngang sẽ giúp

bạn xử lý vấn đề này

[IMG]

2) Hãy sử dụng độ méo, độ phóng đại một cách chủ động.

[IMG]

3) Sử dụng DoF một cách linh hoạt:

Hai hình sau minh họa sự khác nhau của DoF khi sử dụng ống siêu rộng. Hãy tự đánh gia xem bạn thích tấm nào hơn nhe.

[IMG]












[IMG]

4) Sử dụng filter ND để cứu sáng bầu trời


[IMG]5) Tiến lại gần chủ thê để làm nổi bật chủ thể hơn nữa
[IMG]



6) Sử dụng các đường thẳng (hay đường mạnh) trong hình

[IMG]

7) Thêm người vào phong cảnh, để nổi bật ý tưởng đang thể hiện.

[IMG]
8) Sử dụng sự đặc biệt của bầu trời khi chụp bằng lens siêu rộng:

[IMG]


9) Chụp ảnh chính là kể chuyện, hay mang người xem vào câu chuyện của bạn
[IMG]

10) Xoay dọc máy đi nào
[IMG]