May 2013 ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 1

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 2

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 3

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

Leica giới thiệu X2 phiên bản dùng da thằn lằn

Leica X2 Yokohama chỉ được sản xuất giới hạn 30 chiếc và có giá khoảng 2.800 USD, tương đương gần 60 triệu đồng. 



Trong sự kiện khai trương cửa hàng mới tại khu trung tâm mua sắm Sogo, Yokohama, Nhật Bản, Leica đã công bố phiên bản đặc biệt của chiếc X2 với tên gọi Leica X2 Yokohama. Hãng máy ảnh Đức cho biết chỉ có 30 máy được sản xuất với giá 280.500 Yên (khoảng 2.800 USD). Máy sẽ được bán ra thị trường vào tháng 7 năm 2013.

Phiên bản đặc biệt được Leica thiết kế lại phần vỏ và dây quai đeo máy ảnh làm bằng da thằn lằn, giúp cho máy có vẻ bề ngoài sang trọng và độc đáo hơn. Các máy đều được đánh số thứ tự. 

003[1354083860].jpg
Chỉ có 30 máy được sản xuất. 

Thông số và các tính năng của chiếc X2 Yokohama không thay đổi nhiều so với phiên bản thường. Máy vẫn sử dụng bộ cảm biến lớn APS-C độ phân giải 16,2 megapixel, ống kính Leica Elmarit f/2.8 tiêu cự 2 4mm, độ nhạy sáng ISO tối đa 12.500 và có thể chụp liên tiếp từ 3 đến 5 hình mỗi giây. 

Trước đó, Leica cũng đã ra mắt một vài phiên bản đặc biệt của chiếc X2 với số lượng hạn chế như Leica X2 Paul Smith, hay Leica X2 White. 

Cách chèn hình ảnh xoay 360 độ vào Fanpage Facebook.


       Với sự phổ biến  của Facebook việc chèn nhạc, hay video youtube hiện nay không còn quá xa lạ đối với người dùng thế nhưng đối với công nghệ xoay 360 độ đó lại là thách thức lớn đối với người sử dụng phổ thông. 



 Vì thế, với mục tiêu giúp các bạn đam mê loại hình chụp ảnh panorama và công nghệ xoay 360 độ này có thể dễ dàng chia sẻ cho bạn bè trên facebook . Mình sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn phương pháp chèn hình xoay 360 vào Facebook page.

  Các bạn vui lòng truy cập ứng dụng sau của Face Static HTML tabs. (xem demo tại)
Apps static html tabs
Bấm vào Add Static HTML to a page

Lựa chọn trang Face bạn muốn chèn

Chèn đoạn code sau đây vào phần Index HTML;

<html>
  <body>
<div class="preview">
<div class="html5 360_preview_box">
<div class="clear"></div>
<div class="clear"></div>
<div class="html5 note">
<div class="clear"></div>
                          <h1>&nbsp; &nbsp;  <br><br></h1> <center><div id="prv-fl-bl-cust"></div><iframe height="600" frameborder="0" scrolling="no" class="body" style="width:980px;" src="http://bunvalauv.com/virtualtour/index.html" marginwidth="0" marginheight="0" scrolling="yes" resize="0"></iframe></center><br> </div>
</div>
</div>
  </body>
</html>

Thay đoạn link màu đỏ bằng link hình chụp 360 bạn cần chèn.
Bạn sẽ có kết quả sau.


Bấm publish và save.
Hình ảnh 360 sẽ hiện trên các thanh ứng dụng của page.

Chúc các bạn thành công nhé! 



4 cách để Bokeh đẹp hơn

Khi bạn làm chủ độ sâu trường ảnh (dof), tức là bạn đang chọn đối tượng của mình nổi bật lên trong hậu cảnh hoặc tiền cảnh… Và, có đôi khi, bạn làm cho hậu cảnh, tiền cảnh mờ nhòe đi càng mịn càng tốt. Thế nhưng, có người không luôn làm mờ mịn hậu cảnh mà làm chủ dof để tạo bokeh đẹp.


Bokeh là phần ảnh không tạo độ tập trung cho người xem ảnh. Nhưng, nó làm tăng độ thẩm mỹ cho ảnh, gợi lên một ý tưởng cho ảnh, tạo không gian cho đối tượng cần nổi bật. Có 4 kỹ thuật cơ bản để cải thiện bokeh.


1. Điều chỉnh dof


[IMG]
Ảnh Niceman/David Liu - cbsvn photo

Vì Bokeh là phần mờ của khung ảnh, chính nó trực tiếp liên quan đến độ sâu trường ảnh, là phần ảnh nằm ngoài khu vực lấy nét khi chụp. Khi bạn chụp với khẩu độ lớn (chỉ số f lớn) với tốc độ nhanh thì độ sâu trường ảnh cạn, hậu cảnh mờ nhòe không rõ nét. Độ dài tiêu cự càng ngắn thì độ sâu càng nhiều. Như vậy, kiểm soát độ sâu trường ảnh ngoài việc làm chủ khẩu độ, còn bị ảnh hưởng bởi tiêu cự ống kính. Khoảng cách chụp từ ống kính đến điểm lấy nét càng dài thì độ sâu ảnh càng lớn.

Vậy, thay vì thông thường ta mở khẩu, tăng tốc độ, chụp với tiêu cự ông kính dài… để xóa mờ tiền cảnh, hậu cảnh, thì để tạo bokeh đẹp, bạn nên làm chủ tiền cảnh hậu cảnh đó ở mức đủ chi tiết theo ý muốn. Chụp cô dâu chú rễ ở một cảnh tuyệt đẹp như đồi cát hay thác nước, nhưng khi làm ảnh thì không nhận ra hậu cảnh là gì nữa. Thật tiếc! Tạo một bokeh đẹp với việc xác định đúng độ sâu dof ảnh hơn là lúc nào cũng xóa mịn hậu cảnh.

2. Chọn ống kính thích hợp

[IMG]

Độ mở (khẩu độ) của ống kính là một nhóm các cánh thép tạo thành một vòng tròn hoặc bát giác, qua đó ánh sáng đi tới cảm biến của máy ảnh. Người ta thường thích cửa khẩu đó hình tròn hơn hình bát giác. Nhiều ống kính đắt tiền sử dụng nhiều lá lúa thép đó để tạo hình tròn hơn. Có khi họ dung lá thép hình lưỡi để tạo hình tròn. Vậy, khi chọn mua ống kính, bạn nhớ xem kỹ cửa khẩu này để chọn cho phù hợp.

3. Tạo Bokeh bằng phụ kiện bên ngoài

[IMG]

Bộ kit bokeh này rất thông dụng đối với nhiều nhiếp ảnh gia. Đó là các miếng cắt hình dạng khác nhau gắn vào trước ống kính. Hình dạng được cắt sẽ tạo hình ánh sáng trong bokeh ảnh. Đây là một sáng tạo hấp dẫn, tuy nhiên không nên lạm dụng. Để tạo hiệu ứng này, bạn lấy một miếng giấy màu đen, khoét lỗ bằng đồng xu, dán vào đầu ống kính. Chú ý là lỗ cắt phải chính xác giữa ống kính. Và, khi đó, hình ảnh bokeh phụ thuộc vào sáng tạo của bạn.

[IMG]

[IMG]

4. Kết hợp tiền cảnh với hậu cảnh


Ảnh Shermeee

Những bức ảnh quyến rũ người xem là những bức ảnh mang tính bất ngờ lớn. Tiền cảnh sắc nét kết hợp với phần hậu cảnh mờ tạo nên một khung ảnh đầy sáng tạo, người xem không thể đoán trước. Hiệu ứng này thường được các nhiếp ảnh gia đám cưới áp dụng, khi đặt cô dâu gần ống kính rõ nét, chú rễ mờ ảo trong hậu cảnh. Nếu sáng tạo làm cho sự tương tác giữa tiền cảnh và hậu cảnh càng gắn kết thì ảnh càng có tính hấp dẫn.

Canon 70D ra mắt với công nghệ lấy nét hoàn toàn mới

Một lời khuyên chân thành cho những ai đang có ý định muốn mua một chiếc DSLR của Canon, hãy chịu khó chờ đến cuối tháng 07 hay đầu tháng 08 này đi. Lí do là bởi vì thời điểm này là lúc hãng sản xuất máy ảnh lớn nhất thế giới cho ra mắt một chiếc DSLR, với công nghệ cũng hứa hẹn là mới hoàn toàn. 



Danh tính của mẫu máy ảnh bí ẩn tới đây được hầu hết các trang tin khẳng định sẽ là chiếc Canon EOS 70D - người kế nhiệm của mẫu DSLR tầm trung EOS 60D. Nghe nói máy đã được phân phát đến một số nhiếp ảnh gia thân thiết với Canon. Dự tính máy khi ra mắt sẽ được bán với giá khoảng 1200 USD.

Tuy vậy thứ mà sẽ khiến rất nhiều người chú ý đến lần ra mắt sản phẩm mới lần này của Canon sẽ là một thứ vô cùng đặc biệt - hệ thống AF với công nghệ hoàn toàn mới do chính hãng sản xuất máy ảnh này phát triển. Cụ thể công nghệ này là gì và tên gọi của nó thì vẫn chưa được tiết lộ, nhưng chắc sẽ tiên tiến hơn rất nhiều so với các hệ thống lấy nét tự động hiện tại. Có thể là cải tiến khả năng lấy nét chuyển động khi quay phim chăng.

Thôi thì đây mới chỉ là tin nhá hàng, cùng chờ xem Canon có chứng tỏ cho người dùng thấy bỏ tiền ra mua sản phẩm của mình là xứng đáng không nhé.

Dưới đây là thông số kĩ thuật dự tính của Canon EOS 70D khi ra mắt:

  • 18Mp Sensor (giống 100D)
  • DIGIC VI
  • 6.5fps
  • SD Card
  • Wifi
  • GPS
  • Màn hình 3.2″ LCD cảm ứng (chắc có xoay lật)
  • Bộ khung magie
  • Chống thời tiết
  • Bự hơn 60D một chút

Thân gửi Canon/Nikon/Panasonic, việc cài firmware tùy chỉnh có làm mất bảo hành hay không?

Trang DIYPhotographer.net mới đây đã gửi thư đến ba hãng CanonNikon và Panasonic để hỏi xem liệu việc cài đặt firmware tùy chỉnh (customer firmware) vào những máy ảnh của các hãng này có làm mất bảo hành hay không. Ba thiết bị được DIYPhotographer.net hỏi thăm là Canon EOS 5D Mark II, Nikon D7000 và Panasonic GH2. Nói ngắn gọn, câu trả lời từ bộ phận hỗ trợ của ba công ty như sau: Canon là không, Nikon và Panasonic là có mất bảo hành. Phần nội dung chi tiết hơn mời các bạn cùng đọc xem bên dưới.




Canon

Hiện nay có một bản firmware tùy chỉnh thường được người chơi máy Canon sử dụng đó là Magic Lantern vì có nhiều tính năng nâng cao phục vụ cho việc quay phim, đồng thời cung cấp các tùy chọn hiển thị để việc sử dụng máy được dễ dàng hơn firmware mặc định từ hãng. Ngoài ra còn có firmware CHDK và nó áp dụng được cả cho một số máy compact lẫn DSLR. Câu trả lời của Canon về việc cài những bộ phần mềm này như sau:

Email phản hồi đầu tiên từ Canon:

Thực chất thì email này vẫn chưa rõ ràng lắm, thế nên DIYPhotographer.net gửi thêm một email nữa:
Và Canon trả lời như sau:
Nói tóm lại, Canon sẽ bảo hành cho bạn dù cho máy của bạn có cài firmware tùy chỉnh hay không miễn là lỗi đó do chính nhà sản xuất, không phải do việc sử dụng firmware gây ra.

Nikon

Nikon thì có firmware tùy biến được nhiều người biết đến với tên gọi StarWars. Câu trả lời của Nikon thì đơn giản hơn Canon, hãng không nói gì nhiều và chỉ gửi email phúc đáp như sau:

Panasonic

Các máy Panasonic Lumix có một cộng đồng chỉnh sửa và hack firmware tại địa chỉ http://www.personal-view.com, ngoài ra còn có công cụ PTool. Khi hỏi về vấn đề bảo hành, DIYPhotographer.net cho biết họ phải đợi tới ba ngày và ba email khác nhau mới nhận được một câu trả lời chính xác từ Panasonic. Nội dung của bức thư đó như sau:

Phân tích

Như vậy, với Canon, chúng ta có thể an tâm rằng nếu lỗi đúng là của nhà sản xuất thì họ sẽ sửa cho bạn dù cho bạn đang chạy firmware nào đi chăng nữa, còn những lỗi do firmware tùy chỉnh gây ra thì hãng vẫn sẽ sửa nhưng có tính phí. Với Nikon và Panasonic thì mọi chuyện không dễ dàng như thế. Theo những email phản hồi trên thì nếu camera của bạn gặp lỗi do nhà sản xuất nhưng bạn đang cài firmware không chính chủ thì bạn sẽ ngay lập tức mất bảo hành.

Vậy động thái của Nikon và Panasonic có lý hay không? Câu trả lời thật sự không cố định và mỗi người sẽ có cách nhìn khác nhau. Ví dụ, Nikon và Panasonic làm sao biết được bạn đã cài thứ gì vào máy của họ, và liệu thứ đó có an toàn hay không? Hãy thử tưởng tượng nếu như một tính năng của firmware cho phép nó toàn quyền kiểm soát màn trập, và một thao tác sai lầm khiến màn trập hỏng thì rõ ràng đây không phải là do lỗi của nhà sản xuất. Chính vì vậy không thể bắt họ bảo hành cho bạn. Mặc dù khả năng xuất hiện các tính năng như trên là không cao, và cũng chả ai bỏ vào firmware tùy chỉnh làm gì nhưng nó cũng là ví dụ tốt cho thấy vì sao các hãng thường từ chối nếu bạn cài firmware ngoài vào máy. Thực trạng này không phải chỉ có ở lĩnh vực máy ảnh mà bên điện thoại di động hay thậm chí máy tính cũng tương tự như vậy (các hãng từ chối bảo hành nếu root máy Android, Apple từ chối bảo hành nếu jailbreak...)

Mặt khác, nếu như bạn bị một lỗi phần cứng khi dùng firmware tùy chỉnh và đã quay trở về firmware gốc nhưng vẫn chưa khắc phục được thì đây dường như là lỗi của hãng. Nếu hãng từ chối bảo hành, 100% bạn là người chịu thiệt vì phải bỏ tiền tui ra sửa chữa. Bạn cũng khó có thể buộc tội những người làm firmware bởi vì thông thường, họ đã cảnh báo bạn tự chịu trách nhiệm về hành động của mình rồi.

Lưu ý: những thông tin trên đây mang tính chất tham khảo vì nó được hỏi và đáp ở nước ngoài. Mình sẽ cố gắng liên hệ với bên hỗ trợ của ba hãng này ở Việt Nam xem họ hồi đáp như thế nào.


Nguồn: DIYPhotographer.net

Vui vẻ cho mượn máy chụp hình, ảnh đoạt giải rồi cãi nhau

Câu chuyện ông Hài đưa máy chụp hình kêu ông Tâm chụp giùm tấm ảnh, xong rồi ông Hài cho ông Tri mang ảnh đi dự thi, đoạt giải, và gây ra vụ tranh cãi lùm xùm đang đi đến kết quả êm đẹp.





Bức ảnh Lễ hội khất thực đề tên tác giả Đỗ Văn Tri đoạt huy chương vàng (trái) và bức ảnh cùng tên của ông Nguyễn Xuân Hữu Tâm (phải)
Tại cuộc họp ngày 25-5 giải quyết khiếu nại tác quyền bức ảnh đoạt huy chương vàng (HCV), ông Nguyễn Hữu Hài quyết định “tặng luôn” bức ảnh cho ông Nguyễn Xuân Hữu Tâm “vì ảnh này là một kỷ niệm buồn với tôi”. Ông Tâm cũng đồng ý không tiếp tục khiếu nại. Chủ tọa tuyên bố sẽ đề nghị Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN quyết định hủy HCV tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Bắc miền Trung 2013. Ông Nguyễn Hữu Hài và ông Đỗ Văn Tri với hành vi cho và nhận ảnh cũng đối diện với một mức kỷ luật nào đó 
Tuy nhiên, cuộc họp chưa thể hiện được nội dung quan trọng là tác quyền bức ảnh ấy được phân định như thế nào theo nguyên tắc pháp lý. Nhiều người chú ý đến nội dung này vì đây gần như là trường hợp đầu tiên tranh cãi quyền sở hữu trí tuệ “tay ba” như vậy.
Ông Nguyễn Xuân Hữu Tâm cho rằng phải trả lại quyền tác giả cho ông vì ông là người bấm máy. Ông Đặng Việt Hùng (ban kiểm tra Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên - Huế) cũng đồng ý là lao động sáng tạo nên bức ảnh phải xuất phát từ ý tưởng và bàn tay bấm máy, cho nên bức ảnh đương nhiên phải thuộc về ông Tâm. Trong khi đó, nhiều ý kiến khác lại nghiêng về ông Nguyễn Hữu Hài. Ông Nguyễn Tâm Hành (thành viên ban kiểm tra) quả quyết: “Tôi tin 2/3 hội viên đồng ý bức ảnh là của ông Hài, vì giúp đỡ nhau trong hội là chuyện thường”. Ông Phạm Văn Tý (chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên - Huế) thậm chí còn ngụ ý “trách cứ” ông Nguyễn Xuân Hữu Tâm, rằng cách chơi của các nghệ sĩ nhiếp ảnh lâu nay giúp đỡ nhau một cách trong sáng, rất vô tư và thường không để bụng, chứ chưa nói đến chuyện khiếu nại...
Điều này cho thấy các bên liên quan và thành viên cuộc họp vẫn phân tích theo cảm tính, trong khi theo GS.TS.LS Nguyễn Vân Nam, vụ việc trên chính là một quan hệ có nội dung sở hữu trí tuệ, được điều chỉnh bởi khoản 2, điều 39, Luật sở hữu trí tuệ 2005 của VN: “Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại điều 20 và khoản 3 điều 19 của luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Theo đó, ông Hài là người đã giao máy cho ông Tâm chụp, tức là ông Hài giao kết với ông Tâm để làm ra tác phẩm là bức ảnh (sau đó ông Hài chuyển cho ông Tri). Theo Luật sở hữu trí tuệ, ông Tâm có quyền tác giả nhưng chỉ có quyền nhân thân, và trong các quyền nhân thân, ông Tâm không có quyền “công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm” (khoản 3 điều 19), mà quyền này đã được chuyển cho ông Hài (như khoản 2 điều 39 quy định). Còn ông Hài có toàn bộ quyền tài sản (quy định tại điều 20) đối với bức ảnh, và cả quyền “công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm”.
Như vậy là đã rõ: bức ảnh do ông Đỗ Văn Tri nhận từ ông Nguyễn Hữu Hài đưa đi dự thi và đứng tên Đỗ Văn Tri là không đúng, vì quyền đứng tên (kể cả bút danh) trên tác phẩm này vẫn thuộc ông Nguyễn Xuân Hữu Tâm. Ông Tri chỉ có quyền (từ ông Hài chuyển cho) công bố bức ảnh này, và các quyền tài sản đối với bức ảnh như: a) Làm tác phẩm phái sinh. b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng. c) Sao chép tác phẩm. d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác. e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Đây là một kinh nghiệm chung, có thể gợi ý cho những hoạt động sáng tác có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ về sau.

Nikon và Canon: Chọn lựa nào cho người dùng Việt?


Hai cái tên Canon và Nikon hầu như không còn xa lạ với bất cứ người yêu nhiếp ảnh, ngay cả với những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, vẫn luôn có một câu hỏi rằng, giữa hai “đại gia” của làng máy ảnh này thì ai hơn ai? Bài viết này sẽ phân tích sơ lược vấn đề này.

Trước hết, tôi xin nói sơ qua về lịch sử của Nikon và Canon. Nikon phát triển từ một công ty chuyên sản xuất các loại ống nhòm có lăng trụ siêu nhỏ, khởi sự từ năm 1917 và với cái tên ban đầu là Nippon Kogaku K.K, sau đó công ty này mở rộng ra lĩnh vực sản xuất kính thiên văn, kính hiển vi, dụng cụ đo lường, dụng cụ nghiên cứu và ống kính camera. Năm 1932, công ty Nippon Kogaku K.K được chính thức gọi là Nikkor, hãng cũng được công nhận là thương hiệu của ống kính camera. Năm 1946, người dùng chính thức biết đến Nikon là thương hiệu sản xuất máy ảnh, riêng với thương hiệu Nikkor thì vẫn được quen gọi cho các dòng ống kính.
Canon thì xuất hiện trễ hơn, năm 1933, xuất hiện dưới hình thức của “phòng thí nghiệm các dụng cụ quang học” Canon là công ty chuyên nghiên cứu máy ảnh có chất lượng. Một năm sau đó, công ty này đã có chiếc máy ảnh đầu tiên mang tên Kanwon. Năm 1947, công ty chính thức đổi tên là Canon sau khi máy ảnh Canon SII được giới thiệu.
Nikon vs. Canon: Cuộc chiến không hồi kết?
Cả Nikon và Canon đều có những thành tựu nhất định. Ở thị trường Mỹ, Nikon là hãng máy ảnh được ưa chuộng nhất, như chúng ta cũng biết, thị trường Mỹ vốn rộng lớn và sức mua rất mạnh. Market Insight Corporation, một công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ, đã cho biết người tiêu dùng nước này sẵn sàng bỏ tiền ra để mua máy ảnh vỉ thương hiệu của nó. Cuộc khảo sát của Market Insight Corporation dựa trên số liệu của 26.000 người truy cập vào trang web MyProductAdvisor từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2011. Và kết quả, Nikon là tên tuổi mà người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều tiền để có được sản phẩm của hãng này, theo sau đó là Canon.
Đó là ở thị trường Mỹ, còn ở thị trường Việt? Hiện tại chưa có nhiều cuộc khảo sát chính thức để cho biết con số những máy ảnh của Canon và Nikon được bán ra. Nhưng dựa theo những gì mà người dùng đưa ra ý kiến trên các forum nhiếp ảnh hàng đầu như vnphoto, xomnhiepanh, dựa theo các kinh nghiệm của những người đã sử dụng máy ảnh lâu năm, chúng ta có thể biết được phần nào bộ mặt của thị trường máy ảnh, mà đại diện là cuộc chiến của Nikon và Canon.
Nikon và Canon vẫn là sự chọn lựa khó khăn cho người dùng Việt.
Một thành viên và cũng là người điều hành của diễn đàn hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam đã cho biết ý kiến khi gặp một cuộc thảo luận về chất lượng của Nikon và Canon: “Sẽ không thể nói máy nào chụp đẹp hơn máy nào đâu, vì hãng máy ảnh nào cũng có thị phần riêng, và họ cũng đều muốn làm khách hàng hài lòng cả thôi. Có người thích Nikon sẽ nói D200 hay D80 đẹp hơn, nhưng có người khác lại thích Canon hơn, và cho rằng 30D, 400D tuyệt vời hơn.”
Trong giới báo chí, các phóng viên vẫn thường dùng Canon. Đây là kết quả của một cuộc thăm dò từ Số Hóa, kết quả này cho thấy: Mặc dù chưa phải là máy ảnh thuộc dòng tiên tiến nhất, độ phân giải không phải hàng “siêu cấp”, nhưng Canon 1D Mark II và Mark II-N vẫn là hai model được phóng viên nhiếp ảnh Việt Nam ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, để đầu tư cho hai dòng máy ảnh trên thì số tiền bỏ ra không nhỏ chút nào!
Canon EOS 1D Mark II
Ngược lại, trong giới nhiếp ảnh đám cưới, những người chụp ảnh cưới thì phần đông sẽ dùng Nikon. Không kể đến thành thị, đa phần các vùng tỉnh, các thợ chụp ảnh vẫn thích dùng Nikon hơn, đơn giản vì như nhiều người vẫn cho biết: Nikon rất biết “nịnh” màu. “Chất lượng màu ảnh, nhất là trên da, sẽ “khác đi một chút và đẹp hơn một chút” so với thực tế, điều này làm người chụp ảnh và người được chụp cảm thấy thích thú” – Anh Lê Sơn, một nhiếp ảnh gia lâu năm đang hoạt động trong lĩnh vực chụp ảnh cưới cho biết. Một lý do khác, người dùng Việt cảm thấy “thích” Nikon vì đơn giản là các dòng ống kính phổ thông của hãng này có giá rẻ hơn so với Canon.
Màu sắc da trên ảnh cưới vẫn luôn là yếu quyết "ăn tiền" nhất.
Xét về mức phong phú cho cả máy ảnh và ống kính, Canon vẫn nhỉnh hơn Nikon mặc dù ra đời muộn hơn. Canon vượt mặt Nikon với số lượng 70 triệu ống kính được bán ra, trong khi đó Nikon ở mức thấp hơn, 65 triệu. Con số này cũng nói lên mức độ thịnh hành của máy ảnh Canon. Tuy nhiên khi xét đến thị trường Việt Nam thì không chính xác, vì đây là con số chung. Mặc dù vậy, đối với những ai trọng số lượng và “theo đám đông” thì có thể rút ra kết luận, Canon tốt hơn Nikon! Tất nhiên, điều này không chắc chắn được.
Để kết, mời bạn đọc tham khảo phần so sánh giữa Nikon và Canon từ một website chuyên đánh giá máy ảnh, Dpreview:
-Nikon có kinh nghiệm nhiều hơn về phần “CƠ”, các kinh nghiệm tích lũy được từ một thời sản xuất các máy cơ luôn vượt trội hơn các đối thủ. Cùng một đằng cấp máy thì máy Nikon luôn nhỉnh hơn một chút về tính chắc chắn, lớp phủ, chống nước và bụi, hình dáng cũng bắt mắt hơn. Thế nhưng Canon lại vượt trội hơn về “ĐIỆN TỬ”, các máy Digital thời nay lại ngả sang hướng này
-Nikon không tự sản xuất cho mình sensor, trái tim của máy mà phải nhờ SONY, trong khi đó Canon do đủ sức mạnh tài chính và kĩ thuật đã tự nghiên cứu các sensor cho riêng mình theo ý của mình. Kết quả là đã làm một cuộc cách mạng cải tiến con CMOS từ vị trí thua thiệt trở thành tốt nhất hiện nay vượt qua con CDD (sáng kiến và kĩ thuật làm các “thấu kính” nhỏ hội tụ ánh sáng vô các con sensor, cách tính toán bù trừ để loại bỏ nhiễu gây ra do các mạch bổ trợ) điều này khiến các đối thủ phải quay lại nhìn nhận con CMOS.
-Nikon lúc trước chỉ ngắm vào hàng cao đến nay thì lại buông rơi hàng cao mà chỉ làm hàng thấp giá rẻ trong khi Canon lúc nào cũng trải rộng các sản phẩm từ thấp đến cao, chứng tỏ khả năng vượt trội của công ty trong vấn đề sản xuất, phân phối và quản lý.
-Các kỹ thuật cao nhất luôn được Canon dẫn đầu, máy EOS 1DS luôn đứng đầu từ lâu, con EOS 1D mark III lại mới ra với kĩ thuật mới trong khi Nikon luôn im hơi lặng tiếng, chịu thua đối thủ. Ta tuy không mua những máy hàng cao nhất đó, nhưng đó chính là những bước tiên phong để sau đó áp dụng cho các hàng thấp hơn, cũng như các kĩ thuật trong xe đua thể thức 1 giờ được áp dụng rộng rãi cho các xe thường.
-Canon nắm được tầm quan trọng của kích thước các pixels cho ra chất lượng ảnh chụp hơn là chạy theo số lượng pixels và áp dụng cụ thể chính sách này trong vấn đề sản xuất của mình, hiện nay Nikon không hề có một con full frame nào cả.
-Nikon khi sản xuất hay có chính sách thêm thắt nhiều thứ đồ chơi, hình dáng bắt mắt để thu hút khách hàng, trong khi Canon lại quan tâm hơn tính thực dụng, performance, tính dễ xài, đơn giản nhất là hiệu quả nhất, khi xài máy canon tôi mới hiểu điều này và thật sự thích nó, hồi trước ưa tính “bặm trợn” của máy nikon hơn vì trông “pro” hơn.
-Ống kính thì gần ngang ngửa nhau, Nikon nhỉnh hơn ở hàng wide thì canon mạnh hơn hàng Tele, tuy nhiên nhìn lại thời gian gần đây thì canon cho ra các ống kính mới nhiều hơn, updat nhanh hơn trong các kĩ thuật mới và sản xuất nhiều loại ống kính hơn, giá cũng mềm hơn cùng một chất lượng.

Canon đang phát triển cảm biến ảnh 3 lớp giống như Feveon của Sigma?

Bạn còn nhớ chiếc máy ảnh Sigma DP3 Merill chứ, mẫu máy có cảm biến Foveon 3 lớp phân giải 46Mp? Ừm nhờ sự cải tiến độc đáo đó mà chất lượng ảnh của Merill được rất nhiều người tác dương. Và có vẻ như sự thành công đó đã khiến Canon cũng phải để ý, khi một bằng sáng chế của hãng vừa mới được đăng kí gần đây có liên quan đến việc phát triển loại cảm biến 3 lớp tương tự như của Sigma. 




Theo đó, mẫu cảm biến ảnh mới của Canon sẽ có kết cấu 3 lớp cảm biến nằm chồng lên nhau để lọc các dải màu khác nhau khi thu nhận ánh sáng. Điều này giúp cho việc xử lí hình ảnh được hiệu quả hơn các cường độ ánh sáng và dải màu khác nhau sẽ được xử lí độc lập, mang lại kết quả tốt hơn. Kết quả là máy ảnh sẽ cho ra những tấm hình chất lượng tốt hơn, có độ nhạy sáng cao hơn và DR rộng hơn.

Có vẻ như sắp có thêm một cuộc cách mạng mới cho ngành công nghiệp máy ảnh rồi đây. Hệ thống cảm biến 3 lớp hoàn toàn mới chứ không còn chỉ là những kiểu thay đổi thiết kế nhỏ nhặt như trước kia nữa.

Không biết Canon sẽ ra mắt sản phẩm này khi nào trong tương lai và trên mẫu máy nào, nhưng mình nghĩ chắc là còn lâu và cũng sẽ chỉ xuất hiện trên các mẫu DSLR cao cấp như 5D hay 1D gì đấy.

Ảnh chụp toàn cảnh trên không 360 độ ở Singapore


Nếu cách đây vài năm  chụp ảnh 360 độ  còn khá xa lạ và ứng dụng nó dành cho các mục đích thực tiễn ít, thì hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và phần mềm.

Nó đã nâng công nghệ 360 lên một tầm cao mới. Bây giờ, công nghệ 360 không chỉ là những sản phẩm chụp ảnh xoay thông thường mà bao gồm các loại hình khá thú vị như video xoay 360 độ hay chắp cánh cho nó bay lên những bầu trời xa mở ra những góc nhìn mới và thú vị cho chúng ta khám phá qua phương pháp chụp hình toàn cảnh trên không 360 độ ( Air Pano 360)


   Hôm nay, Hãy cùng du lịch với chụp ảnh 360 tới đất nước Singapore xinh đẹp qua công nghệ chụp hình trên cao 360 nhé!
  Singapore ngày nay được gọi là " Thành phố sư tử" được dịch từ tiếng mã lai cổ. Theo truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ mười ba một vị hoàng tử đã thấy một con thú lông vàng, đầu đen, cổ trắng và di chuyển rất nhanh và ngài đã đặt tên cho thành phố kể từ đó.
 Cho đến năm 1960 Sin vẫn là một nước khá nghèo phải nhập khẩu nước ngọt và vật liệu xây dựng thế nhưng với sự bùng nổ kinh tế và hiện tượng thế kỉ  20  dưới sự dẫn dắt tài tình của thủ tướng Lý Quang Diệu Singapore đã trở thành trung tâm tài chính thương mại của thế giới.
  Không dông dài nữa các bạn hãy cùng mình chiêm ngưỡng loạt ảnh đẹp đến ngây người này nhé!



(Các bạn nhớ click để xem ảnh lớn nhé)

Cảnh công viên trên không tại Sin

 Ảnh panorama dạng hình cầu thành phố 
 Ảnh chụp từ một building
 Hồ bơi trên cao tại 
 Các khu nghỉ dưỡng và cảng tại thành phố
Ngắm nhìn Singapore về đêm.
Nguồn Air pano

Ngâm nước, bùn, rơi đập và cháy thì Nikon D3s vẫn sống khỏe

Những chiếc DSLR cao cấp thường được các hãng sản xuất với độ bền rất cao. Ừ thì ai mà biết được người dùng sẽ vác máy đi đến nơi hoang dã nào, thế nên những chiếc máy ảnh này cũng cần phải trang bị những khả năng chống chịu các tình huống tai nạn xấu nhất và kinh hoàng nhất. Ví dụ như chiếc Nikon D3s này. 



Xin đừng thấy bị sốc khi nhìn thấy bức ảnh phía trên, vì đó chỉ là một phần mà những nhân viên tại trang web Pixelistes làm với chiếc DSLR của Nikon. Trang web tiếng Pháp này đã có những bài thử nghiệm độ bền kinh khủng nhất dành cho chiếc D3s, đẩy nó đến những giới hạn chịu đựng mà thậm chí con người chúng ta còn phải chào thua.

Dưới đây là những bài thử nghiệm độ bền mà chiếc Nikon D3s phải trải qua

Đầu tiên, các lão ấy cho máy đi tắm và vừa tắm vừa chụp ảnh.

Sau đó họ thử nghiệm chiếc máy với bùn đất, vứt chiếc D3s (có gắn vào tripod) xuống một vũng bùn lầy.

Và hình như chưa đủ sức điên khùng, Pixelistes bỏ nó vào một chậu nước, đúng nghĩa nhúng nước luôn rồi cho vào ngăn đá.



Và rồi đem đi đốt với giấy lộn.

Kết quả ra sao? Chiếc Nikon D3s vẫn sốt sóng sau ngần ấy cuộc hành xác. Tuy có hơi "trầy trụa tí" nhưng những tính năng của nó vẫn vẫn hành ngon lành. Dưới đây là đoạn video đầy đủ của trang Pixelistes về cuộc thử nghiệm của mình.