January 2013 ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 1

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 2

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 3

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

6 bức ảnh panorama ấn tượng - Phần 1

6 bức ảnh panorama ấn tượng nhất
    Chụp ảnh panorama ngày càng trở nên phổ biến hơn trong giới trẻ vì thế với mục đích giúp cộng đồng chụp hình panorama phát triển mạnh hơn, hôm nay chụp ảnh 360 sẽ cung cấp cho các bạn  6 bức ảnh panorama ấn tượng nhất tạo cảm hứng cho các bạn đang cầm máy và đi theo nghệ thuật nhiếp ảnh panorama. chụp 360 kỹ thuật 360
Ha Long Bay panorama
Tác giả: Alex Stoen - Tác phẩm Vịnh Hạ Long
Miền quê panorama
Tác giả: Marian Matta - Tác phẩm: Miền quê
Bình minh panorama
Tác giả: Michael Woodward - Tác phẩm: Bình minh thời đại
Thảo nguyên panorama
Tác giả: Vxside - Tác phẩm: Thảo nguyên
Tác giả: Nfilipovic 

Làm đi rồi tính, vướng gì mình lo........... ( Bài học kinh doanh )


Cay - tien

“Làm đi, có gì rồi tính, vướng gì mình lo”. Đó là lời mời gọi hợp tác kinh doanh nguy hiểm nhất mà rất nhiều người đang sử dụng để quy tụ bạn bè, anh em cùng phối hợp với mình trong một chương trình đầu tư làm ăn, kinh doanh buôn bán nào đó.
Người sử dụng thường có 2 dạng, một là những người cực kỳ lão luyện trong chuyện “mượn đầu heo nấu cháo’, hai là những người trẻ tuổi mới ra đời, chưa từng 1 lần cầm đồng tiền đầu tư tính lợi nhuận, thậm chí quen được hỗ trợ bù đắp từ người thân, cha mẹ, sống với thói quen “ỷ lại lúc khó khăn, tung tăng khi thuận lợi”.
Đối tượng của lời mời này, tiếc thay, lại là nhóm đối tượng đang bế tắc thu nhập, đời sống khó khăn, có kỹ thuật, có năng lực, có trí tuệ, nhưng không có tiền. Tất nhiên, trong số này cũng có những người mới ra đời, bồng bột và năng động, muốn làm việc, hành động, nhìn thấy được hướng đi cho mình, nhưng lại không có vốn đầu tư và không có người hỗ trợ.

Sự phối hợp của những nhóm người từ lời mời gọi ấy, cũng theo đó phân làm 2 loại. Thứ nhất là sự lợi dụng. Những người có kinh nghiệm với lời mời, đã tạo nên ảo ảnh cho người kia về một thành quả thành công vượt bậc, sau đó sử dụng chính năng lực trí tuệ, sức khỏe thời gian của người kia để kiến tạo nên mô hình, thương hiệu, hình ảnh… của một tổ chức kinh doanh. Họ cũng lôi kéo cả những người trẻ tuổi mới ra đời có sự hỗ trợ vốn liếng, để làm nên những hình ảnh “vĩ cuồng”, tận dụng các nguồn vốn lôi kéo, đầu tư cho những người khát vốn mà làm việc.
Sau sự hợp tác “cùng nuôi lẫn nhau” như vậy, là hình ảnh người lão luyện ở vai trò chỉ huy, thành công hay thất bại đều đưa phần chuôi cho họ nắm. Nếu thuận lợi, dự án thành công, họ hưởng phần tốt nhất. Nếu thất bại, dự án rã tan, họ vô can vô sự. Họ lại tiếp tục dùng lời mời gọi quen thuộc để tìm kiếm những đối tác mới, kẻ góp của người góp công, tiếp tục dựng lên những lâu đài thành đạt, để hấp dẫn và mê hoặc kẻ khác lao đầu vào guồng máy mình tạo ra. Bằng cách lợi dụng ấy, họ có thể kể ơn kể đức với mọi người, đánh giá, chê bai ai tùy thích, và luôn luôn rủng rẻng tiền trong túi, sự kính nể của đám đông và sự sùng bái của những kẻ bị lừa.
Chay - đua -đen- thanh- cong

Thứ hai là sự thảm hại
Những người thiếu kinh nghiệm có vốn, hợp tác với những người có hiểu biết trắng tay, tạo nên những dự án đầu tư xem ra có màu hồng sán lạn, thuận lợi dễ dàng. Nhưng chỉ sau một thời gian, sự thật trả lời rằng không đúng hướng, lúc đó cả hai đều thảm hại. Kẻ bỏ vốn quay cuồng điên đảo vì không thể cứu vãn tình hình, phá sản đồng tiền đã đầu tư, quay sang trách móc dùng sai người. Kẻ góp công khốn khổ khốn nạn về không có được gì cả, thậm chí tiền công cũng bị quịt, quay sang thù hận vì đã lỡ tin người. Thảm họa họ tự gây ra với nhau trở thành bài học đau khổ cho cả hai bên, mà kết cục là họ sẽ oán giận, căm ghét nhau suốt phần đời còn lại.

Điều quan trọng là trong cuộc sống hôm nay, cả hai tình trạng hợp tác trên, đều gắn kết với nhau, liên đới vô cùng. Kẻ từng trải này mời gọi kẻ khờ dại kia, đến lượt kẻ khờ dại kia lại đi tìm nối kết với người khao khát nọ. Tất cả đều đi vào một ngõ tối mà tự mình không thấy, duy chỉ có kẻ già dặn là hưởng lợi, còn lại đều trắng tay.
Nhưng kẻ già dặn cũng lại phải trả giá cho hành vi của mình, trong một ngày nào đó, khi mọi cái đều bung bét xung quanh, thì tự đám đông, từ những dự án thu được, sẽ định nên lời kết tội cho kẻ đó. Có lẽ, lúc đó mái đầu kẻ già dặn đã bạc trắng rồi, và con đường đi của họ là vòng lao lý, là tiếng nguyền rủa trăm năm của những kẻ tay chân, cũng là những kẻ đang ôm ấp giấc mơ học tiếp bài học kẻ đã nhận, tiếp tục già dặn đi lừa gạt cuộc đời.
Tất cả đều là sự thảm hại hết
Song không phải ai cũng thấy điều đó. Đang lúc tôi ngồi viết những dòng này, vẫn có hàng trăm vụ kết hợp làm ăn, chung tay hợp tác trên tinh thần một lời mời lơ lửng như vậy đặt ra mà hình thành. Ai trong đó cũng nghĩ mình chiến thắng, cho đến tận khi ngập mặt trong bùn.
Hãy nhớ rằng, không ai cho không mình cái gì cả. Mọi hợp tác đều phải minh bạch và thấy rõ phần thua thiệt của nhau, thì mới đạt được sự thành công giới hạn nào đó. Nếu không cùng thấy sự thiệt hại sẽ gây ra, kết cục đánh lừa nhau sẽ không thể thay đổi được hay chuyển biến tốt hơn chút nào.

Một người nào đó bảo tôi, sẽ đầu tư 3 tỷ đồng làm 1 dự án nhỏ trong 2 năm. Tôi có thể tin, nhưng tôi cần hiểu, nếu chỉ sau 3 tháng đầu tiên, mà số tiền ban đầu họ giao cho tôi, cao nhất là 500 triệu đồng, không nảy sinh ra 1 xu lợi nhuận nào, thì người đó cũng đã bắt đầu thay đổi, ngưng cấp tài chính. Họ không thể để đồng tiền nằm im trong tay tôi, cắn răng tiếp tục chấp nhận lộ trình của tôi mà không có ý kiến. Họ sẽ có thái độ, và với thái độ ấy, tôi sẽ phá sản dự án đang làm. Không có chuyện họ sẽ theo đuổi thêm cho đủ 2 năm và tốn kém đầu tư xong cả 3 tỷ mới nghĩ cho tôi lời giải thích. Không có cửa đâu.
Vậy nên những người mới ra đời, ít kinh nghiệm đừng nghĩ sẽ cầu viện được bố mẹ anh em một khoản vốn đầu tư nào đó cho trọn vẹn để theo đuổi dự án mơ ước của mình. Sẽ không có sự đầu tư toàn vẹn đâu. Đừng có lấy nó ra để rủ rê và làm hại kẻ khác, với lời mời tưởng như chắc ăn lắm: “Làm đi, có gì rồi tính…”.

Vậy nên những người khao khát làm việc, có năng lực có trí tuệ, đừng nghĩ sẽ hợp tác hoàn hảo được với ai đó để có 1 dự án trọn vẹn mà mình không bị thiệt hại về thời gian hay công sức. Nếu cứ tin theo những lời rủ rê của ai đó, về một đỉnh thành công nằm cuối con đường, tất yếu sẽ bị hậu quả.
Đừng vội tin vào những lộ trình, nếu là người bỏ công lao động, hãy nghĩ đến đòi hỏi trước mắt của mình đi, đó là thu nhập và cơ hội lo đủ, lo ngay được cho mình. Nhận lương tháng, đừng trồng cây lưu niên. Sẽ không ai đi hết con đường cùng mình đâu, thậm chí nếu con đường là tốt, thì những người khởi đầu sẽ bị loại trước tiên đó thôi. Hãy cầm chắc phần của mình và sẵn sàng vali để khi cần thì đi tiếp.
idea-planning-realization-success

“Làm đi, có gì rồi tính, vướng gì mình lo”.
Đừng tin vào những lời mời như vậy. Nếu bạn ít kinh nghiệm, hãy hỏi họ, thực tế họ có được bao nhiêu và họ sẽ cùng mình nhìn chặng đầu tiên thế nào. Nếu bạn có năng lực mà thèm muốn vốn làm ăn để thành công, hãy hỏi họ, thực tế họ được ứng ngay bao nhiêu, sẽ được trang trải phần còn lại lúc nào, ra sao, sự cam kết cuối cùng nếu bị sự cố là thế nào.
Những câu hỏi ấy, tưởng là xách mé, là đòi hỏi, nhưng nói thật, nếu bạn không nói ra, bạn sẽ là người chết trước.
Chết một cách thê thảm với tư cách một viên đá lót đường vớ vẩn cho kẻ khác giẫm lên !
Bạn có muốn như vậy không, thì cứ việc gật đầu khi ai đó đến bên và nói:
“Làm đi, có gì rồi tính, vướng gì mình lo”.