November 2012 ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 1

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 2

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 3

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

Hình chụp panorama 360 tuyệt đẹp

   Những bức ảnh chụp Panorama 360 độ dạng hình cầu của nghệ sĩ Josh Sommers ở bang California (Mỹ) có thể đưa người xem đi từ ngạc nhiên đến thích thú bởi vẻ đẹp của thế giới tự nhiên hoàn toàn khác lạ, vượt quá những giới hạn nhận thức của con người.



    Làm quen với nghệ thuật nhiếp ảnh từ năm 2006, đến nay, Josh Sommers đã trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng. Josh Sommers thường xuyên thách thức sự hiểu biết của người xem về thế giới và việc giải mã nhiều bức ảnh siêu thực của Josh là cả một kỳ công. Bộ ảnh mới mang tên Stereographic Projections của Josh Sommers tiếp tục khiến người xem phải ngỡ ngàng bởi sự biến dạng của đối tượng trong các bức ảnh. Trong đó, nhận thức về thực tại được thay đổi, những đường thẳng biến mất nhờ một kỹ thuật tương tự như các kỹ thuật vẽ bản đồ được sử dụng để "dán" bản đồ thế giới vào một quả địa cầu. Để tạo ra một tác phẩm cuối cùng, Josh Sommers phải chụp trung bình 17 bức ảnh cho cùng một khung cảnh và sau đó kết hợp chúng lại trong một bức ảnh panorama 360 độ. 

   Josh Sommers chia sẻ: "Thông qua nhiếp ảnh, tôi có thể bày tỏ tâm trạng, cảm xúc và tầm nhìn mà không thể được thể hiện bằng bất cứ cách nào khác. Mục tiêu của tôi là không bao giờ ngừng học hỏi và nhiếp ảnh mang tới một phương tiện tuyệt vời để đảm bảo tôi đạt được mục tiêu này".

Ngắm những bức ảnh panorama 360 tuyệt đẹp của Josanh Sommers:


 
 



 








Chụp ảnh người mẫu 360 độ với 48 chiếc máy ảnh

  Gần 50 chiếc máy ảnh full-frame của Nikon được xếp thành vòng tròn để cùng bắt một khoảnh khắc từ những góc độ khác nhau.

"The 360 Project" là dự án nghiên cứu chuyển động của nhiếp ảnh theo một đường ngang xung quanh vật thể. Có tất cả 48 máy ảnh Nikon D700 được thiết kế theo một vòng tròn phía dưới cùng chụp chủ thể vào một thời điểm để nắm bắt được các khoảng khắc từ góc độ khác nhau.
                       "The 360 Project" do Ryan Enn Hughes làm giám đốc sản xuất.

Dưới đây là đoạn video từ "The 360 Project" và clip hậu trường thực hiện.

Tìm hiểu cách chụp ảnh panorama chi tiết

Kỹ thuật chụp ảnh panorama chuyên sâu

Để tạo 1 tấm ảnh panorama cần chụp bao nhiêu hình thì đủ?

Cảnh trong mỗi cặp hình liền kề trùng lặp tối đa là 50% và tối thiểu là 30%. Số lượng hình tùy vào địa điểm chụp, thể loại ảnh panorama, và ống kính bạn đang sử dụng. Bạn không cần tuân theo một con số cụ thể nào đó, % giống nhau giữa 2 tấm hình có thể thay đổi vì mục đích chính của bạn là đảm bảo có đủ ảnh để có thể ráp thành một tấm panorama hoàn chỉnh.



   Số % trùng lặp giữa 2 tấm ảnh càng lớn sẽ giúp hạn chế sự sai lệch màu sắc trong tấm ảnh panorama sau này, trong trường hợp có sự thay đổi về ánh sáng, độ phơi sáng, độ cân bằng màu sắc. Bên cạnh đấy, bạn sẽ có thêm vùng ảnh để thay thế trong trường hợp muốn xóa bỏ vật chuyển động ra khỏi tấm hình.

Bạn có thể sử dụng công cụ dưới đây để tính toán số lượng hình cần chụp tùy theo mục đích chụp ảnh khác nhau. http://www.hdrlabs.com/tools/panocalc.html

Độ sâu trường ảnh


Thông thường panorama là các ảnh phong cảnh, để đảm bảo các vật thể trong ảnh sắc nét bạn sẽ cần thiết lập độ sâu trường ảnh càng lớn càng tốt. Trong trường hợp bạn cần chụp một tấm ảnh panorama trong nhà, bạn chỉ cần lấy nét trong phạm vi 4 bức tường là đủ, do đó bạn có thể mở khẩu để ảnh không bị thiếu sáng. Nói tóm lại, bạn cần quan sát để biết những điểm nào bạn cần lấy nét để chọn độ sâu trường ảnh cho phù hợp.
Bạn cần tránh thay đổi độ sâu trường ảnh trong quá trình chụp, vì khi đó bạn sẽ phải điều chỉnh lại điểm lấy nét. Sự thay đổi này sẽ khiến các phần mềm ráp ảnh gặp khó khăn trong quá trình ráp nối các tấm ảnh lại với nhau.

Độ cân bằng trắng


Máy ảnh số có thể tự điều chỉnh sai lệch màu sắc gây ra bởi ánh sáng, do đó bạn cần cẩn thận khi sử dụng chế độ cân bằng trắng tự động. Để khắc phục điều này, tốt nhất bạn nên tắt nó đi và thiết lập độ cân bằng trắng bằng tay.
Bạn cần ổn định độ cân bằng trắng bởi vì nếu không màu sắc trong các tấm ảnh có thể khác nhau, và gây khó khăn cho phần mềm ráp ảnh sau này.

Độ tương phản/Độ sáng : Độ phơi sáng


Bạn có thể đã từng chụp một tấm panorama mà trong đó các vật thể đều được chiếu sáng một cách đầy đủ, khi đấy bạn chỉ cần thiết lập một giá trị phơi sáng giống nhau cho tất cả các tấm ảnh. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn gặp phải những cảnh có sự tương phản sáng tối quá mạnh. Trường hợp này có thể được khái quát như sau :
_ Vùng ảnh quá sáng và quá tối cùng suất hiện trong cảnh.
_ Ánh sáng chiếu trực tiếp vào máy ở 1 vùng nào đấy trong tấm ảnh.
Trường hợp một là hay xảy ra nhất, tôi thường quay máy ảnh lướt qua khung cảnh cần chụp đồng thời bấm nửa cò máy, bằng cách này tôi có thể dễ dàng nhận ra vấn đề có khả năng xảy ra trước khi bắt đầu chụp ảnh. Bởi vì khi bạn làm như thế, chiếc máy ảnh sẽ chỉ cho bạn biết thông qua kính ngắm độ phơi sáng mà máy cho là hợp lý ở mỗi tấm hình, nếu độ phơi sáng thay đổi một cách đột ngột và đáng kể nghĩa là bạn đang gặp vấn đề ở trường hợp một đấy. Nếu tôi để máy ảnh tự chọn độ phơi sáng, nó sẽ đảm bảo cho ra một tấm hình đạt yêu cầu sau mỗi lần chụp, nhưng điều đó có nghĩa là điều kiện ánh sáng giữa hai tấm hình liền kề sẽ khác nhau một cách rõ ràng – vùng tối trong tấm ảnh này có thể được thấy rõ trong tấm ảnh kia, điều này làm cho phần mềm ráp ảnh gặp khó khăn khi xử lý.
Bạn có thể nhìn vào ví dụ dưới đây :

Để giải quyết vấn đề này, độ phơi sáng có thể được chiều chỉnh trong khoảng 2 vạch đo sáng. Ví dụ : một tấm được chụp ở tốc độ 1/30 thì tấm tiếp theo không nên nhanh hơn 1/60 hoặc chậm hơn 1/15. Nếu một tấm ảnh xuất hiện đồng thời vùng ảnh quá sáng và quá tối, tôi sẽ đo sáng để lấy giá trị trung bình cộng, ở tấm hình tiếp theo tôi chỉnh độ sáng lên một chút cho vùng ảnh tối, hoặc ngược lại.Bạn có thể thấy rõ độ tương phản sáng tối khá lớn giữa tấm thứ 2 và 3, thứ 4 và 5 thì đỡ hơn một chút.
Sau đây là ví dụ :

Phần lớn máy ảnh số sẽ cho bạn biết là bạn đã lấy nét đúng hay chưa, đã phơi sáng đủ hay chưa. Tôi đã chú thích kèm mỗi tấm hình ở trên thông tin mà máy ảnh đo đạc trả về - một tấm hình được phơi sáng thừa hay thiếu. Có một điều các bạn cần chú ý đó là những tấm hình mà không có cửa sổ trong đó sẽ tối hơn và hệ thống đo đạc của máy ảnh cho rằng tấm hình này là thiếu sáng. Còn các tấm hình có cửa sổ ở trong đó vì nguồn sáng từ bên ngoài khá mạnh nên hệ thống đo đạc cho rằng những tấm ảnh này thừa sáng.Thời gian phơi sáng ngắn thay đổi trong quá trình chụp với khẩu được đóng ở f22, ở trên thời gian được tính bằng giây cùng với thông tin đo sáng được trả về từ máy ảnh.
Bạn có thể điều chỉnh độ phơi sáng nếu máy ảnh của bạn có chế độ chỉnh tay. Nếu không, bạn có thể làm như sau :
_ Đo sáng tại điểm nào đấy trong cảnh mà theo bạn có độ sáng ở mức trung bình và sử dụng AE-lock để khóa thông số phơi sáng này lại, độ phơi sáng ở các tấm hình sau sẽ có chung một thiết lập.
_ Thêm hoặc bớt độ sáng bằng cách sử dụng f-stops trong khoảng -2 đến +2 stop.

 Nếu bạn không chắc chắn, hãy chụp vài tấm


  Tôi đặt trường hợp khi bạn chụp một căn phòng có cửa sổ làm ví dụ, bạn không chỉ chụp những tấm hình lấy cảnh trong căn phòng, mà bạn còn muốn lấy thêm cảnh bên ngoài căn phòng qua khung cửa sổ đó nữa. Để làm như vậy, bạn chỉ cần chụp thêm vài tấm hình ở góc cửa sổ đó nhưng với độ phơi sáng khác nhau - một tấm với điều kiện ánh sáng ở trong phòng, và một tấm với điều kiện ánh sáng bên ngoài chẳng hạn. Sau đấy bạn chỉ việc đưa tất cả các tấm ảnh vào phần mềm xử lý, và nó sẽ tự động làm công việc còn lại cho bạn.

Ảnh 360 độ độc đáo của buổi ra mắt 'Hừng đông' ở London

  Sự kiện tổ chức tại thủ đô xứ sở sương mù không chỉ có sự tham gia của cặp đôi Kristen - Robertmà còn khiến độc giả báo mạng bất ngờ khi Daily Mail tung ra bức ảnh toàn cảnh có một không hai.
  Buổi công chiếu Breaking Dawn 2 diễn ra vào chiều tối ngày 14/11 ở London - sớm hơn Việt Nam một ngày. Điều khiến các fan cuồng ở thành phố này hạnh phúc là sự xuất hiện của bộ ba Robert Pattinson - Kristen Stewart và Taylor Lautner. Tuy nhiên, họ không có nhiều thời gian để giao lưu hay chụp hình cùng người hâm mộ.

  Bên cạnh đó, để đảm bảo trật tự cũng như không khí của sự kiện, người hâm mộ bị ngăn cách với thần tượng bởi hàng rào an ninh dày đặc. Khoảng cách từ khu vực dành cho fan tới chỗ các diễn viên chính của Hừng đông cũng khá xa nên không phải ai cũng có cơ hội nhìn rõ chân tơ kẽ tóc của thần tượng. Đó chính là lý do tờ báo giải trí đình đám ở Anh quốc là Daily Mail đã đăng tải một tấm ảnh toàn cảnh với góc nhìn lên tới 360 độ để thỏa mãn trí tò mò của người hâm mộ.



Để xem bức hình độc đáo này, bạn chỉ cần click vào bất cứ điểm nào trên màn hình rồi kéo và nhả chuột. Nếu sử dụng các loại máy tính bảng thì công việc kéo - nhả này còn đơn giản và thuận tiện hơn nhiều.



  Góc phải của bức hình có những nút chức năng như zoom in (+), zoom out (-), xem toàn bộ màn hình và nghe âm thanh thực sự trên thảm đỏ của buổi công chiếu.


  Bộ ba Hừng đông đứng ngay dưới tấm pano quảng bá cho bộ phim, cạnh hai cây thông trắng tuyết. Tuy nhiên, khi nhìn toàn cảnh, hình ảnh của họ khá nhỏ nên bạn cần zoom hết mức để "diện kiến" thần tượng.
 Toàn cảnh thảm đỏ buổi công chiếu Hừng đông 2 ở London.
Toàn cảnh thảm đỏ buổi công chiếu Hừng đông 2 ở London.

   Khởi chiếu vào ngày 16/11, Hừng đông 2 đưa Edward và Bella rơi vào một tình cảnh khó khăn sau khi hai người chào đón đứa con chung Renesmee. Sự ra đời của cô con gái được đặt giữa hàng loạt tình huống hiểm nghèo khiến nhà Cullen và liên minh của họ phải chiến đấu chống lại nhà Volturi và hội đồng ma cà rồng. Phim do Bill Condon, người từng giành giải Oscar (với vai trò biên kịch của bộ phim Gods and Monsters) làm đạo diễn.


Panoramic heads

Panoramic heads


Lý do cần có

Mục đích của thiết bị này là giúp bạn cân chỉnh vị trí của chiếc máy ảnh, cho phép di chuyển máy xoay xung quanh một điểm được gọi là tâm thấu kính. Khi đạt được điều này sẽ giúp hạn chế độ lệch về vị trí giữa các vật thể trong hai tấm hình được chụp ở cùng một cảnh, trực tiếp ảnh hướng đến khả năng ráp nối các tấm hình lại với nhau, bạn có thể sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn sau đấy để xử lý những chỗ bị lệch hoặc thậm chí là không thể, để tạo ra một tấm ảnh panorama đẹp, chất lượng. Nói tóm lại, việc sử dụng pano head sẽ giúp cho việc tạo ra những tấm ảnh panorama trở nên dễ dàng hơn.
Bạn cần lưu ý rằng, vị trí của tâm thấu kính khác nhau ở mỗi ống kính. Nếu bạn đang sử dụng một ống kính có zoom, thì vị trí của tâm thấu kính sẽ thay đổi mỗi khi bạn sử dụng zoom khác nhau.

Đế chụp panorama
Hình chụp công cụ Panoramic Heads

Tiêu điểm chụp 360
Mô tả tiêu điểm chụp 360

Minh hoạ chụp hình 360
Tiêu điểm phía trước thấu kính

Minh hoạ chụp ảnh 360
Tiêu điểm trùng tâm thấu kính

Cách cân chỉnh khi sử dụng pano head.

Vui lòng xem đoạn phim dưới đây để biết cách cân chỉnh pano head với chiếc máy ảnh của bạn.

Các thiết bị cần thiết chụp ảnh Panorama

Thiết bị chụp panorama cần thiết

Các dụng cụ chụp panorama

Bạn có thể tạo một tấm panorama với bất kỳ chiếc máy ảnh nào. Bạn không cần đến bất kỳ thiết bị nào khác, tuy nhiên bạn sẽ nhận ra rằng, bạn không thể làm ra một tấm ảnh panorama đẹp, chất lượng nếu bạn chụp bằng tay không. Những thiết bị được liệt kê dưới đây giúp bạn làm ra một tấm ảnh panorama có chất lượng tốt một cách dễ dàng hơn.


Chân máy ảnh - Tripod

chan - may- anh-tripod
Bằng cách sử dụng tripod khi chụp, chiếc máy ảnh của bạn sẽ đảm bảo quay xung quanh một trục cố định, và ở một độ cao cố định. Đôi khi bạn sẽ cần chụp những tấm ảnh đòi hỏi thời gian phơi sáng lâu, hoặc những tấm ảnh trong đó mọi thứ đều cần được lấy nét.

Bạn có thể sử dụng monopod, nhưng bạn sẽ phải giữ nó bằng tay, và dĩ nhiên nguy cơ thân máy bị rung rất cao, và do đó vị trí máy có thể thay đổi sau mỗi lần chụp. Monopod chỉ hữu dụng trong trường hợp bạn không có đủ không gian để sử dụng tripod.
Bạn cần chọn tripod có phần trên đủ cứng để tải chiếc máy ảnh của bạn, và chắc chắn rằng nó không bị nghiêng, hoặc rung trong khi bạn đang chụp ảnh. Điều này thường xảy ra nếu máy ảnh của bạn to và nặng, và bạn còn sử dụng thêm panoramic head trong quá trình chụp nữa.

Nếu bạn không sử dụng tripod, hoặc không thể ổn định được độ cân bằng của chiếc máy ảnh, bạn sẽ gặp vấn đề khi ráp những tấm ảnh lại sau này. Một vấn đề khác nữa là bạn sẽ phải “crop” tấm ảnh panorama lại, do đó giảm bớt góc nhìn theo phương thẳng đứng của tấm ảnh.



Thủy kế

thuỷ kế
Thủy kế là một vật khá quan trọng, bạn có thể tìm mua và gắn vào hot shoe của một chiếc máy ảnh. Bạn cần sử dụng thủy kế để đảm bảo phần trên của tripod đã được cân bằng, do đó các thiết bị khác khi được gắn lên tripod cũng đảm bảo độ cân bằng theo.
Nếu bạn định làm một tấm ảnh panorama 360 x 180 độ, bạn không cần phải cân chỉnh độ cân bằng một cách chính xác, bởi vì bạn có thể điều chỉnh “đường chân trời” trong phần mềm ráp ảnh sau này. Tuy nhiên, đây vẫn là một vật khá quan trọng nếu bạn định chụp thể loại ảnh panorama thông thường.


Dây bấm mềm

Day-bam -mem -may-anh

Nếu bạn thường chụp ảnh với thời gian phơi sáng dài, khi đó bạn cần nghĩ đến việc sử dụng dây bấm mềm. Điều này giúp hạn chế tối đa tác động lên thân máy, do đó giảm thiểu độ rung ảnh hưởng đến chất lượng hình. Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh số có hỗ trợ tính năng mirror-lockup thì hãy sử dụng nó, tính năng này góp phần giúp giảm thiểu tối đa độ rung lên tấm hình.

Panoramic head – Pano head

pano head

Dụng cụ này được gắn lên phía trên của tripod, và sau đấy máy ảnh được gắn nối tiếp vào dụng cụ này. Việc sử dụng pano head giúp bạn di chuyển máy ảnh xung quanh một điểm không đổi nằm phía trong ống kính - được gọi là tâm thấu kính. Điều này giúp bạn hạn chế độ lệch về vị trí giữa các vật thể trong hai tấm hình được chụp ở cùng một cảnh, do đó giảm bớt khó khăn ở khâu ráp hình sau này giúp tạo ra một tấm ảnh panorama hoàn hảo.


Ống kính góc rộng

wide angle lens - ong - kinh- goc - rong

Bằng cách chụp vài tấm hình rồi ráp lại với nhau, bạn có thể tạo ra một tấm hình panorama 360 độ với bất kỳ ống kính nào. Tuy nhiên, việc sử dụng ống kính góc rộng có một lợi thế đó là bạn sẽ hạn chế số lượng ảnh cũng như giảm thiểu sự sai lệch về màu sắc giữa các tấm hình gây ra bởi nhiều yếu tố, trong đó thường gặp nhất là sự chênh lệch về ánh sáng.
Nếu bạn định mua một ống kính góc rộng mới để sử dụng cho thể loại ảnh panorama này, bạn cần lưu ý rằng một số phần mềm chỉ hỗ trợ những loại ống kính thông thường, ống kính góc rộng và mắt cá có thể chưa được hỗ trợ trong phần mềm ráp ảnh đấy. Bạn cần xem xét cẩn thận trước khi quyết định mua một ống kính nào đấy để phục vụ cho thể loại ảnh panorama đang được yêu thích này bằng cách thử chụp và tạo một vài tấm ảnh panorama với ống kính mà bạn đang có trước đã, như thế ít hoặc nhiều bạn sẽ biết được rằng mình cần gì cho mục đích chụp ảnh của mình.