October 2013 ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 1

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 2

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 3

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

Tìm hiểu về cảm biến máy ảnh

Cảm biến máy ảnh là một thành phần vô cùng quan trọng và được chế tạo với công nghệ cao, tuy vậy để có cái nhìn tổng quan nhất về nó cũng không quá phức tạp.

Nếu như mắt người có các tế bào chịu trách nhiệm cảm nhận và phân biệt ánh sáng thành các loại màu sắc và hình khối, thì máy ảnh sử dụng cảm biến (sensor) của nó để làm công việc tương tự.
Thay vì các tế bào, máy ảnh sẽ sử dụng một mảng bao gồm hàng triệu “tế bào” cảm biến, được gọi là điểm ảnh li ti để phân giải và đưa ra hình ảnh cuối cùng.
Khi nhấn nút chụp ảnh, màn trập mở ra, quá trình tiếp xúc với ánh sáng (phơi sáng) bắt đầu, mỗi điểm ảnh thu thập và lưu trữ các photon ánh sáng. Khi kết thúc quá trình phơi sáng kết thúc, màn trập đóng lại và máy ảnh đánh giá số lượng các hạt photon rơi vào mỗi điểm ảnh. Số lượng tương đối của các photon tại mỗi điểm ảnh được tính ra cường độ sáng tương ứng, giá trị đó được xác định bởi độ sâu bit của từng cảm biến (ví dụ: độ sâu màu là 8 bit của cảm biến, ta có thể biểu diễn các giá trị từ 00000000 tới 11111111, tức từ 0 đến 255).
Tìm hiểu về cảm biến máy ảnh-image-1382946507205
Mỗi khoang không thể phân biệt được có bao nhiêu màu rơi vào nên hình minh họa ở trên chỉ có thể tạo ra hình ảnh grayscale. Để chụp ảnh màu, mỗi khoang phải có bộ lọc phía trên, bộ lọc này chỉ cho phép một màu ánh sáng nhất định đi vào. Tất cả máy ảnh số hiện nay chỉ có thể giữ một trong số ba màu chính (R-G-B) ở mỗi khoang và loại bỏ 2/3 lượng ánh sáng đi vào. Vì vậy, máy ảnh phải tính toán hai màu chính còn lại để có thông tin về tất cả ba màu tại mỗi điểm ảnh. Loại lưới lọc màu phổ biến nhất có tên là “lưới lọc Bayer” như hình dưới đây.
Tìm hiểu về cảm biến máy ảnh-image-1382946520176
Lưới lọc Bayer
Lưới lọc Bayer gồm nhiều hàng lặp lại: hàng thứ nhất gồm các màu Red-Green-Red-Green và hàng thứ hai có màu Green-Blue-Green-Blue. Lưu ý như hình trên thì lưới lọc màu Bayer có số lượng cảm biến màu Green nhiều gấp đôi màu Red và Blue vì mắt người nhạy với màu Green hơn so với Red và Blue. Điểm ảnh màu Green nhiều hơn sẽ làm cho bức ảnh ít bị nhiễu và chi tiết sắc nét hơn nếu số lượng mỗi màu bằng nhau. Điều này cũng lý giải tại sao nhiễu màu Green ít hơn nhiều so với hai màu còn lại. Chúng ta sẽ tìm hiểu về độ nhiễu ở phần sau.
Tìm hiểu về cảm biến máy ảnh-image-1382946552518
Tìm hiểu đến đây, ta có thể hiểu rằng tại sao trong điện ảnh, khi cần quay để xoá phông nền, màu nền thường được dùng là màu Green. Rất thú vị!
Giải thuật Demosaicing của lưới Bayer
Demosaicing là quá trình chuyển lưới màu Bayer thành hình ảnh cuối cùng, gồm thông tin đầy đủ về tất cả các màu ở mỗi điểm ảnh. Làm thế nào có thể thực hiện được nếu máy ảnh không thể đo trực tiếp đầy đủ các màu? Có một cách để nhận diện đó là xem một ô 2x2 gồm màu Red, Green và Blue là một khoang màu đầy đủ.
Tìm hiểu về cảm biến máy ảnh-image-1382946607270
Cách này cũng là một cách hay tuy nhiên hầu hết máy ảnh đều thực hiện thêm các bước để thu được thêm thông tin hình ảnh từ lưới lọc màu này. Nếu máy ảnh nhận diện màu theo ô 2x2 thì chỉ có thể đạt được độ phân giải bằng một nửa ở cả chiều dọc và ngang so với độ phân giải thực sự của các cảm biến. Nói cách khác, nếu một máy ảnh xử lý màu sử dụng nhiều ô 2x2 chồng lên nhau thì độ phân giải sẽ cao hơn so với khi sử dụng các ô 2x2 đơn lẻ. Sự kết hợp các ô 2x2 chồng nhau dưới đây có thể giúp thu được nhiều thông tin hình ảnh hơn.
Tìm hiểu về cảm biến máy ảnh-image-1382946612661
Lưu ý: Chúng ta không tính thông tin hình ảnh tại các cạnh của lưới lọc vì chúng ta giả định hình ảnh sẽ tiếp tục ở mỗi hướng. Tại cạnh của lưới lọc, việc tính toán sẽ kém chính xác vì không có pixel ở tất cả các phía nữa. Cũng không có vấn đề gì vì thông tin tại cạnh hình ảnh có thể bị loại bỏ đối với máy ảnh có hàng triệu điểm ảnh.
Đến đây chúng ta cũng hiểu tại sao có hiện tượng hình ảnh ta nhìn qua máy ảnh thường rộng hơn hình ảnh chúng ta thu được, tuy rằng giờ đây rất khó phân biệt điểm sai khác này. Đó cũng là lý do mà hiếm khi có máy DSLR nào có khả năng có trường nhìn = 100% so với hình ảnh thu được (hầu như chỉ có ở 1 vài dòng máy ảnh cao cấp nhất).
Cũng có thuật toán demosaic khác có thể thu được độ phân giải cao hơn, đem tới hình ảnh ít bị nhiễu hơn hoặc tính toán chính xác hơn hình ảnh tại mỗi vị trí.
Chống lỗi ảnh
Vì hạn chế của thuật toán demosaicing trên, hình ảnh với chi tiết cỡ nhỏ gần giới hạn độ phân giải của cảm biến máy ảnh đôi khi có thể đánh lừa thuật toán demosaicing – khiến cho hình ảnh không thật. Trường hợp phổ biến và điển hình cho việc tạo ảnh lỗi này có tên gọi là: moire (đọc là "mo ay"), có những khuôn mẫu lặp lại, màu hoặc điểm ảnh được bố trí theo mô hình giống như kiểu mê cung:
Tìm hiểu về cảm biến máy ảnh-image-1382946633950
Hai ảnh ở trên có độ phóng đại khác nhau. Lưu ý hình ảnh của moire ở bốn ô vuông phía dưới và ô vuông thứ ba của ảnh đầu tiên. Có thể thấy lỗi xảy ra ở ô vuông thứ ba của ảnh dưới, khiến hình ảnh dường như "có màu" mặc dù thực sự không phải vậy. Những trường hợp lỗi ảnh này phụ thuộc vào cả loại khuôn mẫu và phần mềm được sử dụng để xử lý file RAW của máy ảnh số.
Mảng vi thấu kính trong cảm biến
Nếu tinh ý, bạn có thể thấy, trong các hình vẽ trên, các khoang không được đặt sít nhau, mà có khoảng giãn cách. Thực tế, các điểm ảnh không có thể che toàn bộ bề mặt của cảm biến. Thực tế, chúng chỉ che một nửa toàn bộ khu vực, còn lại để kết nối với các thành phần khác. Giữa các khoang có chóp nhọn để hướng photon vào khoang này hay khoang khác. Máy ảnh số dùng thêm “vi thấu kính” trên mỗi chóp để tăng cường khả năng tập trung ánh sáng. Những thấu kính này như một cái phễu hướng photon vào khoang tương ứng để tăng cường hoặc sẽ không được dùng đến trong khoang đó.
Tìm hiểu về cảm biến máy ảnh-image-1382947325426

Vi thấu kính được thiết kế tốt có thể tăng cường tín hiệu photon ở mỗi khoang và do đó có thể tạo ra hình ảnh ít bị nhiễu hơn với cùng thời gian nhận ảnh. Các nhà sản xuất máy ảnh có thể cải tiến thiết kế vi thấu kính để giảm hoặc xử lý nhiễu ở máy ảnh độ phân giải cao mới nhất, cho dù sẽ có khoang nhỏ hơn nhưng thu được nhiều megapixel hơn ở cùng một diện tích cảm biến. Đây cũng là lý do vì sao cùng với một kích thước cảm biến, nhưng các cảm biến trên máy ảnh ngày càng “nhạy sáng” hơn và ít nhiễu hơn.

Nguồn:techz

Tự chỉnh Front/Back focus trên D70-D80-D90 trong 30 phút

Khi bạn phát hiện ra là máy bị focus sai (nhất là khi gắn ống khẩu lớn diof mỏng)..... cái này mình nghe đồn mang ra VIC (Nikon VN) là tốn 400 ngàn đồng, với lại mình cũng thấy dòng D40, D70 hay bị vụ này nhất.......mấy cái máy cũ giá 3 triệu mà tốn 400k là xót lắm nên có khi cái vụ ngứa tay làm này lại là hay (Àh, nói rồi mới nhớ, lúc trước thằng em có con Leica M8 cũng bị vầy, không lẽ gởi qua Hồng Kông thì còn chi là cái máy nên hắn cũng xoay xoay vặn vặn là hết - có điều Leica chỉ có một con ốc MF, còn Nikon thì 2 con AF với MF lận).

* LƯU ÝTác giả hoàn toàn không chịu trách nhiệm về mọi hư hỏng do bài viết này. Những thông tin sau đây nhằm giúp đỡ mọi người có thêm hiểu biết về thiết bị cũng như cách khắc phục trong trường hợp bất khả kháng.

Vào đề chính:​
Đầu tiên để thấy 2 con ốc lục giác bên trong máy thì bạn phải chụp ở B rồi lấy ngón tay giử gương lật lại (dán băng keo cố định như trong hình) nhớ tắt máy vì sensor nó vẫn đang phơi sáng (dùng chức năng Miror lock-up cũng được nhưng pin phải sạc đầy nó mới cho dùng chức năng này)​
hình1





Vị trí cần tinh chĩnh 


hình 2
Giải thích sơ qua về nguyên tắc hoạt động của camera Nikon.
Như các bạn đã thấy, hình trên (h2) là sơ đồ nguyên tắc hoạt động của D90 - bao gồm 2 gương - một cho Auto focus (AF) và một cho Manual Focus -View finder focus (VF) - Hai gương này tựa hai con ốc lục giác 1 và 2 (hai con ốc này dễ dàng chỉnh được bằng khóa lục giác, các bạn có thể mua ở cửa hàng bán đồ kim khí điện máy ngoài chợ).

Khi bạn nhắm vào khuôn hình, nguồn sáng và hình ảnh sẽ theo lens phản chiếu theo hướng của gương lật VF (đường đi mũi tên màu xanh lá cây) vào A, phần nguồn ánh sáng và hình ảnh còn lại sẽ theo hướng mũi tên (màu hồng) vào xuyên qua gương lật AF vào C.

Khi bạn bấm chụp, cả hai gương A và C (VF+AF) sẽ lật lên và ánh sáng sẽ đi thẳng vào Sensor theo mũi tên màu vàng (B). Về nguyên tắc thì khoảng cách của A, B, C và D sẽ bằng nhau (nếu khoãng cách A-B-C không bằng nhau thì sẽ xảy ra tình trạng lấy nét đúng nhưng hình chụp ra sẽ bị out).

Như ta đã biết, không thể nào dịch chuyễn vị trí của CCD/CMOS hay AF sensor và lại càng không thể dùng phần mềm để chỉnh được khoãng cách vật lý này (có lần tôi đọc được một comment của một bác nào trên vnphoto.net phán rằng bệnh này phải mang vào hãng chạy lại phần mềm mới xong). Vâng, chỉ có một cách duy nhất là thay đổi khoãng cách của A và C bằng cách dịch chuyễn vị trí góc làm việc của gương lật. Về nguyên tắc thì 2 gương lật phải vuông góc 45 độ. Vậy nên ta phải cân chỉnh hai con ốc lục giác để định vị gương về đúng vị trí là ổn.

Sau đây là những thứ cần chuẫn bị trước khi chọc ngoáy vào máy.

1/. In ra trước cây thước đo focus để vừa chĩnh vừa ngắm. >>> vào đây lấy cây thước chỉnh focus nhe
2/. Một cây khóa lục giác chữ L 2mm.
3/. Băng keo trong.
4/.Tripod.
5/. Tháo lens, lật gương dán băng keo cố định lại>dùng khóa lục giác xoay nhẹ ốc AF ngược chiều kim đồng hồ>gắn lens vào>gắn máy vào Tripod>nhắm vào thước đo>chụp kiểm tra>chỉnh đến khi vừa ý. (chuyễn qua mode A ưu tiên khẩu độ, dùng ống khẩu lớn để cân sẽ chính xác hơn vì DOF mõng).
6/. Chụp thử bằng MF
7/. Khi chỉnh xong, kiểm tra lại lần cuối bằng AF và MF>so sánh 2 hình trên máy tính. nếu MF cũng sai thì chỉnh ốc MF giống như bước 5.

Tác giả:Newman

Tìm hiểu thế giới bên trong ống kính

Ống kính máy ảnh là gì? Về cơ bản, nó chỉ là một ống hình trụ, bên trong có nhiều thấu kính thủy tinh hay nhựa, với một mục tiêu duy nhất là để ánh sáng đi qua theo cách người chụp điều chỉnh, sao cho ra một bức ảnh với một độ phóng đại nhất định, một góc nhìn nhất định với một độ nét nhất định. Vòng lấy nét tác động vào các thành phần trong ống kính sao cho có thể lấy nét vào đối tượng ở nhiều khoảng cách khác nhau. Vòng điều chỉnh độ mở chỉnh đường kính vòng che sáng để kiểm soát ánh sáng đi qua, từ đó can thiệp vào độ sâu trường ảnh. Còn vòng zoom (trên những ống kính zoom) điều chỉnh các thành phần bên trong để có nhiều tiêu cự khác nhau. Nghe qua thì ống kính thật là đơn giản.
Ống kính máy ảnh cơ bản là một ống hình thụ có nhiều thấu kính thủy tinh hay nhựa.
Tuy nhiên không hẳn là như vậy. Các thành phần bên trong nó có nhiệm vụ điều hướng ánh sáng đi để tạo nên những hiệu ứng mong muốn (một độ dài tiêu cự cụ thể với một góc nhìn, được lấy nét ở một khoảng cách cụ thể…), nhưng bên cạnh đó cũng sinh ra không ít những hiệu ứng không mong muốn, như quang sai và méo hình. Để khắc phục đòi hỏi phải thiết kế các thành phần ống kính thật thận trọng. Một số công nghệ về quang học và cấu trúc sau đây đã trở thành công nghệ tiêu chuẩn trong các thế hệ ống kính ngày nay.
Thấu kính phi cầu (Aspherical lens)
Các thành phần thấu kính mặt cầu thông thường không thể hội tụ ánh sáng đi qua phần viền và phần tâm lên cùng một mặt phẳng. Kết quả, nếu như phần đối tượng ở trung tâm là nét thì phần đối tượng ở phía viền ống kính sẽ không nét và ngược lại. Hiện tượng này gọi là “quang sai cầu” (spherical aberration). Quang sai cầu càng thể hiện rõ với các ống có độ mở lớn.
Giải pháp khắc phục là sử dụng một thấu kính mặt cong không theo hình cầu thông thường (thấu kính phi cầu_ aspherical). Đường cong phi cầu này có khả năng hội tụ các tia trên cùng một mặt phẳng, bất kể là tia này đi qua trung tâm hay qua viền thấu kính. Do thấu kính phi cầu rất khó chế tạo nên giá thành sẽ bị đội lên. Tuy nhiên, điều này cũng đáng giá khi nó có thể cài thiện được chất lượng hình ảnh rõ rệt. Chúng cũng giúp giảm thiểu méo hình trên các ống kính góc rộng cũng như giảm thiểu hiện tượng quang sai cầu.
Nhưng thấu kính phi cầu làm nguyên khối sẽ rất đắt. Các nhà sản xuất giờ đây đã khắc phục bài toán giá thành bằng cách đúc các mặt cong phi cầu (chế tạo bằng việc định hình thủy tinh bằng công nghệ đúc thay vì mài) sau đó ghép các mặt phi cầu này với thấu kính cầu thông thường (chế tạo bằng việc tạo hình một lớp mặt cong phi cầu nhân tạo lên trên phần thấu kính mặt cầu). Công nghệ này tỏ ra hữu ích trong việc chế tạo những ống kính có độ mở lớn mà không bị hiện tượng quang sai cầu, những ống kính góc rộng không bị méo hình và những ống kính zoom chất lượng cao mà lại nhỏ gọn.
Thấu kính tán sắc siêu thấp (UD_ Ultralow-Dispersion)
tim_hieu_the_gioi_ben_trong_ong_kinh_02
Gia đình ống kính Canon
Thấu kính đơn giản không thể hội tụ bước sóng của các màu lên cùng một mặt phẳng. Nếu như bước sóng của màu xanh lục (bước sóng trung bình) hội tụ lên mặt phẳng, thì bước sóng của màu xanh lam (ngắn hơn) sẽ hội tụ phía trước của mặt phẳng đó và bước sóng của màu đỏ (dài hơn) sẽ hội tụ phía sau. Điều này dẫn đến một hiệu ứng được gọi là “quang sai màu dọc” (longitudinal/axial chromatic aberration).
Hiện tượng quang sai màu làm giảm chất lượng hình ảnh và tạo nên các hiệu ứng viền màu bất lợi trên phần cạnh viền đối tượng trong những bức ảnh có độ tương phản cao (như hiệu ứng viền tím thường thấy). Giảm độ mở ống kính xuống có thể giảm thiểu hiện tượng quang sai màu dọc nhưng không thể giảm được quang sai tiếp tuyến (tangential chromatic aberration). Hiện tượng quang sai màu đặc biệt hiện rõ với các ống tele, tele-zoom và ống góc rộng.
Các nhà thiết kế ống kính đã khắc phục cả hai loại quang sai màu nói trên bằng cách sử dụng kết hợp các thành phần thấu kính đặc biệt có các đặc tính tán sắc khác nhau. Nếu kết hợp đúng, chúng sẽ loại trừ được quang sai lẫn cho nhau, kết quả là các bước sóng của các màu sẽ hội tụ trên cùng một mặt phẳng và tất cả các bước sóng màu từ một điểm cụ thể trên đối tượng cũng sẽ đều hội tụ tại cùng một điểm ở trên ảnh.
Các thành phần thấu kính đặc biệt được xếp theo thứ bậc như LD (low dispersion_độ tán sắc thấp), UD (ultralow dispersion_ độ tán sắc siêu thấp), ED và ELD (extra-low dispersion_ độ tán sắc cực thấp), SD and SLD (super-low dispersion_độ tán sắc rất thấp), AD (anomalous dispersion) và thấu kính fluorite.
Ống kính có những thành phần thấu kính như vậy sẽ xử lý tốt vấn đề quang sai màu. Phần lớn các ống kính hiện tại được gọi là các ống tiêu sắc (achromatic): thường chỉ hội tụ được 2 trong số 3 màu cơ bản lên cùng một mặt phẳng (thường là đỏ và lam, hai màu nhạy cảm với mắt người hơn). Còn những ống kính chất lượng đỉnh nhất thường gọi là ống tiêu sắc phức (apochromatic), có khả năng hội tụ cả ba màu cơ bản lên một mặt phẳng.
Riêng Canon phát triển một thế hệ ống kính phản xạ mới Diffractive Optics (tuy nhiên cho đến giờ chỉ có 2 ống DO được phát triển), sử dụng sự phản xạ và điều hướng ánh sáng qua lại trong ống kính để giảm thiểu quang sai màu. Bên cạnh tính năng giải thiểu quang sai, các thành phần DO này còn cho phép thiết kế những ống kính có kích cỡ nhỏ gọn hơn nhiều so với ống truyền thống (ví như ống EF 70-300mm f/4.5-5.6 DO IS USM ngắn hơn tới 30% so với ống EF 70-300mm f/4-5.6 IS USM truyền thống).
Phủ mặt thấu kính
tim_hieu_the_gioi_ben_trong_ong_kinh_03
Bên trong ống kính là một loạt thấu kính thủy tinh hay nhựa.
Mỗi bề mặt thấu kính đều phản xạ một lượng sáng nhất định, do đó làm suy hao lượng ánh sáng xuyên qua. Với một số thiết kế ống kính có tới hơn 20 thành phần thấu kính, trong đó có một số thành phần là các thấu kính lẻ có hai mặt (một số thấu kính khác được gắn với nhau thành một khối, do đó chỉ có hai mặt chung cho cả khối), thì lượng ánh sáng suy hao có thể rất lớn. Thêm vào đó, ánh sáng phản xạ tiếp tục phản xạ trong lòng ống kính gây nên các hiện tượng lóa sáng và bóng ma, đặc biệt là với các máy ảnh số do bề mặt khung cảm biến có tính phản xạ cao.
Các nhà sản xuất ống kính mặc dù từ rất lâu đã phát triển một lớp phủ chống lóa nhằm giảm thiểu sự phản sáng trên đồng thời tăng cường lượng ánh sáng đi qua thấu kính, nhưng chỉ đến những ống kính mới nhất ngày nay lớp phủ mặt mới được thiết kế lại nhằm chống lóa từ khung cảm biến cũng như những phản xạ nội tại khác trong lòng ống kính. Thêm vào đó, lớp phủ thấu kính cũng giúp tăng cường độ phân giải và cải thiện độ cân bằng màu hơn. Chính vì lẽ đó cùng một chất lượng thì mua các ống kính thế hệ mới sẽ ưu việt hơn.
Chống rung
Canon, Nikon, Sigma, Tamron và Panasonic/Leica dều đưa ra những ống kính tích hợp tính năng chống rung nhằm giảm thiểu nhòe ảnh khi bấm máy, cho phép ảnh chụp tay vẫn nét với độ phơi sáng giảm từ 2-4 stop so với điều kiện tiêu chuẩn. Tuy nhiên, mỗi hãng lại biểu thị tính năng chống rung trên ống kính của mình với những tên gọi khác nhau. Canon thì lấy là IS, Nikon thì VR, Sigma có OS, Tamron là VC, còn Panasonic/Leica là MEGA O.I.S và mới đây nhất là POWER O.I.S.
Các hãng khác như Olympus, Pentax, Samsung và Sony lại chọn hình thức chống rung bằng cảm biến, theo đó cảm biến sẽ di chuyển để hạn chế rung do cầm tay. Lợi thế lớn nhất của hệ thống chống rung này là nó tương thích với bất kỳ ống kính nào được lắp vào máy, trong khi lợi thế của chống rung trên ống kính là hệ thống chống rung được thiêts kế phù hợp riêng cho từng đặc tính của ống kính đó nên đem lại hiệu quả cao hơn.
Motor tự động lấy nét
Khi hệ thống tự động lấy nét trên các máy SLR phát triển khoảng giữa những năm 1980, hầu hết các nhà sản xuất đều tích hợp motor lấy nét trong thân máy để điều chỉnh nét. Tuy nhiên, Canon đã đột nhiên phá cách khi hãng này cho ra mắt một thế hệ ống kính và máy ảnh hoàn toàn mới, hệ thống EOS với các chấu điện tử và motor lấy nét tự động được tích hợp trong lòng ống kính thay vì trên thân máy. Lợi thế không thể phủ nhận của thiết kế dạng này là motor lấy nét được tối ưu hóa cho từng loại ống kính riêng và không hề có các liên kết cơ học giữa ống kính và thân máy phục vụ cho việc lấy nét. Nhờ thiết kế này mà tốc độ lấy nét trên các máy Canon được cải thiện vượt bậc và đứng vào hàng top cho đến tận ngày nay. Nhược điểm lớn nhất của thiết kế này là ống kính sẽ nặng hơn và cồng kềnh hơn, và các ống đời cũ sẽ không sử dụng được trên thế hệ EOS sau này.
Trong khi một số hãng vẫn duy trì motor lấy nét trên thân máy kể cả trên các dòng DSLR của mình thì hầu hết các nhà sản xuất khác đã theo chân Canon tích hợp motor lấy nét trong ống kính của mình. Hệ thống motor lấy nét trên ống kính ngày càng được phát triển hoàn thiện hơn. Và dù dưới những cái tên như thế nào, từ Canon USM (Ultrasonic Motor), Nikon AF -S, Olympus SWD, Pentax SDM, Sigma HSM hay Sony SSM, hệ thống lấy nét mới cũng mang lại khả năng tự động lấy nét siêu nhanh, siêu êm cộng thêm khả năng tùy ý tinh chỉnh bằng tay kể cả khi đang ở chế độ tự động lấy nét đầy hữu ích.
Nguồn: tổng hợp

12 cách điều chỉnh ISO thích hợp khi chụp ảnh

ISO là đại lượng đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối với ánh sáng. ISO càng cao, máy bắt ảnh càng tốt khi chụp ở những nơi có điều kiện ánh sáng tồi. Tuy nhiên, không phải lúc nào ISO cao cũng có lợi. Độ nhạy sáng (ISO) là một con dao hai lưỡi. Khi ISO được điều chỉnh, độ nhạy của cảm biến ảnh sẽ thay đổi theo. Với ISO cao hơn, cần tăng tốc độ cửa trập và giảm khẩu độ nhằm hạn chế mức tiếp xúc của ánh sáng với cảm biến trên máy. Ngược lại, ISO càng thấp, độ nhạy của cảm biến ảnh càng thấp.
Như vậy, ISO linh hoạt khiến cho việc chụp hình ở những điều kiện ánh sáng khác nhau dễ dàng hơn. Khi ánh sáng yếu và lo ngại đèn flash có thể làm hỏng thần thái bức ảnh, ISO cao sẽ là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, ISO cao cũng đi kèm với nguy cơ “nhiễu” hay “hạt” cao. ISO càng tăng, ảnh chụp càng dễ sần, rạn. Do đó, bí quyết để có một nước ảnh thật mượt là chọn mức ISO thấp nhất có thể.
Sau đây là một số gợi ý giúp lựa chọn độ nhạy sáng thích hợp:
1. Nếu máy ảnh có chân cố định, hãy chọn tốc độ cửa trập nhỏ hơn, khi đó có thể hạ thấp ISO.
2. Khi không cần phải chụp xa, có thể tăng khẩu độ, để ánh sáng đi vào ống kính nhiều hơn và giảm bớt ISO.
3. Có thể sử dụng đèn flash thay vì tăng độ nhạy sáng.
4. Khi chụp những bức hình có tính trừu tượng, nên tăng ISO để tạo một độ sần cần thiết, nhờ đó có thể khắc họa thần thái, cá tính của ảnh.
5. Đối với những ảnh chụp có kích cỡ vừa phải, không cần phải phóng to, người chụp có thể thoải mái lựa chọn ISO.
6. Chỉ nên điều chỉnh ISO khi chụp thủ công hay bán tự động. Đối với chế độ chụp tự động hay chế độ mặc định, độ nhạy sáng được thiết lập sẵn trong máy là thích hợp nhất và không cần điều chỉnh thêm.
7. Trong trường hợp đã vừa ý với thần thái của ảnh chụp, nhưng nhiều hạt quá mức, người chụp có thể khắc phục bằng phần mềm miễn phí có tên ND Noise hoặc các phần mềm khác – tìm trên Google với từ khóa “Noise Reduction Software.”
8. Để ISO ở mức 3.200 khi chụp pháo hoa.
Chụp pháo hoa cần ISO cao.
9. Đôi khi sau nhiều lần chụp và điều chỉnh ISO, người chụp thường quên thiết lập trở lại mặc định ban đầu của máy. Cách khắc phục kì quặc nhưng lại rất hữu hiệu là dán một mẩu giấy ghi nhớ nhỏ dưới ống ngắm máy ảnh, giúp tự nhắc nhở sau mỗi lần chụp. Hoặc thay vì sử dụng các chế độ mặc định, có thể chụp hoàn toàn thủ công. Nhờ đó, người chụp có thể dễ dàng điều chỉnh ISO mỗi khi thay đổi khẩu độ và tốc độ cửa trập.
10. Một điều nên nhớ là luôn đặt ISO ở mức thấp nhất có thể. Bắt đầu với ISO 80 cho ánh sáng rực rỡ và 100 hoặc 200 khi ánh sáng yếu hơn. Người chụp có thể điều chỉnh ISO cao hơn nữa, nếu cần thiết, nhưng thường không quá 400 bởi độ nhiễu hạt tăng cao. Với điều kiện ánh sáng phức tạp, nên chọn chế độ chụp ưu tiên khẩu độ, sau đó điều chỉnh ISO theo khẩu độ.
12_cach_dieu_chinh_iso_thich_hop_khi_chup_anh_02
ISO 1250, Nikon D200
11. Ngoài ra, khi chụp nên thử trước với nhiều thiết lập ISO khác nhau. Chụp nhiều bức hình với các độ nhạy sáng khác nhau, người chụp có thể chọn ra được bức hình ưng ý nhất. Đây cũng là một cách thực hành để cải thiện khả năng lựa chọn ISO thích hợp với những điều kiện ánh sáng nhất định.
12. Sau khi chụp, việc điều chỉnh tăng độ tương phản cho hình có thể phản tác dụng, khiến hình càng thêm sần, rạn. Để khắc phục, sử dụng các phần mềm giảm nhiễu đã để cập ở mục trên.


Nguồn: tổng hợp

Canon hay Nikon: DSLR mà bạn nên mua?

Có một câu hỏi gần như “muôn thuở” của những người đang bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh và tìm mua một máy ảnh DSLR, đó là nên mua máy của Canon hay Nikon. Và câu trả lời của nhiều nhiếp ảnh gia “đàn anh” là: Nikon hay Canon đều được!
Tuy nhiên, câu trả lời này thường không thỏa mãn người hỏi bởi không ai hiểu căn nguyên vì sao. Cũng có nhiều câu trả lời ủng hộ Canon và ngược lại Nikon cũng có không ít fan hâm mộ. Vậy rốt cuộc, bạn nên chọn thương hiệu nào?
Máy ảnh Canon hay Nikon tốt hơn?
Rất nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng một chiếc DSLR Nikon hoặc Canon kể từ ngày đầu làm quen với nhiếp ảnh và luôn trung thành với dòng máy mình đã chọn, thậm chí nếu nâng cấp lên đời máy cao hơn họ vẫn chọn máy cùng thương hiệu trước đó.  Và hầu hết các nhiếp ảnh gia đều tiếp tục dùng thương hiệu đầu tiên đã chọn và có sự tin tưởng cũng như quen thuộc trong sử dụng. Do đó, nếu bạn chưa mua máy ảnh SLR kỹ thuật số đầu tiên, bây giờ là lúc để bạn lựa chọn, Canon hay Nikon?

Sự đối đầu giữa Nikon và Canon là một cuộc chiến dai dẳng
Lý do để ban đầu mà người dùng chọn mua máy ảnh Nikon hay Canon thường là do mẫu máy họ thích đang có giảm giá hấp dẫn trong khi các thông số máy đều rất thuyết phục hoặc một lý do nào đó rất cá nhân. Sau đó thì họ đầu tư cho các ống kính tương thích với chiếc máy vừa mua, đến khi muốn nâng cấp máy, chẳng có lý do gì mà họ lại chọn máy ảnh thương hiệu khác để lại phải sắm từ đầu cho bộ ống kính mà không tận dụng được số ống kính cũ. Hơn thế nữa, chất lượng chụp ảnhcủa cả hai thương hiệu là gần như tương đương nhau, nên ít ai không hài lòng để tìm đến thương hiệu kia. Ngoài ra, cũng có rất nhiều người sở hữu cùng lúc cả hai máy ảnh Nikon và Canon, vì nhiều lý do khác nhau.
Phỏng vấn một số người đã có kinh nghiệm sử dụng cả Canon và Nikon, chúng tôi có thể nói rằng có rất ít sự khác biệt giữa hai máy ảnh. Chất lượng hình ảnh của cả hai thương hiệu này đều là đặc biệt so với các thương hiệu khác.
Cả hai hãng đều liên tục rượt đuổi nhau về tính năng cho máy ảnh, cho nên bạn luôn có những lựa chọn tương đương. Sự cạnh tranh này rất có lợi cho người tiêu dùng.
Những khác biệt
Trên các máy DSLR cấp thấp (entry level), Canon thường đặt tất cả các nút bấm cài đặt chính và các vòng xoay chỉnh chế độ thông dụng ở xung quanh màn hình LCD, nơi người dùng “mới bắt đầu” có thể dễ dàng tìm thấy cái họ cần. Trong khi đó, Nikon yêu cầu người dùng thực hiện một số bước để thực hiện thay đổi các cài đặt. Tuy nhiên, khi vào đến phần thiết lập, việc sử dụng máy rất dễ dàng. Do đó, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu máy ảnh của bạn. Nếu bạn chưa hài lòng với chiếc máy đang dùng, hãy xem lại cách sử dụng máy của bạn.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai thương hiệu Canon và Nikon nằm ở các ống kính.
Vấn đề đầu tiên chính là giá. Nếu xem xét giá ống kính máy ảnh trên một số diễn đàn mua bán, có vẻ như Canon cung cấp các ống kính rẻ hơn so với Nikon (ở mức chất lượng tương đương). Thường thì đối với các loại ống kính thông dụng, bạn sẽ không thấy khác biệt nhiều về giá ống kính, nhưng với các ống kính chuyên nghiệp, bạn sẽ thấy độ chênh lệch giá khá lớn. Ví dụ, ống Canon L 17-40mm hiện có giá khoảng 17 triệu đồng, rẻ hơn nhiều so với mức giá của dòng ống tương đương Nikon 16-35mm f/4G AF-S là 29 triệu đồng. Hoặc ống Canon EF 24-70mm f/2.8L USM đang được nhiều cửa hàng bán với giá gần 30 triệu đồng, rẻ hơn khoảng 8 triệu đồng so với Nikon 24-70mm f/2.8G ED AF-S.
canon_hay_nikon_dslr_ma_ban_nen_mua_03
Canon cũng có ưu thế hơn nhờ cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người dùng. Ngoài số lượng máy khá phong phú, Canon còn có rất nhiều loại ống kính khác nhau, phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng với các mức giá khác nhau, từ các ống kính EF-S, ống kính DO (diffractive optics – quang nhiễu xạ), ống kính chuyên nghiệp dòng L và hàng loạt ống kính phổ thông khác.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, đối với dòng ống kính hạng phổ thông dành cho người dùng có mục đích sử dụng thông thường, thì chất lượng ống kính Nikon vượt Canon. Những người mua máy ảnh DSLR entry-level của Nikon thường hài lòng với bộ ống kính kèm theo máy (kit lens) hơn là Canon. Nói cách khác, nếu bạn đang tìm kiếm để mua một bộ máy mà kèm theo camera là một ống kính dùng cho việc học chụp ảnh rất tốt và không có ý định thay thế trong thời gian ngắn, thì Nikon là lựa chọn tốt. Tuy vậy, lưu ý là bạn sẽ như hầu hết các nhiếp ảnh gia khác, đã gắn bó với Nikon thì thường khó bỏ để quay sang Canon.
canon_hay_nikon_dslr_ma_ban_nen_mua_02
Một khác biệt lớn nữa giữa Canon và Nikon là “triết lý sản xuất” của họ. Theo một bài viết trên vnphoto, thì Nikon thường chọn con đường tập trung vào những nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, còn Canon chọn hướng nghiên cứu thiên về lợi nhuận, phù hợp tác động của thị trường. Canon phát triển bằng cách nâng cao lên các thông số kỹ thuật, chứ không phải là thay đổi bản chất các thông số đó. Trong khi Nikon phát triển công nghệ cảm biến mới thì Canon sẽ hài lòng với công nghệ đã thành công, và chỉ cần tăng thêm vài thông số về độ phân giải hay tốc độ. Nikon liên tục áp dụng những công nghệ mới, cải tiến mới biến “cái không thể thành có thể”. Cải tiến của Canon thì đảm bảo cho ra những sản phẩm phù hợp những tính toán thị trường. Canon chỉ áp dụng công nghệ CMOS đã thành công nhiều năm trong các nhà máy sản xuất sensor của mình. Còn Nikon sử dụng rất nhiều công nghệ khi sản xuất máy ảnh: CCD, CMOS, JFET LBCAST… mỗi loại đều có đặc trưng riêng, hạn chế, chức năng riêng. Với Canon là ưu thế về giá cả, còn Nikon thì có sự tự do hơn…
Kết luận
Ai nên chọn Nikon? Những người muốn một bộ máy khởi đầu với thân máy và một hoặc hai ống kính tốt và không quan tâm nhiều đến việc nâng cấp. Những người dùng gia đình nên quan tâm đến lựa chọn này.
Ai nên chọn Canon? Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và những người nghiệp dư nhưng luôn thích thử nghiệm và nâng cấp. Canon cung cấp nhiều ống kính phù hợp với nhiều mức ngân sách hơn, và càng ở các ống kính chuyên nghiệp thì giá ống kính rẻ hơn Nikon.

Nguồn: tổng hợp

TẠO DÁNG CHO TEEN KHI CHỤP ẢNH TẬP THỂ

 Bên cạnh những bức hình tự sướng ,có nhiều teen thích chụp ảnh tập thể. Đó  là những bức hình chụp với bạn bè, lưu giữ lại nhiều khoảnh khắc đáng nhớ.Tuy nhiên cách tạo dáng khi chụp ảnh tập thể thế nào cho đẹp thì không phải teen nào cũng biết. Hôm nay Youngphoto sẽ giới thiêụ với các bạn một số cách tạo dáng cơ bản để giúp bạn có những bức hình tập thể đẹp nhất.
 1. Khi chụp ảnh tập thể, bạn sẽ không thể kiểm soát được biểu hiện hay cách tạo dáng của từng người. Để có bức ảnh tốt, bạn cần chú ý đến tổng thể bức ảnh. Hãy tưởng tượng cả nhóm là một đối tượng duy nhất. Về cơ bản, hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người trong nhóm đều được nhìn thấy trên ảnh là được.

2. Khi chụp ảnh các nhóm lớn, bạn sẽ phải chụp xa và lấy toàn thân để có thể đảm bảo tất cả mọi người đều được lấy vào khuôn hình. Thường với những bức ảnh nghiêm túc và mang tính chất "tư liệu" này, mục tiêu chính của bạn là đảm bảo tất cả mọi người trong nhóm đều được nhìn thấy rõ ràng.
tạo dáng cho teen khi chụp ảnh tập thể

3. Nếu có thể, hãy tìm cách để chụp từ một góc độ cao, chẳng hạn như trèo lên một ban công hoặc leo lên một chiếc xe hơi để có được một tầm nhìn cao hơn và chụp hướng xuống. Cách này chắc chắn sẽ hiệu quả, bởi vì thay vì bức ảnh khô cứng thông thường, bạn sẽ nhận được một góc nhìn thú vị và hấp dẫn hơn. Chú ý để mọi người trong ảnh cảm thấy thoải mái, và đừng quá cao khiến mọi người phải ngửa cổ để nhìn vào máy ảnh.
tạo dáng cho teen khi chụp ảnh tập thể

4. Có nhiều khi việc tách một nhóm lớn thành những nhóm nhỏ sẽ thích hợp hơn là tất cả cùng chen chúc trong một bức ảnh. Kiểu ảnh này có thể ứng dụng tốt khi chụp một nhóm bạn thân, ví dụ như những người trong một ban nhạc hoặc các đồng nghiệp trong một dự án. Nếu trong nhóm có một lãnh đạo hoặc trưởng nhóm, hãy để anh ấy hoặc cô ấy đứng ở phía trước để tạo điểm nhấn khi chụp ảnh tập thể
tạo dáng cho teen khi chụp ảnh tập thể

5. Kiểu ảnh này thích hợp để chụp một sự kiện vui vẻ của một nhóm bạn. Hãy đề nghị tất cả mọi người đứng thật gần nhau, sau đó mỗi người nghiêng đầu một chút vào nhau và cùng nhìn vào máy ảnh, có thể khoác vai để thêm độ thân mật.  
tạo dáng cho teen khi chụp ảnh tập thể

6. Cách tạo dáng này rất thú vị khi chụp ảnh ngoài trời với một nhóm bạn, chẳng hạn trong một chuyến dã ngoại trong rừng hoặc đi dạo trên bãi biển. Để có kết quả tốt nhất, yêu cầu nhóm chạy một đoạn ngắn và sau đó cùng nhảy lên. Bức ảnh sẽ rất funny và tạo không khí vui vẻ cho cả nhóm.
tạo dáng cho teen khi chụp ảnh tập thể

7. Khi muốn chụp ảnh tập thể , chụp nhóm người đứng trong một hàng, hãy thử dùng kiểu này. Chụp từ một khoảng cách gần với khẩu độ rộng và tập trung lấy nét vào người đầu tiên, đảm bảo là mọi người trong ảnh đều được nhìn thấy. Mặc dù những người ở xa sẽ bị mờ, nhưng họ vẫn sẽ đồng ý rằng kết quả là một kiểu ảnh chụp nhóm rất thú vị và khác thường.
tạo dáng cho teen khi chụp ảnh tập thể


Nguồn:chupanhteen

TẠO DÁNG CHỤP HÌNH KUTE CHO TEEN

Bạn có biết, chỉ một cái nhíu mày, "chu miệng" bạn đã trở nên kute hơn rất nhiều. Vậy, cách để tạo dáng chụp hình kute cho teen mình như thế nào? Hãy cùng khám phá nhé!


Nhiều bạn gái muốn trở nên dễ thương hơn, kute hơn trong những tấm hình, tuy nhiên, ít ai biết cách làm nổi bật những điểm kute của mình. Vậy, hãy trải nghiệm thử những cách dưới đây trong những lần chụp hình sau bạn nhé!
1. Tạo tư thế dễ thương bằng bàn tay.
Nào! Trước tiên bạn hãy thử tạo vẻ mặt thật nhí nhảnh dễ thương và lấy tay đưa lên mặt xem sao!
Lấy ngón tay chạm lên môi “Suỵt!!!”. Giơ hai ngón tay hình chữ V đưa lên mắt!! Lấy ngón tay điểm vào vị trí của lúm đồng tiền!! …
Đây là những cách đơn giản nhất mà ai trong chúng ta cũng có thể làm. Nhưng bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy!
Tạo dáng chụp hình kuteTạo dáng chụp hình kute
2. Lè lưỡi ra nào!
Cứ tự tin mạnh dạn lè lưỡi ra nào! Chẳng có gì cực nhọc cho việc lè lưỡi và làm bộ mặt mà bạn nghĩ đẹp nhất phải không? Tất nhiên, với những khuôn mặt khác nhau sẽ có hiệu quả riêng, tuy nhiên, sao bạn không thử một lần nhỉ? Nhưng, nhớ là lè lưỡi vừa phải thôi nhé!
Tạo dáng chụp hình kute

3. Chúm chím, chu mỏ ra nào!
Bạn sẽ ngạc nhiên lắm nếu xem lại những tấm hình của mình khi chu miệng đấy, bởi hiệu quả không ngờ, bạn sẽ thấy mình dễ thương nhiều lắm!
Tạo dáng chụp hình kute
4. Phồng má lên!! Hít đầy không khí cho căng phồng má!
Phồng má lên rồi chụp cũng là một cách tạo hình dễ thương đó. Đơn giản đúng không nào!
Và, bạn cũng cần phải nhớ là phồng má ở mức độ vừa phải thôi nha!!

Tạo dáng chụp hình kute
5.Chụp ảnh với góc mặt đẹp!
Nhiều người trong chúng ta trở nên đẹp hơn ở những góc cạnh khác nhau. Hãy thử chụp những tấm hình ở những góc cạnh khác nhau, và xem xem bạn "hợp" với góc nào nhé. Tuy nhiên, góc 45 độ thường là phù hợp nhất! 
Tạo dáng chụp hình kuteTạo dáng chụp hình kute



6.Chụp hình với những đồ vật xung quanh
Bạn có biết, chúng ta sẽ trở nên kute hơn nhiều khi mang bên mình những vật dụng kute. Vậy thì, sao bạn không "ngó" quanh xem xung quanh mình có gì và bắt đầu tạo dáng! Một cây viết chì, một con lật đật, hay thú nhồi bông...tất cả đều có thể tạo điểm nhấn cho bức hình của bạn.
Hơn nữa, nếu bạn muốn khuôn mặt của mình trông nhỏ hơn, thì có thể chọn những đồ vật có kích thước lớn hơn, đơn giản đúng không?
Tạo dáng chụp hình kute
7. Chụp hình với tư thế nhìn xuống đất hay nhắm hẳn mắt lại!
Thông thường, bạn gái chúng ta luôn cố mở to mắt, hay trang điểm để mắt trông to hơn, vì như thế sẽ dễ thương hơn. Tuy nhiên, bạn có biết, trong nhiều trường hợp, khi bạn nhắm mắt lại hay cúi xuống đất sẽ có những bức hình rất độc đáo và cũng không kém phần kute nhé! Bởi, có khá nhiều bạn gái có đôi mắt bình thường, đôi khi là xấu nếu nhìn ở góc cạnh bình thường. Tuy nhiên, nếu che đi, hay tạo dáng chụp khác, nó sẽ có sức hút đặc biệt!
Tạo dáng chụp hình kute

 Những cách tạo hình tưởng như đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Tất nhiên, hãy lựa chọn cho mình những cách thích hợp, bởi, không hẳn mặt nào cũng hợp với bạn nhé teen girl!


Nguồn:chupanhteen

TƯ THẾ VÀ TẠO DÁNG CHỤP ẢNH CHUYÊN NGHIỆP CHO TEEN (P2)

Ở phần 1,chúng ta đã tìm hiểu về những nguyên tắc của  gương măt , cơ thể trong việc tạo dáng và tư thế chụp ảnh. Ở phần này, Youngphoto sẽ tiếp tục giới thiệu với teen một số điểm cần lưu ý cũng như lời khuyên  khi muốn chụp ảnh chuyên nghiệp.
 1. Thời trang

Tư thế chụp ảnh thời trang tự nhiên được ưa chuộng
 
Đối với chụp thời trang, được chia ra làm 2 loại. Loại thứ nhất thường thực hiện trong studio, loại này mang nhiều tính tạo dựng, sử dụng yếu tố hình thể và tạo dáng kết hợp với ánh sáng cũng như màu sắc của trang phục. Loại này đề cao sự quy củ và chuẩn mực. Trong khi loại thứ hai, chụp ở ngoài trời mang tính tự nhiên. Các cử chỉ và hình dáng gần gũi với những hoạt động đời thường như đi, đứng, ngồi , chạy, chỉ tay, cuối xuống, nhảy lên...Thể loại này còn phụ thuộc rất nhiều vào trang phục, tóc, trang điểm, nữ trang và các phụ kiện thời trang khác như bóp, giỏ xách, đồng hồ, mắt kính... Tư thế  và tạo dáng chụp ảnh ưa chuộng nhất hiện nay là những bước đi tự nhiên.

2.Thể thao 
tư thế và tạo dáng để chụp ảnh chuyên nghiệp cho teenChụp ảnh thể thao tôn vinh nét khỏe đẹp
 Đây là thể loại nhằm tôn vinh nét khỏe đẹp, hình ảnh mang hướng năng động, phấn khích và chuyển động. Nó tiếp cận và kết hợp với các đạo cụ thể thao. Sự tạo dáng thường không nằm ở người mẫu mà là do người chụp. Các nhiếp ảnh gia phải di chuyển và tìm ra góc ảnh để tìm thấy những kiểu dáng đẹp. Liên kết điểm mạnh với môn thể thao muốn chụp ảnh chuyên nghiệp, ví dụ bơi là hình thể, cử tạ thì cơ bắp, chạy là đôi chân, … Đừng quên hình ảnh những giọt mồ hôi là công sức của sự khổ luyện cũng là yếu tố chính của hình thể thao
3. Áo tắm
tư thế và tạo dáng chụp ảnh chuyên nghiệp cho teenĐiểm mấu chốt của chụp áo tắm là tạo ra sự nóng bỏng và mạnh khỏe

Điểm mấu chốt của chụp áo tắm là tạo ra sự nóng bỏng và mạnh khỏe. Tư thế và tạo dáng chụp ảnh sao cho thấy rõ các đường cong hoặc cơ bắp, kết hợp với các nguyên tắc bố cục ở trên để nhấn mạnh các điều cần diễn đạt. Nếu chụp thời trang, thì hình thể chỉ đóng vai trò phụ để nâng cao phần trang phục,  giống như chụp thời trang, phần chủ yếu tập trung sẽ là áo quần.

4.Những lời khuyên
Trước khi quyết định kiểu chụp nào là thích hợp, bạn cần quan tâm đến ba điều sau. Đó là tuổi, chiều cao và ngoại hình.

Tuổi: là yếu tố quan trọng nhất để quyết định tư thế và kiểu chụp phù hợp.  Bạn không thể chụp một người đứng tuổi theo kiểu teen, hoặc một em bé trang điểm như một quý bà. Dù khách hàng bạn yêu cầu như vậy, hãy cố thuyết phục và bảo họ tin tuởng vào tài năng và kinh nghiệm của bạn.

Chiều cao: sẽ quyết định đến góc chụp và tư thế đứng hay ngồi của người mẫu, từ đó bố cục và cắt xén hình ảnh phù hợp. Góc chụp trên cao sẽ làm người mẫu lùn đi, trong khi góc chụp thấp làm người mẫu cao hơn. Hãy chọn những kiểu dáng để tôn vinh chiều cao, trong khi khai thác gương mặt và bờ vai sẽ làm người ta quên đi chiều cao khiêm tốn của người mẫu.

Ngoại hình: ảnh hưởng đến tư thế chụp nhằm tôn vinh vẻ thon thả hay hạn chế những điểm yếu của thân hình. Để chụp ảnh chuyên nghiệpcần quan sát để tìm ra những điểm mạnh cũng như điểm hạn chế. Nó có thể là màu da, răng, tóc, râu, chân, tay, ngực, eo hay phần mông. Dù ngày nay các phần mềm xử  lý ảnh có thể khắc phục được những nhược điểm này. Nhưng đừng quên yếu tố “chân thật” của nhiếp ảnh, gìn giữ những bản chất tự nhiên, tránh hình ảnh chụp và người mẫu không  giống nhau.

Dù nhiếp ảnh là bắt những khoảnh khắc bất chợt, nhưng chúng ta vẫn có thể chuẩn bị kỹ lưỡng những điều cần làm và sẽ làm trước khi chụp.  Ví dụ chúng ta cần diễn tả điều gì? liên kết giữa chủ đề và hậu cảnh và mối liên hệ giữa chúng; Tư thế nào là thích hợp với áo quần; sản phẩm; hay thể hiện cảm giác mong muốn của người chụp.

Kiên nhẫn và sáng tạo ra những kiểu tạo dáng mới, trao đổi thẳng thắn trước với người mẫu những điều nên và không nên, điều mình thích và không thích, và những gì họ cần thực hiện. Xem xét và khám phá khả năng của người mẫu. Bạn có thể làm mẫu trước, hoặc cho xem những hình ví dụ, tuy nhiên tránh rập khuôn và hạn chế sự sáng tạo của họ. Những điều cần lưu ý, tất cả những người đứng trước máy ảnh đều căng thẳng, vì thế không nên tạo nhiều áp lực và cố gắng tỏ ra thân thiện. Thành thạo trong thao tác kỹ thuật là một cách giúp người mẫu tự tin để tích cực hoạt động cũng như sáng tạo khi làm việc.


Nguồn : chupanhteen

CÁCH TẠO DÁNG CHO TEEN ĐỂ CHỤP ẢNH ĐẸP

 Bạn muốn có những bức hình thật đẹp ? Bạn ngại mỗi khi phải đối diện với ống kính vì không biết phải tạo dáng chụp ảnh như thế nào để lên hình đẹp nhất.Đừng lo lắng ! Bởi vì hôm nay Young photo sẽ giới thiệu cho bạn một sô mẹo giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn !
 1. Nghĩ đến những câu chuyện thú vị
Điều này nghe ra có thể hão huyền, nhưng đó là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Khi vui vẻ, thần thái mỗi người sẽ sáng và tự nhiên hơn. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng đồng thời cũng là nhà tạo hình thời trang Anna Naphtali đã từng nói: “Cách nghĩ đến kỷ niệm, câu chuyện vui sẽ mang đến nụ cười ấm áp tự nhiên nhất, giả vờ mỉm cười chỉ là buộc các cơ trên mặt tự làm công việc của nó.”


Hãy nghĩ đến một chuyện vui của bạn khi chụp ảnh
2. Chú ý góc mặt “ăn ảnh”
“Chỉ cần một lớp son nhẹ sẽ khiến gương mặt tròn trĩnh và gợi cảm hơn”. Người mẫu quốc tế Sarah Ingle chia sẻ kinh nghiệm đứng trước ống kính của cô: “ Những cô gái có khuôn mặt tròn nên tránh góc mặt thẳng trước ống kính, tốt nhất nên lựa chọn góc mặt nghiêng một chút”.
cách tạo dáng cho teen để chụp ảnh đẹp
Lựa chọn góc mặt hơi nghiêng một chút
3. Tập nụ cười “hình mẫu”
Bạn có nhận ra không? Đại đa số các minh tinh trên thảm đỏ khi chụp ảnh, họ thường cố định một kiểu cười, dù mỗi người đều có cách biểu thị không giống nhau. Bởi họ đã tìm ra kiểu cười thích hợp nhất cho bản thân. Người mẫu quốc tế trước đây Tiffany Hendra đưa ra ý kiến thực dụng nhất:“Hãy giơ điện thoại lên, chụp vài bức ảnh với các biểu hiện khác nhau của khuôn mặt, cho đến khi bạn tìm ra một bức ảnh có nụ cười thoải mái nhất”. Không sai! Đây là một thực hành cần có và sẽ giúp bạn chụp ảnh đẹp .
cách tạo dáng cho teen để chụp ảnh đẹp
Tập một nụ cười hình mẫu
5. Ghi nhớ: Ánh sáng rất cần thiết
Theo kinh nghiệm của nhiếp ảnh gia chuyên chụp chân dung Aaron Gil, bí quyết của việc có được một bức ảnh đẹp chính là việc tìm ra được điểm sáng nổi bật trên khuôn mặt của bạn. “Tránh những góc chụp có vùng tối lớn, bởi mặt của bạn vì thế cũng tối đi”. Ông nhấn mạnh: “Ánh sáng lý tưởng nên bắt đầu từ khoảng cách trung bình giữa phần trán cho đến cằm và hai bên má”.
cách tạo dáng cho teen để chụp ảnh đẹp
Hãy chụp ảnh ở nơi có ánh sáng tốt
6. Chúng ta đều không xấu!
Hãy tự tin vào bản thân, tiếp đó, nhiếp ảnh gia thời trang kiêm cựu mẫu Nigel Barker khuyên rằng:“Hãy tập trung tinh lực, nhìn vào ống kính rồi từ từ điều chỉnh các góc độ cơ thể. Điều này sẽ giúp khuôn mặt bạn toát ra được thần sắc đẹp nhất”.
chọn cách tạo dáng cho teen để chụp ảnh đẹp
7. Thẳng lưng khi ngồi
 Nigel nói: “Trong lúc bạn ngồi chụp hình, nếu bạn không tự điều chỉnh tư thế, cơ thể bạn sẽ bị ngập trong bối cảnh. Cho nên tốt nhất bạn nên thẳng lưng, như thế vô hình chung sẽ kéo duỗi đường cong của cơ thể bạn, đảm bảo ống kính có thể nắm bắt tốt nhất khuôn mặt và cơ thể bạn”.
cách tạo dáng để chụp ảnh đẹp cho teen
Giữ thẳng lưng khi chụp ảnh
8. Chọn trang phục phù hợp
Nigel khẳng định, nếu lựa chọn màu sắc phù hợp, điều này sẽ khiến bạn trông gầy đi từ 2 – 4 kg.“Quần áo tối màu sẽ làm cho phần bụng, đùi và cánh tay trông thon hơn. Với người mập, cần tránh trang phục nhún vai và tay bồng. Không không nên mặc họa tiết kẻ ngang vì nó sẽ khiến phần hông và eo của bạn trông lớn hơn rất nhiều so với thực tế”.
cách tạo dáng cho teen để chụp ảnh đẹp
Chọn trang phục phù hợp vóc dáng bản thân
9. Chọn chỗ đứng
Nếu ống kính ở tầm thấp mắt, thì hãy ra phía xa, hoặc hướng bên cạnh, đừng nhìn thẳng vào ống kính bởi lúc đó bạn sẽ giống như là đang nhắm mắt. Jacqueline Kennedy Onassis luôn sử dụng phương pháp này khi chụp chân dung. Hơn nữa, cách này sẽ giúp tránh được hiện tượng mắt đỏ. Nghiêng người nhẹ về phía máy sẽ tăng thêm tính hấp dẫn, tăng khả năng bắt nét khuôn mặt và giảm thiểu sự xuất hiện vết da nhăn hay nhão. Trong khi tạo dáng chụp ảnh , tránh hiện tượng hai cằm bằng việc hãy nghiêng đầu lên và tự chọn lại tư thế sao cho ống kính ở phía trên hoặc ngang bằng tầm mắt bạn.
cách tạo dáng cho teen để chụp ảnh đẹp
Chọn chỗ đứng chụp ảnh thích hợp
10. Trang điểm phù hợp
“Nếu khách hàng của tôi tự trang điểm hoặc phải làm việc với chuyên viên trang điểm, tôi sẽ luôn nhắc nhở họ về kem nền hoặc kem che khuyết điểm không chứa SPF”. Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đến từ New York – Amanda Bellucco – đưa ra ý kiến. “Nếu bạn chọn kem nền không phù hợp, da mặt bạn dễ bị bóng nhẫy trên bức hình. Cũng cần ghi nhớ rằng, máy ảnh sẽ khiến màu son, má hồng và màu mắt của bạn trông không thật, bởi vậy nhất định phải thêm tô đậm hơn ở vào những vùng này”.
cách tạo dáng để chụp ảnh đẹp cho teen
Trang điểm phù hợp với bản thân
Chúc các bạn sẽ có những tấm hình xinh đẹp nhất !


Nguồn: chupanhteen