"Tuyệt chiêu" chụp ảnh không bị rung ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

"Tuyệt chiêu" chụp ảnh không bị rung

Bài viết này sẽ chia sẻ một vài tips nho nhỏ trong việc hạn chế những bức ảnh bị rung/nhòe.

Nếu hỏi về lỗi phổ biến nhất, cũng như vấn đề phổ biến nhất mà những người chụp chưa có nhiều kinh nghiệm gặp phải khi chụp ảnh, đó chắc chắn sẽ là lỗi rung tay khiến ảnh bị mất nét, nhòe, hiện tượng mà kể cả những người không biết cầm máy cũng có thể nhận ra. Thực vậy, trừ phi có một kỹ thuật tốt, thiết bị đầy đủ (và đắt tiền), nếu không thì việc rung tay khi chụp ở tốc độ thấp có thể xảy ra ngay với những tay máy vững vàng nhất. Khổ nỗi, đây lại là lỗi khó có thể khắc phục nhất, hầu như chỉ có thể khắc phục bằng cách…chụp lại.
ảnh nhòe
Ảnh bị rung luôn là một vấn đề mà người chụp ảnh phải đối diện
Bài viết này sẽ chia sẻ một vài tips nho nhỏ trong việc hạn chế những bức ảnh bị rung/nhòe.
Sử dụng tiêu cự ngắn trên lens
Nếu bạn có một lens zoom với dải zoom rộng, và phải chụp trong điều kiện ánh sáng không tốt, cách khả dĩ nhất để giảm việc ảnh bị nhòe là đẩy về một tiêu cự càng ngắn càng tốt. Hiện tượng ảnh rung thường có thể hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn ở tốc độ 1/(tiêu cự x hệ số crop). Ví dụ bạn có một ống kính kit tiêu cự thay đổi từ 18 đến 55mm. Không xét đến tính năng chống rung của ống kính, muốn đạt được ảnh nét tốt, tốt nhất tốc độ chụp phải là từ 1/(18x1.6=28.8)s (với crop 1.6 của máy Canon, máy nikon là 1.5) tới 1/(55x1.6=88)s. Rõ ràng là ở một tiêu cự ngắn hơn ta được lợi khá nhiều về khả năng chống nhòe hình. Đó là chưa kể với các ống 2 khẩu (có khẩu độ nhỏ nhất thay đổi theo tiêu cự), với tiêu cự nhỏ nhất ta thường có khẩu độ lớn nhất, qua đó tăng lượng sáng vào cảm biến, có thể tăng được tốc độ chụp hơn.
kit canon
Hãy sử dụng tiêu cự ngắn nhất của lens zoom nếu nó không ảnh hưởng đến bố cục
Sử dụng chế độ chống rung trên máy ảnh/ống kính
Nikon/Canon không tích hợp tính năng chống rung trên các body của họ, nên nếu muốn có tính năng này, chúng ta phải mua các lens với chức năng chống rung được tích hợp trên đó. Mức chi thêm tiền cho tính năng này thay đổi tùy từng loại lens, có khi rất rẻ (như trên ống kit 18-55 IS, 18-55VR), cho tới rất đắt (phiên bản IS đắt gấp đôi phiên bản không có IS với ống 70-200 f4, nikon thì ống 70-200VR II đắt hơn cũng ở mức tương tự so với ống 80-200), đó là điều dễ hiểu vì những lens tiêu cự dài thì cần cơ chế ổn định hình ảnh phức tạp hơn nhiều các ống có tiêu cự ngắn.
100-400 canon
Hệ thống chống rung góp phần đáng kể vào giá thành của ống kính
Với những ống kính này, nếu có thể, hãy chọn phiên bản không có IS
Với các dòng máy của Pentax, chức năng chống rung đã được đưa trực tiếp vào body nên không cần cơ chế ổn định trên các lens nữa.
Hiệu năng của các hệ thống ổn định hình ảnh ngày nay rất đáng khen ngợi, có thể lợi cho người dùng từ 2 -3 stop (khoảng 4 – 8 lần tốc độ yêu cầu như ở phần đầu bài viết đã nêu). Do cơ chế này không phải là rẻ, nên chúng tôi khuyến cáo chỉ nên cố gắng mua các lens có cơ chế ổn định hình ở tầm mid-tele (tiêu biểu là 70-200), còn cơ chế này ở tầm tiêu cự ngắn hơn thì không thực sự cần thiết, và với tầm tiêu cự dài hơn thì quá đắt đỏ so với việc sử dụng chân máy.
Sử dụng tripod
Một giải pháp chắc ai cũng biết, và phải biết đầu tiên khi nói đến việc chụp ảnh phong cảnh/phơi sáng/sự kiện.
ảnh phơi
Cần có chân máy để chụp ảnh phơi sáng
Một tripod tốt sẽ giúp hệ thống máy ảnh/ống kính không chịu tác động của sự rung tay. Tuy nhiên, khi đặt chân máy ở những nơi có nhiều yếu tố bất lợi như gió to chẳng hạn, cần có thêm một mức tải phù hợp đặt vào chân giữa của chân máy để ổn định cho cả cụm thiết bị. Một điều mà những người thích chụp ảnh ở trên nóc nhà cao tầng hay ở bờ biển cần lưu ý.
chân máy
Nên có thêm tải vào để ổn định tripod
Khi sử dụng chân máy, tốt nhất nên tắt tính năng chống rung của máy ảnh cũng như của ống kính, vì nhiều khi nó phản tác dụng, khiến hình ảnh bị mờ nhòe, ngoài ra gây tốn pin khá nhiều, điều mà người chụp phơi sáng phải rất chú ý.
Sử dụng flash
Đây là cách mà các nhiếp ảnh gia hay những tay máy chuyên nghiệp thường sử dụng trong các shot hình của họ. Công dụng của flash không đơn thuần là tăng tốc độ chụp, hay chiếu sáng những vùng tối trên khung cảnh, mà nó còn một công dụng khác, đó là “bắt chết” mọi chuyển động. Hiệu ứng thú vị đó đến từ tốc độ của ánh sáng khi đi đến vật thể và hắt ngược trở lại vào cảm biến máy ảnh.
Flash là lựa chọn hàng đầu khi muốn bắt dính chuyển động
Không có một chuyển động nào nhanh hơn tốc độ ánh sáng, do đó toàn bộ ánh sáng của vật thể bị chiếu flash trong thời gian đèn phát sáng được phản chiếu lên máy ảnh là hình ảnh của vật thể đó trong đúng 1 thời điểm rất ngắn ấy, quãng thời gian đủ “bắt chết” cả chuyển động của những cú nhảy lên cao hay những động tác nhanh nhất của 1 võ sư.
Nhược điểm thấy rõ của phương pháp này là toàn bộ vùng ảnh không nhận được ánh sáng từ đèn flash sẽ có cường độ ánh sáng yếu hơn rất nhiều, và qua cơ chế đo sáng của các dòng máy ảnh, nó sẽ khiến trên ảnh lúc này chỉ có phần vật thể được chiếu sáng là xuất hiện rõ, phần phông nền và rìa ảnh có thể không nhìn thấy gì. Điều này càng rõ hơn nếu ta đặt tốc độ màn trập càng nhanh.
ảnh flash
Nếu không có flash, sẽ cực khó chụp những hình ảnh thế này
Dẫu sao thì đây là một trong những cách hiệu quả nhất để hạn chế hiện tượng rung/nhòe trong chụp hình.
Sử dụng công cụ hỗ trợ
Những công cụ hỗ trợ trước đây thường được thiết kế cho những tay máy quay phim hơn, vì yêu cầu ổn định của những thước phim cao hơn nhiều so với những bức ảnh. Tuy nhiên, gần đây, với việc lượng người dùng thiết bị (thân máy/ống kính) “khủng” xuất hiện ngày càng nhiều, thì nhu cầu chống rung máy ảnh khi không có sự trợ giúp của chân máy đã gia tăng nhanh chóng. Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều thiết bị chống rung chuyên biệt đã được ra đời với hiệu năng đáng kinh ngạc.

Công cụ hỗ trợ có hiệu năng đáng kinh ngạc, nhưng rất cồng kềnh
Giá thành và cân nặng của những bộ công cụ hỗ trợ này rất đáng kể, nên người viết không khuyến cáo sử dụng trong nhiều trường hợp, và chỉ nên dùng nó với những dịp đặc biệt hoặc với người dùng chuyên nghiệp. Do đó, khi cần, hãy đi thuê! Dịch vụ cho thuê công cụ hỗ trợ đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và có thể dễ dàng tìm thấy ở một vài cửa hàng đồ ảnh.
Cuối cùng, xin nhớ rằng, việc rung tay khi chụp hình không chỉ bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật hay thiết bị, mà nó còn phụ thuộc nhiều vào “sức bền” đôi tay của những người cầm máy. Do đó, việc có một chế độ luyện tập thể dục thường xuyên sẽ có nhiều lợi ích không chỉ cho sức khỏe, mà còn cho cả những bức hình của bạn. 

Nguồn: Techz

Related Posts:

  • [Nhiếp ảnh CB] Ký hiệu trên ống kínhCó quá nhiều hãng sản xuất máy ảnh. Nhưng hãng sản xuất ống kính cho các thương hiệu máy ảnh còn nhiều hơn. Đã thế, mỗi hãng lại có những ký hiệu viết tắt trên ống kính khác nhau. Thật đơn giản nếu chỉ định vị nhãn hiệu, tiêu… Read More
  • "Tuyệt chiêu" chụp ảnh không bị rungBài viết này sẽ chia sẻ một vài tips nho nhỏ trong việc hạn chế những bức ảnh bị rung/nhòe.Nếu hỏi về lỗi phổ biến nhất, cũng như vấn đề phổ biến nhất mà những người chụp chưa có nhiều kinh nghiệm gặp phải khi chụp ảnh, đó ch… Read More
  • Tóm gọn thời khắc cả ngày trong một bức ảnhMỗi bức hình khiến người xem có cảm giác như thời gian đang "diễu" qua trước mắt bởi sự thay đổi ngoạn mục của ánh sáng từ ngày sang đêm...Từ trước đến nay, giới yêu nhiếp ảnh vẫn quan tâm đến việc làm sao để lột tả vẻ đẹp củ… Read More
  • Ống kính nào chụp chân dungHình chân dung và cách nhận diện gương mặtKhi xem bức hình chân, thường có những tác động tạo nên do bởi não bộ. Trước khi thực hiện bức hình chân dung, chúng ta cùng tìm hiểu cách con người nhận dạng khuôn mặt một người như … Read More
  • HDR - Hình đa tông (High Dynamic Range)Hình đa tông hay còn gọi là hình HDR, là hình ảnh thể hiện được chi tiết nhiều tông ảnh với phạm vi tông ảnh (Dynamic range) cao hơn khả năng ghi nhận của máy ảnh. Điều này cho phép chúng ta thấy được tất cả ánh sán… Read More
  • DOF - Nút xem trường ảnh sâu trên máy ảnhChức năng xem độ sâu trường ảnh (DOF) cho phép người dùng thấy được độ nét thật của hình ảnh qua khung ngắm (viewfinder), như trong tấm hình sau khi chụp. Tuy nhiên, chức năng này không cho thấy được độ sáng tối thực tế của h… Read More
  • Làm sạch bụi cảm biến hình của máy ảnh (Dust-aid)Có nhiều cách để thực hiện việc làm sạch cảm biến hình bên trong máy ảnh DSLR, một trong những cách đó, sử dụng silicone để lau khô. Đây là phương pháp được cho là có thể làm sạch ở mức độ hoàn toàn không còn bụi bám trên cảm… Read More
  • Cách cầm máy ảnh DSLRTư thế và cách cầm máy ảnh thường không được quan tâm và bị bỏ qua bởi người sử dụng. Theo bạn nó có thực sự cần thiết ? Các hình ảnh của bạn có bao giờ bị nhòe do bởi máy ảnh bị rung chưa? sẽ có những vấn đề như mỏi tay, thi… Read More
  • Tổng hợp các chế độ pha trộn (blending mode) trong PhotoshopBạn có thể hiểu đơn giản Layer trong Photoshop là một chồng giấy trong suốt, một phần hay tất cả, tờ này xếp lên trên tờ kia để tạo thành tấm hình thành phẩm. Ngoài những Layer “bình thường”, Photoshop còn cung cấp cho chúng … Read More
  • Ống kính Canon 50 mm f/1.8 sắp thêm bản có chống rungỐng kính vào loại phổ biến nhất dành cho người mới chơi máy DSLR của Canon sẽ có thêm hệ thống chống rung quang học IS. Canon mới đây đã được cấp bằng sáng chế mang số hiệu No. 2013-142782 tại Nhật Bản liên quan đến… Read More
  • Hướng dẫn chụp bầu trời đêmBài viết gồm tổng hợp các thể loại chụp ảnh đêm, chủ yếu là chụp thể loại phơi sáng và thiên văn, kèm theo đó là một số gợi ý về kỹ thuật chụp hiểu quả cho từng trường hợp.Bầu trời về đêm luôn có một vẻ đẹp kì bí và thơ mộng … Read More
  • Biểu đồ Histogram và cách đọc thông tinBiểu đồ histogram trong máy ảnh dùng biểu diễn sự phân bố tông sáng trong một bức hình. Biểu đồ là một dạng đồ thị hai chiều. Trên trục nằm ngang (trục hoành) từ trái sang phải, diễn tả mức độ tối qua sáng, trong kh… Read More

0 nhận xét:

Post a Comment