Cách cầm máy ảnh DSLR ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

Cách cầm máy ảnh DSLR

Tư thế và cách cầm máy ảnh thường không được quan tâm và bị bỏ qua bởi người sử dụng. Theo bạn nó có thực sự cần thiết ? Các hình ảnh của bạn có bao giờ bị nhòe do bởi máy ảnh bị rung chưa? sẽ có những vấn đề như mỏi tay, thiếu tập trung, hơi thở gấp gáp… và bạn không còn giữ được khả năng quan sát cần thiết khi chụp ảnh trong thời gian dài, nhất là khi bạn cầm trên tay chiếc máy ảnh không dưới vài kilogram

Một trong những điều đầu tiên bất kỳ ai, những người khi mua máy ảnh cần nên học, là làm thế nào để cầm chiếc máy ảnh đúng cách mà không bị mỏi mệt.

Khi bạn cảm thấy thoải mái và máy ảnh được giữ vững, nó sẽ cho phép bạn bố cục dễ dàng hình ảnh trong khung ngắm, bạn sẽ có nhiều thời gian để chú tâm vào những công việc quan trọng hơn

Cách cầm máy chính xác như thế nào, còn tùy thuộc vào loại máy ảnh và ống kính bạn đang sử dụng. Trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ tập trung vào dòng máy DSLR đang sử dụng rất phổ biến ngày nay.

Mọi việc sẽ trở nên đơn giản nếu bạn đặt máy trên một chân chống. Lúc này điều bạn cần quan tâm là học cách sử dụng chân máy. Giờ là lúc chúng ta bắt đầu
 
Tư thế cầm máy ngang

Hình 1

Tay trái của bạn được sử dụng như công cụ hỗ trợ và chịu hầu hết trọng lượng máy ảnh. Vì thế nó rất quan trọng và dường như đóng vai trò chính để giữ máy ổn định. Để cánh tay trái vững chắc, bạn cần áp sát tay vào phần hông và khủy tay tì lên phần bụng. Đặt máy ảnh trên bàn tay, nắm nhẹ các ngón tay xung quanh ống kính. Tư thế này cho phép các ngón tay dễ dàng điều chỉnh vòng lấy nét hay vòng chỉnh tiêu cự và thao tác các chức năng khác. Bạn phải tìm ra trọng tâm máy ảnh nằm ở đâu, nhất là khi bạn dùng ống kính dài và nặng. Tùy vào từng trường hợp tay trái của bạn có thể giữ ống kính hoặc thân máy. Dù cầm ở đâu bạn phải luôn giữ máy ảnh một cách thoải mái.

Cánh tay phải của bạn phải được sử dụng cho việc điều khiển những cài đặt trên máy ảnh. Bàn tay phải ôm ngang thân máy, các ngón tay bám vào tay cầm của máy ảnh, ngón cái choàng ra phía sau. Bạn phải bảo đảm ngón trỏ thoải mái và tự do khi bấm nút chụp hay xoay vòng điều khiển chính. Dù tay trái đóng vai trò chính để nâng máy ảnh, tuy nhiên bạn phải chắc rằng tay phải của bạn cầm đủ chắc nếu muốn buông tay trái ra khỏi máy. Bằng cách bám chặt các ngón tay vào tay cầm, trước khi buông lỏng cánh tay.

Khi bạn đã giữ máy ảnh một cách thoải mái với hai tay, hãy ép hai khuỷu tay của bạn vào hông để tạo sự hỗ trợ và giảm phần nào sức nặng của máy ảnh lên hai tay. Cách này giống như bạn đang giả lập một chân máy ảnh. Bạn cần làm quen với nó, vì trong lần đầu tiên có thể cảm thấy khó chịu.

Bây giờ là bước cuối cùng. Bạn đưa máy ảnh lên ngang phần trán sao cho mắt có thể áp sát vào khung ngắm. Như bạn thấy trong hình ở trên (hình 1), phần đầu hơi hướng về phía camera một chút.
 
Các lỗi thường gặp khi cầm máy ngang
Trường hợp  tồi tệ nhất bạn là khi bạn cầm máy chỉ với một tay và thiếu sự hỗ trợ của cánh tay còn lại. Không ai dùng hai tay để ôm máy ảnh, với ống kính dài, sức nặng sẽ gây áp lực lên hai cổ tay, về lâu dài có thể dẫn đến chấn thương


Hình 2                                               Hình 3

Sai lầm phổ biến thứ hai là thiếu sự hỗ trợ hai cánh tay. Khi bạn đưa khuỷ tay ra xa hông, sẽ làm cho cánh tay bạn bị mỏi. Sự mỏi mệt có thể làm bạn thiếu tập trung và giảm khả năng quan sát.

Một sai lầm nữa có thể làm hư máy ảnh của bạn là việc quên đeo dây máy vào cổ. Nó tăng nguy cơ rơi máy, khi bạn cầm không chắc. Nếu máy ảnh của bạn chưa có dây đeo, hãy mua ngay  một chiếc ở các cửa hàng bán máy ảnh


Hình 4                                               Hình 5

Thật ra, hầu hết mọi người đều không gặp khó khăn với tay phải, vì dường như không có nhiều chọn lựa khác khi cầm, tuy nhiên với tay trái thì còn nhiều vấn đề. Bạn có thể không biết đặt nó ở đâu

Lỗi thường thấy khi người sử dụng đặt nhẹ các ngón tay lên thân ống kính, và ngón cái đặt bên dưới ống kính (hình 5). Các ngón tay phía trên có thể vô tình che một phần ống kính phía trước và xuất hiện bên trong hình ảnh của bạn. Với cách cầm này gần như  không có sự hỗ trợ nào cho việc nâng máy ảnh. Tuy nhiên tư thế cầm này có thể áp dụng khi máy ảnh gắn ống kính dài hoặc nặng, lúc này ngón cái đóng vai trò nâng ống kính và khủy tay cần áp sát vào hông để tạo điểm tựa vững chắc.
 
Tư thế cầm máy dọc
Khi bạn muốn cầm dọc máy ảnh. Tay phải cầm máy ảnh và điều khiển các chức năng cài đặt. Toàn bộ trọng lực máy ảnh sẽ tựa lên lòng bàn tay phải. Bàn tay trái sẽ đóng vai trò hỗ trợ, bằng cách ép nhẹ máy ảnh vào trán và điều chỉnh các chức năng trên ống kính.
 

Hình 6                                               Hình 7

Một lần nữa, ở tư thế này, việc khép phần khuỷ tay vào phần ngực như một điểm tựa chắc chắn, bạn có thể tạo ra một thế vững vàng như chân máy và cánh tay không bị mỏi

Tôi biết điều này có thể không thoải mái với bạn trong những lần đầu thực hành, nhưng nó rất quan trọng, đặc biệt khi bạn giữ máy trong thời gian dài. Với tư thế này, bạn sẽ có cảm giác bị căng cơ, tuy nhiên nó sẽ kết thúc nhanh chóng, ngay sau đó.

Một sai lầm rất phổ biến trong tư thế chụp máy dọc, là giữ máy theo tư thế như hình 7. Máy ảnh tựa lên tay trái và sử dụng tay phải để hỗ trợ. Ở vị trí mà bạn phải giữ máy ảnh cao hơn bình thường để có thể nhìn vào khung ngắm. Nó sẽ rất khó khăn khi bạn muốn điều chỉnh các chức năng trên ống kính, khi đó máy ảnh dường như treo cao trên tay phải, sức nặng máy ảnh làm hơi thở bạn càng gấp gáp.

Tôi sẽ không nhắc lại các sai lầm khác tương tự như những trường hợp khi cầm máy ngang
 
Còn chân bạn thì sao?
 

Hình 8                                               Hình 9

Hai chân của bạn nên dang rộng bằng vai và chân trái đặt cao phía trước một chút để tạo sự ổn định và đầu gối hơi gập lại.  Vì bạn không còn những ngày tháng ở trường học, nên không cần phải đứng nghiêm trang hoặc giống như một người lính đang được huấn luyện (hình 9)
 
Hy vọng bài viết này phần nào giúp bạn cầm máy ảnh đúng tư thế . Sự thoải mái đóng góp một phần quan trọng khả năng quan sát và chất lượng hình ảnh. Yếu tố chính của bài viết này là dù ở tư thế nào, bạn phải tạo sự thoải mái ở cánh tay, và phần khủy tay phải luôn tựa vào hông hay bụng để tạo sự vững chắc và chống mỏi mệt. Hãy chia sẻ các vấn đề mà bạn gặp phải với chúng tôi và mọi người nhé.



(Nguồn: vnolas.com)


Related Posts:

  • Canon 70D ra mắt với công nghệ lấy nét hoàn toàn mớiMột lời khuyên chân thành cho những ai đang có ý định muốn mua một chiếc DSLR của Canon, hãy chịu khó chờ đến cuối tháng 07 hay đầu tháng 08 này đi. Lí do là bởi vì thời điểm này là lúc hãng sản xuất máy ảnh lớn nhất thế… Read More
  • DOF - Nút xem trường ảnh sâu trên máy ảnhChức năng xem độ sâu trường ảnh (DOF) cho phép người dùng thấy được độ nét thật của hình ảnh qua khung ngắm (viewfinder), như trong tấm hình sau khi chụp. Tuy nhiên, chức năng này không cho thấy được độ sáng tối thực tế của h… Read More
  • Ống kính Canon 50 mm f/1.8 sắp thêm bản có chống rungỐng kính vào loại phổ biến nhất dành cho người mới chơi máy DSLR của Canon sẽ có thêm hệ thống chống rung quang học IS. Canon mới đây đã được cấp bằng sáng chế mang số hiệu No. 2013-142782 tại Nhật Bản liên quan đến… Read More
  • [Nhiếp ảnh CB] Ký hiệu trên ống kínhCó quá nhiều hãng sản xuất máy ảnh. Nhưng hãng sản xuất ống kính cho các thương hiệu máy ảnh còn nhiều hơn. Đã thế, mỗi hãng lại có những ký hiệu viết tắt trên ống kính khác nhau. Thật đơn giản nếu chỉ định vị nhãn hiệu, tiêu… Read More
  • Cách cầm máy ảnh DSLRTư thế và cách cầm máy ảnh thường không được quan tâm và bị bỏ qua bởi người sử dụng. Theo bạn nó có thực sự cần thiết ? Các hình ảnh của bạn có bao giờ bị nhòe do bởi máy ảnh bị rung chưa? sẽ có những vấn đề như mỏi tay, thi… Read More
  • Nikon và Canon: Chọn lựa nào cho người dùng Việt?Hai cái tên Canon và Nikon hầu như không còn xa lạ với bất cứ người yêu nhiếp ảnh, ngay cả với những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, vẫn luôn có một câu hỏi rằng, giữa hai “đại gia” của làng máy ảnh này thì ai hơn ai? Bài viết … Read More
  • Thân gửi Canon/Nikon/Panasonic, việc cài firmware tùy chỉnh có làm mất bảo hành hay không?Trang DIYPhotographer.net mới đây đã gửi thư đến ba hãng Canon, Nikon và Panasonic để hỏi xem liệu việc cài đặt firmware tùy chỉnh (customer firmware) vào những máy ảnh của các hãng này… Read More
  • Làm sạch bụi cảm biến hình của máy ảnh (Dust-aid)Có nhiều cách để thực hiện việc làm sạch cảm biến hình bên trong máy ảnh DSLR, một trong những cách đó, sử dụng silicone để lau khô. Đây là phương pháp được cho là có thể làm sạch ở mức độ hoàn toàn không còn bụi bám trên cảm… Read More
  • Làm sao để tăng thời lượng dùng pin "máy ảnh" ???Tắt màn hình LCDDùng kính ngắm thay vì màn hình LCD khi chụp để tiết kiệm pin cho camera.Cách này không thể thực hiện được với vài mẫu máy ảnh. Nhưng nếu máy ảnh của bạn có kính ngắm quang, bạn có thể giữ lại một ít điện năng… Read More
  • Các nút cơ bản trên thân máy ảnh DSLR Dành cho các bạn mới bắt đầu. Mới có máy ảnh, việc làm quen với thân máy, các nút chức năng xung quanh thân máy và ống kính là rất cần thiết. Thấy thì đơn giản, nhưng có nhiều nút chức năng rất nhiều người ít khi đụng đến, mà… Read More
  • Canon EOS 70D sẽ ra mắt vào ngày 2/7Dự kiến sản phẩm thay thế model EOS 60D sẽ có giá thành thân máy khoảng 1.199 USD.Cách đây hơn một tháng, Canonrumors từng chia sẻ thông tin cho hay mẫu máy ảnh DSLR EOS 70D đang trong giai đoạn kiểm tra cuối cùng v… Read More
  • Canon đang phát triển cảm biến ảnh 3 lớp giống như Feveon của Sigma?Bạn còn nhớ chiếc máy ảnh Sigma DP3 Merill chứ, mẫu máy có cảm biến Foveon 3 lớp phân giải 46Mp? Ừm nhờ sự cải tiến độc đáo đó mà chất lượng ảnh của Merill được rất nhiều người tác dương. Và có vẻ như sự thành công đó đã khiế… Read More

0 nhận xét:

Post a Comment