12 cách điều chỉnh ISO thích hợp khi chụp ảnh ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

12 cách điều chỉnh ISO thích hợp khi chụp ảnh

ISO là đại lượng đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối với ánh sáng. ISO càng cao, máy bắt ảnh càng tốt khi chụp ở những nơi có điều kiện ánh sáng tồi. Tuy nhiên, không phải lúc nào ISO cao cũng có lợi. Độ nhạy sáng (ISO) là một con dao hai lưỡi. Khi ISO được điều chỉnh, độ nhạy của cảm biến ảnh sẽ thay đổi theo. Với ISO cao hơn, cần tăng tốc độ cửa trập và giảm khẩu độ nhằm hạn chế mức tiếp xúc của ánh sáng với cảm biến trên máy. Ngược lại, ISO càng thấp, độ nhạy của cảm biến ảnh càng thấp.
Như vậy, ISO linh hoạt khiến cho việc chụp hình ở những điều kiện ánh sáng khác nhau dễ dàng hơn. Khi ánh sáng yếu và lo ngại đèn flash có thể làm hỏng thần thái bức ảnh, ISO cao sẽ là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, ISO cao cũng đi kèm với nguy cơ “nhiễu” hay “hạt” cao. ISO càng tăng, ảnh chụp càng dễ sần, rạn. Do đó, bí quyết để có một nước ảnh thật mượt là chọn mức ISO thấp nhất có thể.
Sau đây là một số gợi ý giúp lựa chọn độ nhạy sáng thích hợp:
1. Nếu máy ảnh có chân cố định, hãy chọn tốc độ cửa trập nhỏ hơn, khi đó có thể hạ thấp ISO.
2. Khi không cần phải chụp xa, có thể tăng khẩu độ, để ánh sáng đi vào ống kính nhiều hơn và giảm bớt ISO.
3. Có thể sử dụng đèn flash thay vì tăng độ nhạy sáng.
4. Khi chụp những bức hình có tính trừu tượng, nên tăng ISO để tạo một độ sần cần thiết, nhờ đó có thể khắc họa thần thái, cá tính của ảnh.
5. Đối với những ảnh chụp có kích cỡ vừa phải, không cần phải phóng to, người chụp có thể thoải mái lựa chọn ISO.
6. Chỉ nên điều chỉnh ISO khi chụp thủ công hay bán tự động. Đối với chế độ chụp tự động hay chế độ mặc định, độ nhạy sáng được thiết lập sẵn trong máy là thích hợp nhất và không cần điều chỉnh thêm.
7. Trong trường hợp đã vừa ý với thần thái của ảnh chụp, nhưng nhiều hạt quá mức, người chụp có thể khắc phục bằng phần mềm miễn phí có tên ND Noise hoặc các phần mềm khác – tìm trên Google với từ khóa “Noise Reduction Software.”
8. Để ISO ở mức 3.200 khi chụp pháo hoa.
Chụp pháo hoa cần ISO cao.
9. Đôi khi sau nhiều lần chụp và điều chỉnh ISO, người chụp thường quên thiết lập trở lại mặc định ban đầu của máy. Cách khắc phục kì quặc nhưng lại rất hữu hiệu là dán một mẩu giấy ghi nhớ nhỏ dưới ống ngắm máy ảnh, giúp tự nhắc nhở sau mỗi lần chụp. Hoặc thay vì sử dụng các chế độ mặc định, có thể chụp hoàn toàn thủ công. Nhờ đó, người chụp có thể dễ dàng điều chỉnh ISO mỗi khi thay đổi khẩu độ và tốc độ cửa trập.
10. Một điều nên nhớ là luôn đặt ISO ở mức thấp nhất có thể. Bắt đầu với ISO 80 cho ánh sáng rực rỡ và 100 hoặc 200 khi ánh sáng yếu hơn. Người chụp có thể điều chỉnh ISO cao hơn nữa, nếu cần thiết, nhưng thường không quá 400 bởi độ nhiễu hạt tăng cao. Với điều kiện ánh sáng phức tạp, nên chọn chế độ chụp ưu tiên khẩu độ, sau đó điều chỉnh ISO theo khẩu độ.
12_cach_dieu_chinh_iso_thich_hop_khi_chup_anh_02
ISO 1250, Nikon D200
11. Ngoài ra, khi chụp nên thử trước với nhiều thiết lập ISO khác nhau. Chụp nhiều bức hình với các độ nhạy sáng khác nhau, người chụp có thể chọn ra được bức hình ưng ý nhất. Đây cũng là một cách thực hành để cải thiện khả năng lựa chọn ISO thích hợp với những điều kiện ánh sáng nhất định.
12. Sau khi chụp, việc điều chỉnh tăng độ tương phản cho hình có thể phản tác dụng, khiến hình càng thêm sần, rạn. Để khắc phục, sử dụng các phần mềm giảm nhiễu đã để cập ở mục trên.


Nguồn: tổng hợp

Related Posts:

  • Đánh giá máy ảnh DSLR Canon EOS 650DEOS 650D là máy ảnh DSLR đầu tiên trang bị màn hình cảm ứng của Canon, nổi bật với hệ thống lấy nét lai Hybrid AF cùng một số tính năng nâng cấp so với mẫu EOS 600D trước đây.Dù có bộ cảm biến 18 triệu pixel, camera EOS 650D … Read More
  • Cuộc chiến: Micro Four Third - Mirrorless và DSLRXu thế máy ảnh ống kính rời không gương lật với hai định dạng máy ảnh mới là Micro Four Third và Microless có làm bạn quan tâm không?Micro Four Third và MirrorlessĐịnh dạng máy ảnh mới Micro Four Third (MFT ) ra đời vào ngày … Read More
  • Các dòng DSLR của Canon trên thị trường 2013Canon là 1 trong hai thương hiệu lớn nhất trên thị trường máy ảnh DSLR. Danh mục sản phẩm của họ phủ kín tất cả các phân khúc, từ những model phổ thông nhất như EOS 1000D đến những model cao cấp nhất như EOS 1Ds Mark IV.A. Kh… Read More
  • Tìm hiểu về cảm biến máy ảnhCảm biến máy ảnh là một thành phần vô cùng quan trọng và được chế tạo với công nghệ cao, tuy vậy để có cái nhìn tổng quan nhất về nó cũng không quá phức tạp.Nếu như mắt người có các tế bào chịu trách nhiệm cảm nhận và phân bi… Read More
  • 10 "đồ chơi" biến iPhone thành máy ảnh DSLRCàng ngày càng có nhiều các nhà sản xuất phụ kiện tung ra các sản phẩm nhằm biến iPhone trở thành máy ảnh số chuyên nghiệp. Dưới đây là bộ sưu tập các phụ kiện hỗ trợ chụp ảnh tốt nhất cho iPhone được trang tin Cnet … Read More
  • Công dụng của tính năng Back-Button Auto FocusTừ nhiều năm nay, các máy Canon EOS đều tích hợp thêm một cách để máy tự động lấy nét mới, được gọi là “back-button AF”. Để kích hoạt tính năng này, chúng ta sẽ dùng ngón tay cái của bàn tay phải để nhấn nút nằm phía sau máy.… Read More
  • Top 5 ống kính Tamron đầu bảngVới việc hãng ống kính và thiết bị quang học Tamron ngày càng cho ra đời nhiều ống kính máy ảnh có chất lượng được cải tiến ấn tượng, cũng như việc người chơi ảnh, đặc biệt ở Châu Âu, ngày một chấp nhận các ống kính Tamron do… Read More
  • Canon hay Nikon: DSLR mà bạn nên mua?Có một câu hỏi gần như “muôn thuở” của những người đang bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh và tìm mua một máy ảnh DSLR, đó là nên mua máy của Canon hay Nikon. Và câu trả lời của nhiều nhiếp ản… Read More
  • Ưu – nhược điểm của máy ảnh không gương lậtTrước tiên, hãy cùng nhìn lại cách thức hoạt động của máy ảnh D-SLR. Cũng giống như máy ảnh chụp phim đơn ống kính phản xạ, cách thức hoạt động của DSLR dựa vào một gương lật nhằm điều khiển ánh sáng đi vào cảm biến bên trong… Read More
  • Cách vệ sinh cảm biến DSLRĐiều quan trọng cần nhớ là quá trình lau chùi cảm biến có thể làm hại đến máy ảnh nếu bạn sử dụng sai công cụNếu bạn nhìn kỹ ảnh khi chụp với máy ảnh số ống kính rời (DSLR) đã sử dụng lâu thì có thể sẽ thấy những vệt bẩn, đó … Read More
  • Sử dụng các chế độ ưu tiên khẩu độ, tốc độ và lập trìnhĐối với nhiều người sử dụng máy ảnh KTS, lúc nào nên chọn chế độ ưu tiên khẩu độ mở (A ở Nikon / Av ở Canon), ưu tiên tốc độ cửa chập (S ở Nikon / Tv ở Canon) và chế độ lập trình sẵn (P) là một câu hỏi phức tạp. Sau đây là hư… Read More
  • Nỗi "đau khổ" khi bước chân vào nhiếp ảnhĐừng nghĩ nhiếp ảnh thuần túy một thú chơi tao nhã – đằng sau nó là cả “một trời thương đau” mà hầu như các tay máy đều phải trải qua ít nhiều, để có được kết quả cuối cùng là những tác phẩm đẹp.Dưới đây là tổng hợp của Thom … Read More

0 nhận xét:

Post a Comment