Nỗi "đau khổ" khi bước chân vào nhiếp ảnh ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

Nỗi "đau khổ" khi bước chân vào nhiếp ảnh

Đừng nghĩ nhiếp ảnh thuần túy một thú chơi tao nhã – đằng sau nó là cả “một trời thương đau” mà hầu như các tay máy đều phải trải qua ít nhiều, để có được kết quả cuối cùng là những tác phẩm đẹp.

Dưới đây là tổng hợp của Thom Hogan về những “niềm đau” này.
Chỉ là một danh mục ngắn những nối khổ đau mà nhiếp ảnh gia thường phải trải qua

Thực hành nghệ thuật nhiếp ảnh mang lại khá nhiều Nỗi khổ đau:

• Nỗi đau khổ dậy sớm trước bình minh khi trời còn tối sẫm lọ mọ tìm vị trí đã trinh sát được từ năm ngoái.
• Nỗi đau khổ phải mang chân máy “hạng nhẹ” nặng 3kg.
• Nỗi đau khổ chuẩn bị chụp liên tiếp để ghép panorama trong khi ánh sáng cứ thay đổi liên tục.
• Nỗi đau khổ tìm hãng hàng không cho phép mang ba lô nặng 16k lên khoang.
• Nỗi đau khổ tải về máy tính 1 cái card đầy 32GB toàn file hình 36mp.
• Nỗi đau khổ chạy đua vũ trang về độ phân giải năm nay 36mp, năm sau 72mp.
• Nỗi đau khổ chụp bằng ống tiêu cự 400mm trở lên từ trong xe chụp ra.
• Nỗi đau khổ đang chụp ống 400mm trở lên mà bị vận động viên hay muông thú chạy đè lên.
• Nỗi đau khổ nhặt từng hạt bụi khỏi tấm hình gần hoàn thành.
• Nỗi đau khổ liên tục phải kiếm thêm ổ cứng và back up dữ liệu.
• Nỗi đau khổ phải dành phần lớn thời gian để tiếp thị và bán bản thân, chứ không phải là bán ảnh. 
• Nỗi đau khổ về các lo lắng về an ninh về nhiếp ảnh bất hợp pháp tại những nơi muốn chụp.





• Nỗi đau khổ phải cố giải thích cho nhân viên an ninh rằng họ đã sai và không được xóa file / tịch thu trang thiết bị. Nỗi đau khổ tìm thấy thông tin trên Internet nói rằng trang thiết bị mình chọn là đồ cùi bắp.
• Nỗi đau khổ phát hiện ra rằng Nikon lại thay đổi cách hoạt động của i-TTL.
• Nỗi đau khổ ngồi máy tính cả ngày để dán nhãn, phân loại hình ảnh.
• Nỗi đau khổ khi thấy giờ đây tự nhiên mọc ra một lô thứ biển báo/dây điện/hàng rào/cây đổ ngay ở khu vực cảnh quan ưa thích.
• Nỗi đau khổ bỗng nhiên phát hiện ra máy ảnh bị reset lại thiết lập ban đầu lúc nào không biết.
• Nỗi đau khổ quên mất phải reset lại mấy thứ mình cần.




• Nỗi đau khổ phải tinh chỉnh cả đống ống kính cho phụ hợp với từng máy ảnh của mình.
• Nỗi đau khổ chờ đợi ống kính yêu thích có bán tại cửa hàng.
• Nỗi đau khổ phát hiện ra rằng phải gửi trả lại máy về hãng để cân chỉnh lại một cái gì đó.
• Nỗi đau khổ khi biết hãng phán rằng đây là lỗi va chạm của người dùng trong khi mình mới bấm phát đầu tiên.
• Nỗi đau khổ khi thấy bụi nằm trong ống kính mới mua.
• Nỗi đau khổ gọi cho được bất kỳ ai ở Nikon chứ không phải ai đó ở Cộng Hòa Đominica.
• Nỗi đau khổ chờ hãng máy ảnh cập nhật phần mềm cho hệ điều hành mới.
• Nỗi đau khổ chờ hãng phần mềm sửa lỗi phần mềm hàng trăm đô mới mua.
• Nỗi đau khổ khi nghe tin hãng máy ảnh vừa cho cho thiết bị của mình lạc hậu bởi đời máy mới ra.
• Nỗi đau khổ khi phát hiện ra mình mang lộn adapter cho cục sạc hoặc mang lộn cục sạc.



• Nỗi đau khổ phải học thêm một phần mềm phức tạp nữa.
• Nỗi đau khổ của chuỗi công việc dài dằng dặc.
• Nỗi đau khổ phải gắn nhãn cho tất cả ảnh chụp bởi máy ảnh không chịu dán dòng Copyright vào EXIF.
• Nỗi đau khổ phải bảo hiểm tất cả trang thiết bị.
• Nỗi đau khổ thuyết phục vợ cho phép mua trang thiết bị.
• Nỗi đau khổ ráng nán lại chụp thêm một tấm khi cả nhà lại muốn chuyển qua cảnh đẹp khác.
• Nỗi đau khổ phải bảo quản một đống pin đã xạc.
• Nỗi đau khổ lại phải mua thêm đống pin mới bởi nhà sản xuất lại đổi kiểu pin.



• Nỗi đau khổ phải liên tục giữ cho trang thiết bị sạch sẽ.
• Nỗi đau khổ không có thiết bị mà chụp bởi máy phải gửi đi sửa chữa, bởi đôi khi hãng cũng hết cả máy để cho mượn tạm trong các chương trình dành tay máy chuyên nghiệp.
• Nỗi đau khổ khi biết rằng có tay mơ nào đó vừa đặt hết cả hàng mới ở cửa hàng.
• Nỗi đau khổ phải theo dõi cả đống card xem cái nào đã được copy vào máy, cái nào chưa.
• Nỗi đau khổ phải back up 2T ảnh, rồi thế nào cũng lại tới 2T video nữa.
• Nỗi đau khổ phải giữ sao cho máy ảnh khỏi rung, thập chí là cả khi đã để lên chân 3, thậm chí là đã khóa gương lật, thậm chí có cả điều khiển từ xa.
• Nỗi đau khổ khi tới địa điểm thật đẹp mà mưa nguyên ngày.
• Nỗi đau khổ khi bị rơi trang thiết bị (rồi ai cũng có ngày đó).
• Nỗi đau khổ phải scan bằng tay một đống phim slide 35mm, và lại ra cả đống dữ liệu để lưu trữ.



• Nỗi đau khổ chống ẩm cho máy khỏi tụ hơi nước, mốc.
• Nỗi đau khổ của tật viễn thị khi về già.
• Nỗi đau khổ của việc nhìn vào màn hình LCD trong khi đang đeo kính mát.
• Nỗi đau khổ của việc cứ phải trả tiền nâng cấp phần mềm hàng năm cho gần như là toàn bộ hệ thống trong chuỗi công việc.
• Nỗi đau khổ cứ phải liên tục nhặt rác trong mớ hình ảnh, và chụp sao tránh được rác.
• Nỗi đau khổ của việc tính toán độ sâu trường ảnh bởi nhà sản xuất chẳng chịu giúp mà cứ đá cho mình.
• Nỗi đau khổ phải tính toán thiết lập lấy nét sao cho đúng với chủ đề của mỗi ngày.
• Nỗi đau khổ phải ép cái hình bự cỡ 36mp chỉ để dùng cho Web.
• Nỗi đau khổ khi phát hiện ra hình mình trên web mà lại có tên thằng cha nào khác ký ở đó.



• Nỗi đau khổ khi phương tiện đi lại bị hư hỏng chết gí ở một vùng sâu vùng xa nào đó.
• Nỗi đau khổ khi phát hiện ra đã có 10 tay máy khác chiếm hết chỗ đẹp vào lúc bình minh.
• Nỗi đau khổ chờ đợi thiết bị GPS bắt được sóng vệ tinh.
• Nỗi đau khổ khi GPS cứ tìm sóng một hồi hết nguyên cả cục pin.
• Nỗi đau khổ khi bị xước màn hình LCD, đầu ống kính hay các thấu kính.
• Nỗi đau khổ khi ghi hình mà quên cắm micro rời.
• Nỗi đau khổ khi phát hiện ra cái miệng hood che nắng cong vênh làm tối mờ mấy góc của khung hình.
• Nỗi đau khổ quên tháo filters khi chụp thẳng vào nguồn sáng.
• Nỗi đau khổ quên mở, tắt chống rung khi cần.



• Nỗi đau khổ khi cố tìm hiểu tại sao máy ảnh lại không lấy nét được và cuối cùng nhận ra nó đang ở chế độ lấy nét tay (manual). 
• Nỗi đau khổ khi ống kính bị hư ngay trên tay mà ta chẳng làm gì nên tội (đúng là thi thoảng vẫn xảy ra).
• Nỗi đau khổ khi không thu được nhiều tiền khi bán lại thiết bị dùng rồi. Không phải là đầu tư gì nhưng mà cứ ngỡ phải được hơn.
• Nỗi đau khổ khi tới 1 sự kiện để chụp mà bảo vệ không cho vô vì mang thiết bị trông quá chuyên nghiệp.
• Nỗi đau khổ không thể ghi lại kịp hoặc nhớ hết những lời vàng ngọc mà diễn giả nổi tiếng trình bày ở hội thảo.
• Nỗi đau khổ khi không sẵn sàng máy ảnh đúng khi khoảnh khắc kỳ diệu xảy ra.
• Nỗi đau khổ khi vừa thiết lập xong hệ thống ánh sáng phức tạp thì ai đó lại đẩy trật nó đi, hoặc chủ đề lại chạy qua chỗ khác.
• Nỗi đau khổ khi đang trình bày thì máy chiếu bị hư bóng đèn.



Nguồn:yeunhiepanh

Related Posts:

  • Con người hòa nhập thiên nhiên trong body art đỉnh caoLấy cảm hứng từ tự nhiên, nghệ sĩ người Italy Johannes Stoetter đã biến những người mẫu sống thành những loài vật, hoa quả, cây cối… hòa nhập với môi trường xung quanh.Có lẽ bạn sẽ không tin vào mắt mình, nhưng con ếch mà bạn… Read More
  • Các dòng DSLR của Canon trên thị trường 2013Canon là 1 trong hai thương hiệu lớn nhất trên thị trường máy ảnh DSLR. Danh mục sản phẩm của họ phủ kín tất cả các phân khúc, từ những model phổ thông nhất như EOS 1000D đến những model cao cấp nhất như EOS 1Ds Mark IV.A. Kh… Read More
  • Ưu – nhược điểm của máy ảnh không gương lậtTrước tiên, hãy cùng nhìn lại cách thức hoạt động của máy ảnh D-SLR. Cũng giống như máy ảnh chụp phim đơn ống kính phản xạ, cách thức hoạt động của DSLR dựa vào một gương lật nhằm điều khiển ánh sáng đi vào cảm biến bên trong… Read More
  • Hướng dẫn Ghép Hình, và chỉnh Màu Da giống nhau !Cấp độ : Sau Newbie, đã biết tách hình, biết dùng Layer Mask & Cọ Brush để hiện các chi tiết.Ghép hình, (cũng như ghép vật, hoa, lá, cậy, xe, nhà.v.v...) , là không thể thiếu trong Xử Lý Ảnh Photoshop, khi ghép 2 hình vào… Read More
  • Chó được chụp ảnh chân dung như chủ nhânSebastian Magnani, nhiếp ảnh gia sinh năm 1985 người Thụy Sĩ, thực hiện loạt ảnh “chân dung chó” theo phương thức chụp dành cho người.Những người bạn bốn chân được mặc quần áo, làm tóc… sao cho giống với chủ nhân của chúng nh… Read More
  • Hướng dẫn sử dụng Light Room hiệu quả ( Phần I )Phần 1: Sử dụng Lightroom (để quản lý và hậu kỳ) đơn giản và hiệu quả I. Cài đặt Lightroom:Hiện nay trên Adobe.Com đã có bản Lightroom 4 (trial), bác nào muốn thử thì lên tải về.Giao diện của Lr 4Khi cài đặt xong, mở Lr … Read More
  • [ Photoshop ] Cách kết hợp ảnh 2 loài động vậtĐối với những bạn mới tập sử dụng Photoshop thì việc thành thục kỹ năng cắt và ghép ảnh là điều hết sức quan trọng bởi đây là một kỹ năng cơ bản. Với những hướng dẫn cực kỳ đơn giản, thủ thuật Photoshop cách kết hợp ảnh 2 loà… Read More
  • Hướng dẫn sử dụng Light Room hiệu quả ( Phần II )Phần 2: hậu kỳ ảnh với Lightroom Mục đích giới thiệu những tính năng về quản lý và xử lý (chỉnh sửa) hình ảnh của Lightroom tới những ngưới mới bắt đầu nên trong phần 1 chỉ giới thiệu những nét chính và đi thẳng vào vấn … Read More
  • Công dụng của tính năng Back-Button Auto FocusTừ nhiều năm nay, các máy Canon EOS đều tích hợp thêm một cách để máy tự động lấy nét mới, được gọi là “back-button AF”. Để kích hoạt tính năng này, chúng ta sẽ dùng ngón tay cái của bàn tay phải để nhấn nút nằm phía sau máy.… Read More
  • Kỹ thuật làm ảnh HDR như Dave Hill Dave Hill là một nhiếp ảnh gia có phong cách xử lý ảnh HDR cực kỳ ấn tượng , bài hướng dãn sau về cơ bản sẽ giúp bạn nắm bắt được những kỹ thuật như của Dave Hiil đã làm với ảnh của ông ấyNgưỡng mộ những bức ảnh tuyệt vời của… Read More
  • Những ống kính chụp chân dung phù hợp nhu cầuViệc sở hữu một chiếc máy DSLR sẽ luôn làm bạn đắn đo chọn lựa cho mình một hoặc vài ống kính đi kèm trong các tình huống chụp ảnh thông thường. Việc chụp ảnh chân dung gia đình, bạn bè, người thân luôn là chọn lựa hàng đầu c… Read More
  • 5 kẻ thù của máy ảnh mà bạn nên biếtMáy ảnh đắt tiền nhưng có có thể thành cục sắt do có thể bạn chưa đọc bài này để phòng tránh nóBụi bẩn và cátKhông gì nguy hiểm hơn là bị cát vào máy ảnh. Máy ảnh là một tổ hợp gồm nhiều chi tiết chuyển động, những thứ sắc và… Read More

0 nhận xét:

Post a Comment