Chọn mua và phân loại theo nhu cầu sử dụng máy ảnh ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

Chọn mua và phân loại theo nhu cầu sử dụng máy ảnh

Máy ảnh kỹ thuật số ngày nay rất phổ biến, hầu như mỗi gia đình đều trang bị cho mình một chiếc máy ảnh bình dân hoặc cao cấp tùy theo nhu cầu. Song nhiều người vẫn còn bối rối trong việc tìm máy ảnh phù hợp với nhu cầu của mình nên bài viết hôm nay sẽ trả lời những câu hỏi thường gặp trong việc chọn mua máy ảnh.


Chọn mua và phân loại theo nhu cầu sử dụng máy ảnh
 
 

Phân loại người dùng để chọn máy ảnh kỹ thuật số thích hợp:


1. Một nhiếp ảnh gia nghiệp dư


Tôi muốn chụp các bức ảnh để có thể gửi qua hòm thư cho bạn bè và gia đình, post lên mạng hoặc in với các kích thước nhỏ hơn 8×10 inches. Tôi muốn chiếc máy ảnh của mình phải dễ sử dụng để cho mọi người trong gia đình đều có thể sử dụng được, và máy phải gọn nhẹ để có thể mang theo mỗi lần đi chơi. Tôi sẽ in ảnh bằng các máy in phun rẻ tiền có thể in nhiều hình thức khác,tuy nhiên với mức tiền không nhiều tôi có thể mua được mua máy ảnh giá rẻ ?

Trả lời câu hỏi:

Những thông số kĩ thuật bạn nên chọn:


- Độ phân giải của máy ảnh từ 4 megapixels trở lên.

- Giá máy ảnh dao động 2 triệu đến 4 triệu.

- Loại ống kính Zoom từ 38mm đến 35mm, quy đổi theo máy phim 35mm

Bộ nhớ: Bộ nhớ trong, thẻ nhớ CompactFlash, Memory Stick, xD-Picture Card, hoặc Secure Digital/ Multimedia Card. Nên chọn máy ảnh dùng  loại thẻ phổ biến là SD( Secure Digital).

- Định dạng ảnh: JPEG

- Giao diện kết nối: USB, kết nối với ti vi NTSC/PAL

- Điều chỉnh độ phơi sáng :Tự động, các chế độ cảnh được chương trình hóa, chế độ bù đắp phơi sáng (thay cho chế độ phơi sáng tự động)

- Chỉnh tiêu cự Tự động.
- Đèn Flash Tự động, tràn ngập, giảm mắt đỏ

- Phần mềm Chỉnh sửa ảnh, album ảnh, slide show

- Đa phương tiện khác Quay video có tiếng

- Các đặc điểm khác:Cổng ra tương thích trực tiếp với máy in (PicrBridge); chương trình xóa mắt đỏ ngay trong máy; tự chỉnh phơi sángbộ ổn định hình ảnh quang hoặc cơ.

2. Bạn thích máy ảnh sành điệu, thời trang


Tôi muốn mua một máy ảnh mới nhất, thời trang nhất trước khi những người khác có được nó. Tôi muốn bạn bè và đồng nghiệp của mình phải trầm trồ về công nghệ mới nhất, các tính năng ưu việt nhất, tuy nhiên nó không được quá phức tạp và khó sử dụng. Đương nhiên tôi quan tâm đến giá cả của nó, tuy nhiên đó không phải là mối quan tâm lớn nhất.

Các đặc tính kĩ thuật của máy ảnh bạn nên chọn:


- Độ phân giải Từ 8 megapixels hoặc có thể cao hơn.

- Giá bán Từ 3 triệu đến 8 triệu

- Loại ống kính Zoom (từ ít nhất 36mm đến 108mm, quy đổi theo máy phim 35mm)

- Bộ nhớ: Bộ nhớ trong, thẻ nhớ CompactFlash, Memory Stick, xD-Picture Card, hoặc Secure Digital/MultimediaCard
- Dạng ảnh JPEG

- Giao diện USB, kết nối với ti vi NTSC/PAL

- Điều chỉnh độ phơi sáng Tự động, các chế độ cảnh được chương trình hóa, chế độ bù đắp phơi sáng.

- Chỉnh tiêu cự Tự động

- Đèn flash Tự động, tràn ngập, giảm hiệu ứng mắt đỏ

- Phần mềm Sửa ảnh, photo album, slideshow

- Đa phương tiện Chụp ảnh Paronama, quay phim HD, chụp ảnh 3D, quay phimvới tốc độ 30 hình trên giây có âm thanh và có khả năng zoom trong khi quay.

- Các đặc điểm khác Thiết kế siêu nhỏ, có thể trở thành một webcam, ghi âm, hỗ trợ Wi-Fi, màn hình LCD lớn, quay và chụp liên tục, zoom kĩ thuật số 12 lần trở lên, bộ ổn định hình ảnh quang hoặc cơ.

3. Máy ảnh dành cho Doanh nhân


Tôi muốn chụp mọi thứ tại hiện trường hoặc trong văn phòng, chụp sản phẩm hoặc người cho quảng cáo, công bố rộng rãi dưới dạng ảnh in hoặc trên trang Web, và có được chất lượng ảnh tốt nhất mà không cần thuê một thợ ảnh chuyên nghiệp. Tôi muốn có thể in ảnh bằng nhiều cách khác nhau, từ các máy in màu lazer hoặc một cửa hàng in ảnh nhanh nào đó. Tôi thường phải dùng chung camera với các đồng nghiệp.

Các đặc tính kĩ thuật của máy ảnh bạn nên chọn:


- Độ phân giải 10 megapixels trở lên.

- Giá bán tầm 5 -12 triệu

- Loại ống kính Zoom từ 36mm đến 130mm, quy đổi theo máy phim 35mm.

- Bộ nhớ Thẻ nhớ CompactFlash, Memory Stich, xD-Picture Card hoặc Secure Digital/Multimedia Card.

- Định dạng ảnh JPEG hoặc TIFF.

- Giao diện USB, kết nối với ti vi NTSC/PAL.

- Điều chỉnh độ phơi sáng Tự động, ưu tiên khẩu độ và cửa sập, bằng tay, các chế độ đo sáng điểm.

- Chỉnh tiêu cự Tự động, bằng tay.

- Đèn flash Tự động, tràn ngập, giảm hiệu ứng mắt đỏ, tương thích đèn flash ngoài.

- Phần mềm Phần mềm chỉnh sửa ảnh; phần mềm chia sẻ hình ảnh.

- Đa phương tiện Ghi âm, loa trong để nghe audio

- Các đặc điểm khác Hỗ trợ bảo mật kĩ thuật số, kết nối Wi-Fi,chế độ chụp văn bản, giờ thế giới, có hệ điều hành riêng, chức năng kết nối máy in.

4. Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp


Tôi muốn chụp ảnh tĩnh và quay video cho các trang web, sử dụng các hiệu ứng sáng tạo khi chụp và chỉnh sửa ảnh. Tôi muốn máy có các điều khiển ở mức độ chuyên nghiệp, ảnh in ở kích thước 8×10 inches hoặc lớn hơn ở các máy chuyên in ảnh chất lượng cao, có thể sử dụng kèm với nhiều phụ kiện và các loại ống kính khác nhau.

Các đặc tính kĩ thuật của máy ảnh bạn nên chọn:


- Độ phân giải: 14 megapixels trở lên.

- Giá bán: Từ 15 triệu trở lên.

- Loại ống kính Hỗ trợ: bộ chuyển đổi ống kính hoặc ống kính có thể thay thế hoặc zoom ở mức độ lớn nhất có thể. Tùy theo từng loại lens mà linh hoạt chức macro, tele, normal.

- Bộ nhớ: Các loại thẻ nhớ dung lượng lớn CompactFlash, Hitachi Microdrive, hoặc Secure Digital/MultiMediaCard.
- Dạng ảnh: JPEG, TIFF (YCbCr hoặc RGB), RAW.

- Giao diện: USB 2.0 hoặc FireWire, micro USB, HDMI.

- Điều chỉnh độ phơi sáng: Tự động, ưu tiên khẩu độ và cửa sập, bằng tay, các chế độ đo sáng điểm.

- Chỉnh tiêu cự: Tự động, bằng tay.

- Đèn flash :Tự động, tràn ngập, giảm hiệu ứng mắt đỏ, tương thích đèn flash ngoài.

- Phần mềm: Phần mềm chỉnh sửa ảnh với đầy đủ chức năng, phần mềm để điều khiển chụp bằng máy tính

- Đa phương tiện Ghi chú giải bằng giọng nói.
Các đặc điểm khác Tương thích với ống kính 35mm và các phụ kiện khác, có thể chỉnh sửa được các chế độ cho người sử dụng, hiển thị ảnh dưới các hình thức linh động, phong phú, bộ ổn định hình ảnh quang hoặc cơ.

5. Người trung lập


Tôi muốn mua một máy ảnh dễ sử dụng nhưng có thể nâng cấp được khi tôi thấy mê nhiếp ảnh hơn. Tôi muốn in các bức ảnh với kích thước nhỏ hơn 8×10 inches bằng chiếc máy in phun hạng trung, tuy nhiên tôi cũng muốn hình ảnh vẫn đẹp nếu in với kích thước lớn hơn với các máy in chuyên nghiệp hơn. Tôi không muốn bỏ ra quá 10 triệu.

Các đặc tính kĩ thuật của máy ảnh bạn nên chọn:


- Độ phân giải 7 megapixels hoặc có thể lớn hơn.

- Giá bán Từ  5 triệu -12 triệu.

- Loại ống kính : Hỗ trợ bộ chuyển đổi ống kính hoặc ống kính có thể thay thế hoặc zoom ở mức độ lớn nhất có thể.

- Bộ nhớ : Bộ nhớ trong, thẻ nhớ CompactFlash, Memory Stick, xD-Picture Card, hoặc Secure Digital/MultiMediaCard

- Dạng ảnh : JPEG, TIFF, RAW

- Giao diện: USB2.0, kết nối với ti vi NTSC/PAL, HDMI.

- Điều chỉnh độ phơi sáng : Tự động, ưu tiên khẩu độ và cửa sập, bằng tay, các chế độ đo sáng điểm

- Chỉnh tiêu cự Tự động, bằng tay

- Đèn flash Tự động, tràn ngập, đồng bộ chậm

- Phần mềm : Phần mềm chỉnh sửa hình ảnh ở mức trung bình

- Đa phương tiện Quay video có tiếng

- Các đặc điểm khác Điều khiển từ xa, dạng hiển thị linh động, tương thích với các bộ chuyển đổi ống kính và các phụ kiện khác, có chức năng trợ giúp trong máy, bộ ổn định hình ảnh quang hoặc cơ.

Đối với những người dùng máy ảnh DSLR nên chọn loại ống kính nào?


Trong thế giới ống kính máy ảnh có rất nhiều chủng loại từ loại ống kính rất nhỏ, tiêu cự cố định gắn trong tới các loại bằng kính, kích thước lớn, có thể tháo lắp được với lớp vỏ bọc quang học đặc biệt. Mỗi ống kính có ảnh hưởng tới thiết kế chung và các đặc điểm chức năng của máy ảnh sử dụng nó.  Phân loại thành 4 nhóm lớn để bạn có thể nhận biết loại nào là phù hợp nhất với bạn.

1.Ống kính có tiêu cự cố định


Loại ống kính này không có chức năng zoom quang học. Bạn nên chọn loại có thể chỉnh tiêu cự thay vì tiêu cự cố định, có thể chọn chế độ chụp cận cảnh (macro) hoặc phong cảnh (landscape). Loại này thường thấy ở các máy ảnh Sony.
Thích hợp nhất cho: người chụp ảnh nghiệp dư, người ít tiền.

Ưu điểm:
- Có thể sử dụng với các máy ảnh nhỏ hoặc siêu nhỏ.
- Tốc độ nhanh, dễ sử dụng.
- Giá thành thấp
- Ống kính thường cho góc nhìn rộng thích hợp với chụp phong cảnh và nhóm.
 
Nhược điểm:

- Không thể zoom gần tới các vật ở xa.
- Ống kính thường không cho phép chuyển đổi sang các loại ống kính có độ dài hoặc màn lọc khác.
- Thường chỉ có chất lượng quang học thấp nhất.

2. Ống kính linh động


Đây là loại ống kính có thể nằm gọn trong thân máy khi tắt và khi mở thì ống kính mới tự trồi ra ngoài.
Tốt nhất cho những nhiếp ảnh gia nghiệp dư, những người sử dụng máy ảnh sành điệu.

Ưu điểm:
- Sử dụng với các máy nhỏ, bỏ túi
- Ống kính luôn có một nắp bảo vệ

 
Nhược điểm:
- Thường không hỗ trợ thay ống kính hoặc màn lọc.
- Chỉ có thể zoom hai hoặc ba lần.
- Việc mở ống kính có thể làm tăng thời gian khởi động máy.
- Ít các chế độ lấy nét bằng tay thông qua sử dụng các phím.

3. Ống kính zoom cố định


Đây là loại ống kính cố định ở thân máy và không thể co vào khi tắt máy tắt.
Tốt nhất cho : những người trung lập, doanh nhân, người sành điệu, nghiệp dư nhưng cần chụp khung cảnh từ trên cao.

Ưu điểm:
- Có thể zoom tới 12 lần.
- Có len để có thể lắp thêm bộ chuyển đổi ống kính (góc rộng, cận), filters và còn có thể sử dụng với các ống kính đèn flash.
- Rất nhiều ống kính cho phép zoom chính xác và lấy nét bằng tay qua phím xoay thay cho các nút.
 
Nhược điểm:
- Máy cồng kềnh hơn so với các máy sử dụng ống kính linh động.
- Điều khiển máy ảnh phức tạp hơn so với những gì mà những người chụp ảnh không chuyên mong đợi.

4. Ống kính có thể thay đổi

Đây là loại ống kính SLRs kĩ thuật số (dSLRs), bạn có thể tháo toàn bộ ống kính ra khỏi thân máy và thay thế với một ống kính khác tương thích. Nếu như bạn đã có nhiều ống kính tương ứng với film 35mm, có thể bạn sẽ phải tìm hiều xem thân máy SLR có thể tương thích với các ống kính của bạn không.

Tốt nhất cho những người chuyên nghiệp.

Ưu điểm:

- Cho chất lượng ống kính tốt nhất.
- Có thể linh hoạt với mọi loại cảnh.
- Không cần phải mua máy ảnh mới khi muốn nâng cấp ống kính.
 
Nhược điểm:
- Khá đắt
- Ống kính thường to và nặng
- Tiêu cự không giống với các ống kính ở máy cơ, có thể gây rối và làm mờ nét ảnh.

Related Posts:

  • Xử trí khi lỡ tay đánh rơi máy ảnhDù rất cẩn thận nhưng đôi khi chiếc máy ảnh quý giá vì một lý do nào đó như lỡ tay, tuột dây… bỗng dưng rơi xuống đất, hay tệ hơn là rơi xuống nước. Tạp chí nhiếp ảnh Digital Photography School đã đưa ra những giải pháp giúp … Read More
  • Thích DSLR, tại sao không bắt đầu với một chiếc máy cũ?Khi mức sống ngày càng được nâng cao, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam dần chuyển sang ưa chuộng những món hàng “xịn”, hàng “đập hộp” chính hãng. Lẽ dĩ nhiên, mua một món đồ mới tinh, có xuất xứ rõ ràng, được bảo hành tr… Read More
  • Phụ kiện và bảo trì máy ảnhBộ vệ sinh máy ảnh này bao gồm khăn lau, dung dịch lau ống kính, bóng thổi và chổi lông sẽ rất hữu hiệu trong việc bảo vệ máy ảnh của bạn khỏi bụi bẩn.Chuẩn bịThiết bị: Bất kỳ máy ảnh thay ống kính nào. Mục tiêu: Nắm vữn… Read More
  • SÁNG TẠO ĐỘC ĐÁO CHO CAMERA MANKhông còn phải ôm, vác trên mình đủ các loại tạ để ổn định và cân bằng lực cho những thiết bị quay phim như Steadicam hay Flycam, giờ đây bạn có thể thoải mái di chuyển nhưng vẫn có thể giữ được sự ổn định của khung hình. Một… Read More
  • Cuộc chiến: Micro Four Third - Mirrorless và DSLRXu thế máy ảnh ống kính rời không gương lật với hai định dạng máy ảnh mới là Micro Four Third và Microless có làm bạn quan tâm không?Micro Four Third và MirrorlessĐịnh dạng máy ảnh mới Micro Four Third (MFT ) ra đời vào ngày … Read More
  • DSLR hay Compact: Lựa chọn nào cho người dùngRanh giới giữa những chiếc DSLR và máy ảnh du lịch, thậm chí là camera điện thoại đang dần bị xóa nhòa. Ấy thế nhưng giữa những chiếc máy ảnh nhỏ gọn và những “đàn anh” to lớn luôn có một khoảng cách. Bạn … Read More
  • Hướng dẫn Ghép Hình, và chỉnh Màu Da giống nhau !Cấp độ : Sau Newbie, đã biết tách hình, biết dùng Layer Mask & Cọ Brush để hiện các chi tiết.Ghép hình, (cũng như ghép vật, hoa, lá, cậy, xe, nhà.v.v...) , là không thể thiếu trong Xử Lý Ảnh Photoshop, khi ghép 2 hình vào… Read More
  • Hướng dẫn chèn Preset vào phần mềm LightroomPresets của Lightroom giống như Action của Photoshop, nó giúp bạn lấy toàn bộ thông tin từ 1 người nào đó đã thiết lập các giá trị màu sắc và ánh sáng và save thành 1 file mẫu , file này được gọi là Presets. Có nhiề… Read More
  • [ HOT ]Loại bỏ đối tượng dư thừa trong bức ảnhPhotoshop là môt phần mềm "cực đỉnh" trong lĩnh vực xử lý hình ảnh là việc quá rõ ràng, không cần bàn cãi. Tuy nhiên việc xử lý hoàn chỉnh một bức ảnh để đạt mức độ thật hoàn hảo còn tùy thuộc vào bức ảnh hiện tại, khả năng x… Read More
  • Sử dụng Lightroom để chỉnh ảnh chân dungĐể tiến hành thực tập theo bài hướng dẫn, dầu tiên các bạn tải ảnh về máy theo đường dẫn http://www.mediafire.com/?wu7lp3zjs00aukw . Đây là ảnh số nguyên bản xin vui lòng đảm bảo tác quyền ảnh.Bước 1: Nhập ảnh số vào Lightroo… Read More
  • Thiết lập máy ảnh cho lính mớiChụp ảnh rất là đơn giản, bạn chỉ cần mở máy DSLR lên, chọn chủ thể như thế là có thể chụp được rồi. Tuy nhiên, nếu trước khi chụp bạn bỏ ra vài phút để thiết lập các chế độ trong máy ảnh thì chắn chắc bức ảnh bạn chụp sẽ đẹp… Read More
  • Cách Làm Mờ Chuyển Động Khi Chụp HìnhNghệ thuật chụp ảnh thể thao nhấn mạnh đến yếu tố chuyển động của các đối tượng tham gia. Hầu hết các bức ảnh thể thao đều thể hiện được tính chuyển động trong một lần chụp, cho dù chuyển động đó rất nhỏ, rất chậm. Xin giới t… Read More

0 nhận xét:

Post a Comment