10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling

Đây là những lời gợi ý có lẽ sẽ giúp ích ít nhiều khi bạn bắt đầu chụp ảnh món ăn. Bài viết được lược dịch từ trang  drizzleanddip.com .Chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn có nhiều cách tiếp nhận kiến thức khác nhau thông qua các bài viết chia sẻ từ nhiều nguồn.

Nếu bạn muốn có một bức ảnh món ăn tuyệt vời cần lưu ý đến những yếu tố sau:
  1. Làm chủ hoàn toàn thiết bị
  2. Hiểu về ánh sáng
  3. Thể hiện tâm trạng, cảm xúc thông qua props và styling
  4. Trình bày món ăn
Một số kỹ năng bạn có thể học để thành thạo, nhưng số khác lại đến từ sự sáng tạo, sáng tạo trong nghệ thuật và tìm ra phong cách cá nhân.

1. Tìm hiểu về chiếc máy ảnh của bạn
Đây là công việc liên quan nhiều tới kỹ thuật, bạn có thể nắm bắt được nó tốt hơn, đọc nhiều sách, tham khảo nhiều tài liệu hướng dẫn từ sách giấy, website, hay học cách quan sát khi được tham gia vào một buổi chụp.
2Hiểu về ánh sáng:
Tìm hiểu về ánh sáng, mối liên hệ giữa nó với các đối tượng. Thử tìm ra loại ánh sáng tốt nhất phù hợp nhất cho từng bức ảnh của bạn. Bóng vật thể xuất hiện trong bức ảnh giúp tạo ra cảm nhận không gian ba chiều nhiều hay ít tùy thuộc vào cường độ, số lượng bóng đổ.
Sử dụng ánh sáng nhân tạo giả lập ánh sáng tự nhiên sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi khi buổi chụp không thể chụp ngoài trời vì lý do gì đó.





Salad rau củ  – Photograph by: Rong Vang
3. Tâm trạng, cảm xúc của một bức hình:
Điều gì quyết định phong cách và cảm xúc thể hiện của bạn, bạn sẽ sáng tạo ra một cái gì mới ? Bạn muốn trông nó bình thường hay thật trang trọng. Một bức ảnh tối hay sáng ? Gợi ý nhỏ bạn có thể diễn tả theo mùa, với những nguyên liệu đặc trưng của mùa đó, ví dụ: Một mùa đông lạnh giá được sưởi ấm bằng một bát soup nóng hổi. Background xung quanh quyết định rất nhiều tới cảm xúc của một bức hình, mùa hè với kem và trái cây cần mang lại cảm giác mát mẻ, tươi mới sẽ rất thu hút người xem.



everyday coffee vietnam food stylist web 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Everyday coffee – Photograph by: Rong Vang
4. Vị trí chủ thể trong bức hình:
Bạn sẽ tập trung focus vào điểm nào trong bức hình ? Gợi ý, hãy dùng quy tắc 1/3 trong nhiếp ảnh (The Rule of Thirds). Bạn có thễ đặt chủ thế chính ở trung tâm hoặc có thể dời nó sang 1 góc. Đảm bảo món ăn của bạn ở khu vực thu hút nhiều sự chú ý của mắt, sữ dụng props hớp lý để tôn chủ thể lên.
**Rule of Thirds (quy tắc 1/3) là một nguyên tắc căn bản rất cần thiết khi sắp xếp chủ thể trong ảnh của bạn dù đó là hình chụp ngang hay đứng.  Quy tắc này cho thấy rằng khi bạn đặt chủ thể của bạn nơi các đường kẻ giao nhau thì tạo điểm nhấn mạnh cho chủ thễ hơn là đặt tại trung tâm của ảnh.
Bạn thường bắt gặp các đường chia ảnh thành 9 phần trong các máy ảnh.



Rau lang Vietnamese ingredients porfolio egret grass food stylist 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Rau lang – Photograph by: Rong Vang


5. Độ sâu trường ảnh (Depth of Filed):
Đây là thuật ngữ chỉ vùng không gian mà mọi vật thể thuộc vùng đó đều hiện ra rõ nét. Một bức ảnh với độ sâu trường ảnh nông sẽ có một phần nhỏ đối tượng được rõ nét, các đối tượng còn lại sẽ bị mờ. Chính điều này tao ra những cảm xúc thú vị và thật sự nó hỗ trợ rất tốt việc chụp ảnh món ăn. Độ sâu trường ảnh trung bình, xuất hiện nhiều đối tượng được rõ nét hơn. Và độ sâu trường ảnh lớn với mọi đối tượng được thể hiện rõ nét.
Hãy nghĩ về loại thực phẩm bạn đang chụp, độ sâu trường ảnh bao nhiêu thì phù hợp.



rau diep egret grass food stylist web1 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Rau diếp  – Photograph by: Rong Vang


6. Lựa chọn phối cảnh và góc máy:
Bạn muốn chụp gần đến mức nào ? Bạn muốn chụp toàn cành món ăn hay chỉ muốn một góc  Một số loại thực phẩm khi chụp gần sẽ rất đẹp, nhưng số khác lại không, do đó điều này phụ thuộc rất nhiều vào loại thực phẩm mà bạn sẽ chụp.
Bạn cũng có thể tăng thêm điều thú vị bằng cách thay đổi góc chụp. Nghị về cách diễn tả thực phẩm tốt nhất: Chụp thằng góc 90 độ từ trên xuống, góc 45 độ… Ví dụ chiếc bánh pizza thường sẽ rất đẹp khi được chụp ở một góc cao.



tom rim Auntumn mood porfolio egret grass food stylist 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Tôm rim – Photograph by: Rong Vang
7. Chén dĩa và các vật dụng trang trí:
Dựa trên công thức nguyên liệu làm nên món ăn, tận dụng làm các vật trang trí. Chọn chén dĩa có màu sắc, hình dạng  phù hợp với món ăn, sử dụng những loại rau củ tươi ngon nhất, có thể xịt lên một ít nước hay quét thêm một ít dầu ăn để chúng giữa được độ tươi lâu hơn.
Luôn đảm bảo rằng prop sẽ không quá nổi bật mà làm chìm món ăn của bạn. Nên bắt đầu làm quen với các props màu trắng trước ki bắt tay vào sử dụng props màu sắc trong bức hình của bạn.



Mam chung egret grass food and prop stylist web 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Mắm chưng – Photograph by: Rong Vang
8. Màu sắc:
Bánh xe màu chỉ ra cho bạn biết những màu sắc nào khi kết hợp sẽ rất tuyệt. Màu sắc có độ tương phản cao sẽ giúp món ăn tăng phần nổi bật.



colour 8 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Bánh xe màu
9. Tạo ra cách sắp xếp thú vị trong ảnh của bạn:
Sử dụng chính cách nguyên liệu làm nên món ăn để tăng thêm cái cảm nhận thú vị dành cho người xem. Đây có thể xem là một điều quan trọng giúp bức ảnh của bạn tăng thêm sức truyền tải một câu chuyện, thêm sức sống.
Sữ dụng chén dĩa nhỏ sẽ giúp món ăn trông đầy hơn, thêm một vài vụn bánh, ít bột vương vải xung quanh tạo cảm giác như món ăn vừa được nấu xong…



bun ngheu doc mung 2 egret grass porfolio food stylist 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Bún nghêu dọc mùng  – Photograph by: Rong Vang
10.Thực hành:
Cách tốt nhất để bạn ngày một giỏi hơn là thực hành và sau đó thực hành nhiều hơn nữa. Đừng lo sợ việc mắc lỗi, vì đó là cách giúp bạn học được nhiều nhất.

0 nhận xét:

Post a Comment