June 2013 ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 1

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 2

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 3

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

Tự chụp ảnh cho bé yêu một cách dễ thương

Chụp ảnh cho bé yêu có vẻ thật dễ, vì trên đời này chẳng có em bé nào xấu, nhất là trong mắt cha mẹ. Tuy nhiên để bé có được những tấm ảnh đẹp - độc - lạ và không đụng hàng là chuyện không đơn giản.

7 gợi ý dưới đây sẽ mang đến nét hài hước nhẹ nhàng ghi dấu những khoảnh khắc đẹp cho bé yêu của bạn.

Chụp bé trên nền bảng trắng

Không chỉ làm nổi bật vẻ mặt ngộ nghĩnh, bạn còn có thể thêm vào bức ảnh những chú thích hài hước cho các mốc phát triển của bé. Đây là cách rất dễ thương nếu bạn muốn làm cho bé một cuốn nhật ký bằng hình ảnh. Có thể sẽ hơi khó chụp vì bé luôn ngọ nguậy, tuy nhiên đây là một ý tưởng rất thú vị.


Một chiếc áo, một năm

Với cách này, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bé lớn lên nhiều thế nào trong một năm. Và hãy nghĩ xem, sẽ buồn cười thế nào khi cứ vài tháng một lần bạn cho bé mặc lại bộ quần áo mà bé đã mặc khi mới chào đời.


Ở trong và ở ngoài

Hãy tưởng tượng một bức ảnh được chụp vài ngày trước khi bé ra đời, còn bức kia là vài ngày sau đó, cũng với tư thế cũ và chiếc áo cũ, nhưng giờ đây thay vào chỗ cái bụng bự của mẹ là bé con đáng yêu đang nhăn nhó hoặc đang cười. Có nhiều tư thể cho cách chụp này, nhưng tư thế để bé ngồi trong tay như thế này có vẻ được ưa thích nhất.


Mỗi tháng một lần

Một cách khác để ghi lại quá trình lớn lên của bé. Ở đây, em bé được chụp mỗi tháng một lần với chữ cái đầu của tên bé. Bạn có thể để bé cử động thoải mái. Chính sự đa dạng về tư thế làm cho loạt ảnh trở nên rất sinh động.


Với cún cưng

Nếu nhà bạn có cún cưng thì một bức ảnh như thế này là một gợi ý đáng cân nhắc. Liệu có gì thật êm đềm và... quý phái như cảnh hai chú chó điềm tĩnh canh chừng cho nàng công chúa/chàng hoàng tử bé bỏng - "kẻ" mà chỉ vài tháng nữa thôi sẽ túm tai, kéo đuôi và làm đủ trò thử thách tính kiên nhẫn của chúng. Trong các bạn hẳn đã có người từng thấy sự gắn bó đáng yêu giữa lũ trẻ và chú chó thành viên trong gia đình từ trước khi chúng ra đời - đó sẽ là một bức ảnh kỷ niệm được gìn giữ lâu dài.


Thêm ria!

Những bức ảnh này hẳn sẽ làm bạn bật cười khi lần đầu tiên xem chúng. Điều thú vị nhất ở đây là em bé cũng có vẻ rất phấn khích - bé thật sự "diễn" trước ống kính. Trông bé thật ngộ nghĩnh và thật cute, có đúng vậy không?.

Khoảnh khắc mẹ con

Thật êm đềm, kỳ diệu và ngọt ngào, liệu còn lời nào hơn nữa chứ


Chúc bạn sẽ có được những bức ảnh thật đẹp cho bé yêu nhà mình :) !!!!

Các nút cơ bản trên thân máy ảnh DSLR

Dành cho các bạn mới bắt đầu. Mới có máy ảnh, việc làm quen với thân máy, các nút chức năng xung quanh thân máy và ống kính là rất cần thiết. Thấy thì đơn giản, nhưng có nhiều nút chức năng rất nhiều người ít khi đụng đến, mà rất có thể nó rất hữu dụng. Có nhiều bạn hay hỏi cùng câu hỏi “nút này là nút gì?”, nên mình xin gửi bài này tham khảo. Các bạn đã giỏi, xin bổ sung cho phần cơ bản đầy đủ hơn thì thật là đáng quý.

Mặt trước của máy ảnh

1. Khử mắt đỏ
Khi chụp ảnh có đèn flash, ánh sáng rất mạnh từ đèn một mặt làm cho khung cảnh sáng lên, một mặt tác động trực tiếp tới cầu mắt, đi xuyên qua đồng tử tới các mạch máu nằm ở phía sau, và chính ánh sáng phản xạ mạch máu này khiến cho mắt bị hiện tượng đỏ lên trong ảnh. Hiện tượng này có thể thấy cả trên mắt người và mắt động vật. Mỗi người hay mỗi động vật lại bị ánh đỏ khác nhau, phụ thuộc vào lượng sắc tố phía sau võng mạc. Đèn này sẽ chớp vài cái truớc khi ảnh được chụp để khử hiện tượng này.

2. Vòng chỉnh nét
Ở chế độ lấy nét tự động (auto focus), vòng này sẽ xoay các thấu kính bên trong ống kính để lấy nét chủ đề. Ở chế độ lấy nét bằng tay với ống kính có vòng xoay tay, bạn sẽ xoay bằng tay để lấy nét.

3. Vòng zoom
Với ống kính zoom, xoay theo chiều kim đồng hồ để mở rộng góc nhìn và ngược lại, xoay ngược chiều kim đồng hồ để chụp cận cảnh chủ đề.

4. Nút bật đèn cóc
Khi chụp ở chế độ manual (M), đèn cóc không tự bật khi thiếu sáng, bạn bấm nút này để bật nó lên.

5. Chuyển đổi cơ chế lấy nét
Nếu trên ống kính có nút gạt này, bạn chọn AF (auto focus) để ống kính tự động lấy nét; chọn MF (manual focus) khi bạn muốn lấy nét bằng tay xoay vòng nét trên ống kính. 

6. Giảm rung
Cơ chế giảm rung ở ống kính Canon là IS (image stabilizer) và ống Nikon là VR (vibration reduction), là cơ chế giảm rung tạo sự ổn định hình ảnh trong trường hợp bạn rung tay, hoặc chụp trong hoàn cảnh máy ảnh có sự rung lắc nhẹ.

7. Microphone
Hầu hết các máy ảnh số ngày nay đều có chức năng quay video. Âm thanh sẽ được thu bằng micro này. Và, khi xoay vòng zoom hoặc vòng xoay nét của ống kính tạo ra tiếng động, micro này cũng thu luôn. Do vậy, các hãng cố gắng chế tạo các ống kính hoạt động thật êm để hạn chế âm thanh không mong muốn này.

8. Xem trước độ sâu trường ảnh (dof)
Nhấn vào nút này, bạn xem được độ sâu trường ảnh trước khi bấm nút chụp.

tinhte_camera_features_back 

Mặt lưng máy ảnh

1. Nút bù trừ sáng AE (Aperture/Exposure)
Ở chế độ Manual, kết hợp bấm giữ nút này và lăn bánh xe chỉnh, bạn có thể tăng giảm khẩu độ. Ở chế độ khác, nút này dùng để tăng giảm từng stop khẩu độ.

2. Chọn điểm lấy nét
Bấm nút này sau đó xoay bánh xe chính để chọn điểm lấy nét tự động của máy. Nút này cũng sử dụng để phóng to ảnh trên LCD.

3. Nút Lock AE
Bấm nút này để khoá đo sáng. Bạn cũng sử dụng nút này để thu nhỏ ảnh khi xem lại trên LCD.

4. Live view
Bấm nút này để chuyển qua chế độ chụp ảnh live view trên LCD.

5. Nút 4 chiều
Sử dụng để chuyển đổi các menu, sub-menu, sử dụng nút Set để chọn các thiết lập đơn. Nikon gọi nút này là nút Multi selector.

6. Self-timer
Nút này cho phép tuỳ chọn chụp một tấm, chụp liên tục và chụp hẹn giờ.

7. Playback
Xem lại ảnh đã chụp trong máy.

8. Erase
Biểu tượng thùng rác, xoá các ảnh từ LCD.

9. Menu
Vào menu để tuỳ chỉnh các thông số máy ảnh.

tinhte_camera_features_top 

Mặt trên máy ảnh

1. Đèn flash cóc
2. Nút bấm chụp
3. Bánh xe chính. Quay bánh xe này để chỉnh độ mở ống kính hay tốc độ màn trập. Ở Nikon nó được gọi là Command dial.
4. Nút ISO
5. Bật tắt máy
6. Mode dial. Xoay vòng này để chọn chế độ chụp.
7. Ngàm gắn đèn rời

Chúc các bạn vui vẻ.


Nguồn: tinhte.vn

Kỹ thuật chụp ảnh toàn cảnh (panorama)

[IMG]

Với hầu hết những sản phẩm máy ảnh Alpha hiện nay, để chụp 1 tấm ảnh Panorama (ảnh toàn cảnh) không còn là điều khó khăn thông qua chức năng Sweep Panorama ([IMG]) trên máy ảnh.

Để có 1 tấm ảnh Panorama đẹp, điều quan trọng bạn luôn luôn nhớ đó là đối tượng trong ảnh phải nét theo những bước sau:


1. Lấy nét vào đổi tượng (chủ thể) bằng cách nhấp nữa cò bấm (1/2 nút bấm chụp), ống kính hướng vào đối tượng
2. Vẫn giữ nút bấm chụp ở 1/2, quét ống kính qua trái/ phải tùy vào hướng quét của máy. 
3. Bấm hết 1/2 nút bấm chụp rồi quét đều theo hướng mũi tên trên LCD của máy ảnh


Lưu ý:
- Quét máy ảnh theo vòng cung với tốc độ không thay đổi và theo cùng hướng được chỉ ra trong màn hình LCD
- [Sweep Panorama] chỉ thích hợp với chủ thể tĩnh hơn là chủ thể đang di chuyển


[IMG]

- Khi sử dụng ống kính có 2 tiêu cự (ống kính zoom), nên sử dụng tiêu cự nhỏ nhất (góc nhìn rộng nhất)
- Lấy nét vào đối tượng chính
- Chọn kích cỡ hình ảnh và hướng quét trong [Menu] -> [Camera] hoặc [Image size]


Ưu điểm:
- Dễ sử dụng
- Biết ngay kết quả sau khi quét
- Chụp thay thế những ống kính góc rộng ở những nơi chật hẹp
- Chụp ảnh tập thể



Nhược điểm: Kích cỡ tối đa khi rọi ảnh: không quá 1m chiều ngang. 
Vậy với những máy ảnh không có chức năng Sweep Panorama hay bạn muốn rửa to với kích thước 2m chiều ngang thì làm cách nào? Không có cách nào khác ngoài cách làm thủ công như dưới đây:


Chụp ảnh Panorama theo cách thủ công:
Như bạn cũng biết, cách chụp pano truyền thống là để ngang máy, chụp 3 tấm, tấm sau đè lên 1/3, sau đó ghép lại thành 1 tấm panorama.


Nhược điểm của cách chụp này:
+ Do dùng lens Wide để chụp, lens wide thường hay bị cong 2 mép 2 bên nên đường chân trời trong ảnh sẽ bị cong.
+ Sẽ khó dùng soft để ghép do chênh lệch độ sáng
+ Độ phân giải không cao.
Nay chúng ta đã qua kỹ thuật số, không còn phải sợ tốn kém phim ảnh nữa, cho nên không cần phải hạn chế số khung hình, chụp càng nhiều càng tốt. 
Trước khi chụp, Bạn cần lưu ý vài điều sau:
+ Dựng đứng máy khi chụp để hạn chế đường chân trời bị cong
+ Chụp thoải mái từng khung hình 1, không cần phải canh tấm sau chồng lên mấy phần tấm trước
+ Chụp càng nhiều càng tốt
+ Lấy nét vào đối tượng hoặc vô cực (nếu không có đối tượng cần nhấn)
+ Wide hết cỡ, Tele cũng không sao cả nếu chủ thể ở xa
+ Tuỳ vào độ sáng của môi trường. Nếu đủ sáng thì không cần chân máy (thường là ánh sáng ban ngày)
+ Khẩu độ cài đặt từ 8 -> 11 (tùy vào độ sáng của môi trường chụp)
+ ISO100 - 200 tuỳ vào độ sáng để lấy tốc độ màn trập cao
+ Chụp RAW nếu muốn in khổ lớn
+ Chụp liên tục và đều, tránh gián đoạn khi chụp.


Để chụp được 1 tấm pano hoàn chỉnh, bạn thực hiện như sau:


Bước 1: Dùng chế độ A, khẩu 11 (hoặc 8), quét từ trái wa phải (hoặc từ phải qua trái tuỳ thói quen). Vừa quét vừa nhấn half-press, quan sát tốc độ màn trập nhảy như thế nào, sau đó chọn trị số tốc độ màn trập trung bình.


Bước 2: Sau khi đã biết được trị số khẩu độ và tốc độ màn trập trung bình. Chuyển qua chế độ M, cài đặt theo 2 giá trị đó.


Bước 3: Quét toàn cảnh lại 1 lần nữa, lần này chú ý sự thay đổi giá trị EV, điểu chỉnh lại tốc độ màn trập sao cho EV chạy trong khoảng từ -0.7 -> +0.7 (càng gần giá trị 0 càng tốt). Ngoài ra khi quét, chú ý bộ cục hình ảnh sẽ quét, cố gắng lấy góc nhìn rộng hơn đối tượng muốn chụp.


Bước 4: Sau khi đã xác định được khẩu độ, tốc độ màn trập và bố cục. Chuyển sang lấy nét thủ công (MF) và chụp. Vừa quét vừa bấm chụp, tấm sau cách tấm trc càng ít càng tốt. Chụp càng nhiều khung hình (frame) càng tốt. Và cố gắng quét sao cho đường chân trời thẳng (máy hất lên xuống cũng được)


Sau khi chụp xong, Bạn phải thêm bước xử lý để có 1 tấm ảnh Panorama hoàn chỉnh:


- Hình ảnh chụp pano cố gắng cho vào 1 thư mục riêng
- Dùng phần mềm Image Data Converter của Sony (hoặc các phần mềm xử lý RAW) convert RAW sang TIFF. Chú ý khi convert đừng động đến EV, các giá trị khác muốn thay đổi như contrast, saturation, sharpness...thì phải thay đổi cùng 1 giá trị cho tất cả các khung ảnh. Tốt nhất không thay đổi gì cả.
- Sau khi đã có file TIFF, dùng Autopano Pro hoặc Autopano Giga để ghép tất cả những file ảnh đó lại với nhau.


Đây được xem lại bước may mắn, quyết định thành công vì toàn bộ là do máy làm. Nếu autopano pro không ghép ra được tấm pano, bạn khoang thất vọng, hãy sử dụng 1 máy tính khác để ghép lại theo bước trên. Autopano pro ghép đc hay không còn tuỳ thuộc vào cấu hình của máy tính nữa.


Một số ví dụ về ảnh Panorama:
1. Ảnh Panorama đứng

[IMG][IMG]
2. Ảnh Panorama thông thường:
[IMG]
3. Ảnh Panorama đêm:
[IMG]

10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling

Đây là những lời gợi ý có lẽ sẽ giúp ích ít nhiều khi bạn bắt đầu chụp ảnh món ăn. Bài viết được lược dịch từ trang  drizzleanddip.com .Chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn có nhiều cách tiếp nhận kiến thức khác nhau thông qua các bài viết chia sẻ từ nhiều nguồn.

Nếu bạn muốn có một bức ảnh món ăn tuyệt vời cần lưu ý đến những yếu tố sau:
  1. Làm chủ hoàn toàn thiết bị
  2. Hiểu về ánh sáng
  3. Thể hiện tâm trạng, cảm xúc thông qua props và styling
  4. Trình bày món ăn
Một số kỹ năng bạn có thể học để thành thạo, nhưng số khác lại đến từ sự sáng tạo, sáng tạo trong nghệ thuật và tìm ra phong cách cá nhân.

1. Tìm hiểu về chiếc máy ảnh của bạn
Đây là công việc liên quan nhiều tới kỹ thuật, bạn có thể nắm bắt được nó tốt hơn, đọc nhiều sách, tham khảo nhiều tài liệu hướng dẫn từ sách giấy, website, hay học cách quan sát khi được tham gia vào một buổi chụp.
2Hiểu về ánh sáng:
Tìm hiểu về ánh sáng, mối liên hệ giữa nó với các đối tượng. Thử tìm ra loại ánh sáng tốt nhất phù hợp nhất cho từng bức ảnh của bạn. Bóng vật thể xuất hiện trong bức ảnh giúp tạo ra cảm nhận không gian ba chiều nhiều hay ít tùy thuộc vào cường độ, số lượng bóng đổ.
Sử dụng ánh sáng nhân tạo giả lập ánh sáng tự nhiên sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi khi buổi chụp không thể chụp ngoài trời vì lý do gì đó.





Salad rau củ  – Photograph by: Rong Vang
3. Tâm trạng, cảm xúc của một bức hình:
Điều gì quyết định phong cách và cảm xúc thể hiện của bạn, bạn sẽ sáng tạo ra một cái gì mới ? Bạn muốn trông nó bình thường hay thật trang trọng. Một bức ảnh tối hay sáng ? Gợi ý nhỏ bạn có thể diễn tả theo mùa, với những nguyên liệu đặc trưng của mùa đó, ví dụ: Một mùa đông lạnh giá được sưởi ấm bằng một bát soup nóng hổi. Background xung quanh quyết định rất nhiều tới cảm xúc của một bức hình, mùa hè với kem và trái cây cần mang lại cảm giác mát mẻ, tươi mới sẽ rất thu hút người xem.



everyday coffee vietnam food stylist web 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Everyday coffee – Photograph by: Rong Vang
4. Vị trí chủ thể trong bức hình:
Bạn sẽ tập trung focus vào điểm nào trong bức hình ? Gợi ý, hãy dùng quy tắc 1/3 trong nhiếp ảnh (The Rule of Thirds). Bạn có thễ đặt chủ thế chính ở trung tâm hoặc có thể dời nó sang 1 góc. Đảm bảo món ăn của bạn ở khu vực thu hút nhiều sự chú ý của mắt, sữ dụng props hớp lý để tôn chủ thể lên.
**Rule of Thirds (quy tắc 1/3) là một nguyên tắc căn bản rất cần thiết khi sắp xếp chủ thể trong ảnh của bạn dù đó là hình chụp ngang hay đứng.  Quy tắc này cho thấy rằng khi bạn đặt chủ thể của bạn nơi các đường kẻ giao nhau thì tạo điểm nhấn mạnh cho chủ thễ hơn là đặt tại trung tâm của ảnh.
Bạn thường bắt gặp các đường chia ảnh thành 9 phần trong các máy ảnh.



Rau lang Vietnamese ingredients porfolio egret grass food stylist 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Rau lang – Photograph by: Rong Vang


5. Độ sâu trường ảnh (Depth of Filed):
Đây là thuật ngữ chỉ vùng không gian mà mọi vật thể thuộc vùng đó đều hiện ra rõ nét. Một bức ảnh với độ sâu trường ảnh nông sẽ có một phần nhỏ đối tượng được rõ nét, các đối tượng còn lại sẽ bị mờ. Chính điều này tao ra những cảm xúc thú vị và thật sự nó hỗ trợ rất tốt việc chụp ảnh món ăn. Độ sâu trường ảnh trung bình, xuất hiện nhiều đối tượng được rõ nét hơn. Và độ sâu trường ảnh lớn với mọi đối tượng được thể hiện rõ nét.
Hãy nghĩ về loại thực phẩm bạn đang chụp, độ sâu trường ảnh bao nhiêu thì phù hợp.



rau diep egret grass food stylist web1 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Rau diếp  – Photograph by: Rong Vang


6. Lựa chọn phối cảnh và góc máy:
Bạn muốn chụp gần đến mức nào ? Bạn muốn chụp toàn cành món ăn hay chỉ muốn một góc  Một số loại thực phẩm khi chụp gần sẽ rất đẹp, nhưng số khác lại không, do đó điều này phụ thuộc rất nhiều vào loại thực phẩm mà bạn sẽ chụp.
Bạn cũng có thể tăng thêm điều thú vị bằng cách thay đổi góc chụp. Nghị về cách diễn tả thực phẩm tốt nhất: Chụp thằng góc 90 độ từ trên xuống, góc 45 độ… Ví dụ chiếc bánh pizza thường sẽ rất đẹp khi được chụp ở một góc cao.



tom rim Auntumn mood porfolio egret grass food stylist 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Tôm rim – Photograph by: Rong Vang
7. Chén dĩa và các vật dụng trang trí:
Dựa trên công thức nguyên liệu làm nên món ăn, tận dụng làm các vật trang trí. Chọn chén dĩa có màu sắc, hình dạng  phù hợp với món ăn, sử dụng những loại rau củ tươi ngon nhất, có thể xịt lên một ít nước hay quét thêm một ít dầu ăn để chúng giữa được độ tươi lâu hơn.
Luôn đảm bảo rằng prop sẽ không quá nổi bật mà làm chìm món ăn của bạn. Nên bắt đầu làm quen với các props màu trắng trước ki bắt tay vào sử dụng props màu sắc trong bức hình của bạn.



Mam chung egret grass food and prop stylist web 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Mắm chưng – Photograph by: Rong Vang
8. Màu sắc:
Bánh xe màu chỉ ra cho bạn biết những màu sắc nào khi kết hợp sẽ rất tuyệt. Màu sắc có độ tương phản cao sẽ giúp món ăn tăng phần nổi bật.



colour 8 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Bánh xe màu
9. Tạo ra cách sắp xếp thú vị trong ảnh của bạn:
Sử dụng chính cách nguyên liệu làm nên món ăn để tăng thêm cái cảm nhận thú vị dành cho người xem. Đây có thể xem là một điều quan trọng giúp bức ảnh của bạn tăng thêm sức truyền tải một câu chuyện, thêm sức sống.
Sữ dụng chén dĩa nhỏ sẽ giúp món ăn trông đầy hơn, thêm một vài vụn bánh, ít bột vương vải xung quanh tạo cảm giác như món ăn vừa được nấu xong…



bun ngheu doc mung 2 egret grass porfolio food stylist 10 thủ thuật dành cho chụp ảnh món ăn và Food Styling
Bún nghêu dọc mùng  – Photograph by: Rong Vang
10.Thực hành:
Cách tốt nhất để bạn ngày một giỏi hơn là thực hành và sau đó thực hành nhiều hơn nữa. Đừng lo sợ việc mắc lỗi, vì đó là cách giúp bạn học được nhiều nhất.

Samsung ra máy ảnh ống kính rời chạy Android vào tháng 6

Song song với lời xác nhận từ đại diện của Samsung, hình ảnh vừa xuất hiện trên mạng cho thấy mẫu máy ảnh mang tên Galaxy NX sẽ có màn hình cảm ứng rộng và chạy Android 4.0 như smartphone.


So với chiếc máy ảnh thông minh Galaxy Camera hay smartphone S4 Zoom vừa ra mắt, Galaxy NX có kích thước lớn hơn. Ngoại hình trông giống như các máy ảnh DSLR phổ thông, có đèn Flash dạng Pop-Up và cả khung ngắm chụp. Phần tay nắm được thiết kế dày và lớn hơn các model NX10 và NX20, phia sau là màn hình cảm ứng kích thước tương đương từ 4 đến 4,5 inch.

Theo SamMobile, Galaxy NX nằm trong dòng máy ảnh Mirroless có thể thay ống kính của Samsung, nhưng là model cao cấp. Máy sử dụng cảm biến APS-C độ phân giải 20,3 megapixel, IOS tối đa tới 25.600 và hỗ trợ quay phim Full HD 1.080p.

Schermafbeelding-2013-06-13-om-16-12-22-
Một bức hình thức tế về Galaxy NX.
JK Shin, Giám đốc ngành hàng di động của Samsung, mới đây đã xác nhận hãng chuẩn bị trình làng thêm một chiếc máy ảnh chạy hệ điều hành Android mang tên Galaxy NX, sau model Galaxy Camera của năm ngoái. Sản phẩm được tiết lộ sẽ góp mặt tại sự kiện ngày 20/6 tới của Samsung tại London, bên cạnh một số smartphone Galaxy và máy tính dòng Ativ chạy Windows 8.

5 lỗi đo sáng thường gặp và cách khắc phục

Là một nhiếp ảnh gia, bạn sẽ luôn quan tâm đến các chế độ đo sáng của máy ảnh, điều này nó ảnh hướng đến chế độ cân bằng trắng của máy ảnh hay còn gọi là White blance , và nó sẽ ảnh hướng đến màu sắc và ánh sáng của tấm ảnh
1. Chủ thể màu trắng hay đen chuyển thành xám
Hệ thống đo sáng của camera thường xem độ sáng của cảnh chụp là chuẩn tông màu trung bình (midtone). Ảnh có thể có những vùng rất sáng hoặc rất tối, nhưng độ sáng trung bình là nằm ở giữa các vùng này. Do đó, nếu bạn chụp đầy khung hình với một chủ thể rất sáng, thí dụ như phong cảnh mùa đông hay bãi biển đầy cát sáng lóa, camera sẽ giảm độ phơi sáng để xem đó là midtone và dẫn đến chủ thể màu trắng thường bị xám màu. Trong trường hợp ngược lại, nếu hệ thống đo sáng của camera bị nhầm lẫn và xem vật thể màu đen là midtone thì sẽ dẫn đến chủ thể màu đen cũng bị chuyển thành xám.
5 lỗi thường gặp khi đo sáng trong nhiếp ảnh
Giải pháp khắc phục khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tính năng điều khiển độ bù sáng nhằm tăng độ phơi sáng lên cao hơn so với giá trị do camera đề nghị để làm cho chủ thể đúng màu trắng, hay giảm độ phơi sáng và làm cho chủ thể đen trở lại. Hãy theo dõi biểu đồ histogram hiển thị trên màn hình và kéo vạch chỉ về phía phải của thước đo để tăng độ phơi sáng hay kéo về phía trái để giảm độ phơi sáng. Tuy nhiên, đừng tăng độ phơi sáng quá nhiều và hãy chừa một đỉnh lớn ở đầu phía phải của biểu đồ, tránh tình trạng nhiều chỗ sáng nhất của ảnh sẽ bị “cháy”.

Một cách khác để tránh lỗi này là đặt một tấm bìa màu xám trước ống kính camera và trong cùng ánh sáng như chủ thể chính. Sau đó, chỉnh camera sang chế độ phơi sáng thủ công và thiết lập chế độ đo sáng điểm (spot-metering). Hãy lưu ý để tấm bìa xám lấp đầy khu vực đo điểm và chỉnh độ phơi sáng theo đề nghị của camera. Tiếp theo, lấy tấm bìa xám ra khỏi khung hình và bố cục ảnh theo thiết lập độ phơi sáng đã thực hiện rồi nhấn nút chụp. Khi đó, camera sẽ có độ cân bằng xám đúng với môi trường ánh sáng mà bạn đang chụp và cho màu sắc chính xác hơn.
2. Chọn sai thiết lập ISO
Nếu muốn chụp trong nhà với điều kiện thiếu sáng mà không có chân máy, bạn nên chỉnh thiết lập độ nhạy sáng (ISO) ở mức cao nhất. Khi đó, bạn sẽ thấy camera đề nghị tốc độ màn trập rất cao trong khi khẩu độ rất nhỏ.
5 lỗi thường gặp khi đo sáng trong nhiếp ảnh
Nếu camera đang thiết lập ở chế độ chụp tự động hay bán tự động, trong vài trường hợp bạn có thể sẽ không chụp được vì đã vượt tốc độ màn trập tối đa hay thiết lập khẩu độ tối thiểu không đủ nhỏ.
Độ nhạy sáng ISO lý tưởng được khuyên dùng khi chụp ngoài trời hay những nơi có điều kiện nhiều ánh sáng là 100 hay 200, trong khi ISO phù hợp để chụp trong nhà là 400 hay 800. Các mức ISO từ khoảng 1600 trở lên chỉ phù hợp ở những nơi có điều kiện sáng rất yếu và đồng thời cũng thường gây ra hiện tượng nhiễu hạt (noise).
3. Tốc độ quá chậm không “bắt” được chuyển động
Khi đang cố gắng tập trung chỉnh độ phơi sáng để giữ lại tất cả các vùng sáng nhất và các vùng tối bị nhiễu hạt, bạn rất dễ quên là màn trập cần phải chỉnh đủ nhanh để chụp được mọi chuyển động trong cảnh.
Đây là vấn đề đặc biệt thường gặp khi chụp trong nhà với điều kiện tương đối thiếu sáng hay chụp ảnh trong một buổi diễn âm nhạc. Trong vài trường hợp, bạn chỉ cần chỉnh thêm khẩu độ một chút để tốc độ màn trập nhanh hơn, nhưng thường thì bạn cần tăng thêm thiết lập ISO. Nhiều nhà nhiếp ảnh thường ngại dùng thiếp lập ISO cao vì sợ ảnh bị nhiễu, nhưng nếu bạn chỉnh trong tầm độ nhạy có sẵn của camera và không dùng các thiết lập mở rộng thì không sao cả. Nên nhớ là ảnh bị nhiễu còn hơn là bị mờ.
Một giải pháp khác là dùng đèn flash để thêm ánh sáng và cũng sẽ tăng tốc độ màn trập nhanh hơn. Phương pháp này thường được dùng để chụp ảnh chân dung bạn bè và gia đình trong nhà. Nhưng để chụp các buổi diễn âm nhạc, bạn phải dùng thiết lập ISO cao và khẩu độ lớn.
4. Chủ thể ngược sáng bị thiếu sáng
Khi chủ thể được chiếu sáng từ phía sau hay bị tối hơn hậu cảnh xung quanh, camera có thể dễ bị lẫn lộn để phơi sáng phần quan trọng nhất của ảnh trong khi cố cân bằng độ phơi sáng của toàn khung hình.
5 lỗi thường gặp khi đo sáng trong nhiếp ảnh
Cách đơn giản nhất để có được đúng độ phơi sáng với chủ thể ngược sáng là chuyển sang chế độ đo sáng điểm (spot-metering) hay đo sáng ưu tiên trung tâm (centre-weighted).
Chế độ centre-weighted chú trọng nhiều hơn vào việc phơi sáng phần trung tâm của khung hình cho chính xác. Trong khi đó, chế độ spot-metering chỉ chú trọng vào độ sáng của vật thể ở dưới vùng đo sáng điểm khi chọn thiết lập độ phơi sáng.
5. Mây trong ảnh phong cảnh bị quá sáng
Lỗi này xảy ra khi thiếu cân bằng giữa độ sáng của bầu trời và mặt đất trong ảnh phong cảnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hệ thống đo sáng của camera đã ưu tiên cho tiền cảnh và chỉnh độ phơi sáng khiến phần sáng nhất của bầu trời bị “cháy”. Vấn đề này có thể giải quyết bằng cách dùng kính lọc ND Grad để cân bằng độ phơi sáng của cảnh chụp hay áp dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại để tạo ảnh tầm động cao HDR (high dynamic range).
5 lỗi thường gặp khi đo sáng trong nhiếp ảnh
Phương pháp chụp ảnh HDR tốt nhất được thực hiện bằng cách ghép hai hay nhiều ảnh được chụp với các thiết lập độ phơi sáng khác nhau, một thiết lập cho bầu trời và một thiết lập khác cho mặt đất. Sau đó các ảnh này có thể ghép lại bằng phần mềm biên tập hình ảnh hay phần mềm HDR chuyên dụng. Vì hai ảnh cần phải khớp với nhau nên quan trọng là không được dời vị trí của camera, tốt nhất là nên đặt camera trên chân máy thật vững chắc.
Một số camera ngày nay có trang bị sẵn tính năng chụp ảnh HDR, do đó bạn có thể chụp trực tiếp trên camera mà không cần phải sử dụng thêm bất kỳ phần mềm biên tập nào để cho ra bức ảnh ưng ý nhất

Máy ảnh siêu bền Pentax WG-3 có thêm phiên bản màu trắng

Pentax WG-3 là sản phẩm thuộc dòng máy ảnh compress siêu bền từng được hãng giới thiệu hồi tháng 3/2013. Máy có thiết kế ngoại hình khá “hầm hố” với khả năng hoạt động bền bỉ gần như trong mọi điều kiện thời tiết.  Tính đến thời điểm này, ngoài 2 phiên bản màu tím và xanh lá cho indication WG-3 hỗ trợ GPS tích hợp, WG-3 còn có các bộ cánh khác là đen, màu cam và màu trắng (mới nhất) đại diện cho các phiên bản thường.

Pentax WG-3 phiên bản màu trắng mới cũng thừa hưởng những tính năng tương tự như mẫu WG-3 giới thiệu hồi tháng 3/2013. Ảnh: Pentax.

Pentax WG-3 nổi bật bởi thiết kế cụm 5 đèn peep LED chạy dọc xung quanh cụm ống kính wizz quang 4x (tiêu cự từ 25 đến 100 mm, độ mở f2.0 – 4.9) rất thích hợp cho nhu cầu chụp ảnh cận cảnh dưới nước. Nội lực của máy là bộ cảm biến ảnh độ nhạy sáng cao BSI-CMOS độ phân giải 16 megapixel, hỗ trợ dải nhạy sáng ISO từ 125 đến ISO 6400 và công nghệ chống stage tích hợp. LCD 3” ở mặt sau máy hỗ trợ độ phân giải 460.000 điểm ảnh và lớp phủ chống chói đặc biệt, hứa hẹn mang lại chất lượng hình ảnh rõ nét ngay cả trong những môi trường nhiều nguồn sáng. Mẫu máy ảnh siêu bền này có thể “lặn sâu” đến 13,7 mét, chịu va đập khi rơi từ độ cao 2 mét và hoạt động trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt xuống đến -10 độ C. Ngoài ra, phần khung máy còn được thiết kế chịu sức ép lên đến gần 100 kg. Pentax WG-3 cũng hỗ trợ ghi hình Full HD 1080/30p. Pin sạc tích hợp Lithium-ion D-LI92 cho thời lượng chụp ảnh khoảng 240 tấm với một lần sạc đầy.

Ngoài phiên bản WG-3 mới màu trắng, trong lần giới thiệu sản phẩm mùa hè năm nay, Pentax còn tung ra mẫu máy ảnh bỏ túi tên gọi Efina với thiết kế ngoại hình nhỏ gọn, nhiều phiên bản màu sắc cùng những hoa văn in nổi rất thích hợp cho người dùng nữ giới. Pentax Efina có kích thước chỉ 87 x 54 x 21 mm, trọng lượng khoảng 91g. Tuy khá gọn nhẹ nhưng Pentax Efina vẫn tỏ ra rất cứng cáp nhờ thiết kế phần khung nhôm cao cấp. Nội lực của máy là cảm biến CCD kích thước 1/2,3” độ phân giải 14 megapixel, cụm ống kính wizz quang 5x độ mở f3.5 – 6.3, tiêu cự 26 – 130 mm (tương đương với máy phim 35 mm).
pentax-efina-red-1370313131_500x0.jpg
Pentax Efina có thiết kế khá nữ tính. Ảnh: Pentax.

Pentax Efina cũng được trang bị hệ thống ổn định hình ảnh thiết kế có độ nhạy cao với các stage động – nhằm mang lại những hình ảnh sắc nét nhất cho người dùng. Pentax Efina còn hỗ trợ chức năng nhận diện khuôn mặt cùng 16 chế độ chọn cảnh tự động tối ưu. Máy sở hữu màn hình LCD kích thước 2,5” độ phân giải 230.000 điểm ảnh, đèn peep tích hợp tầm hoạt động 4,1 m. Thiết bị còn tương thích tốt với các định dạng thẻ nhớ không dây Eye-FI. Pin sạc Lithium-ion D-LI109 cho thời lượng chụp khoảng 200 ảnh.

Pentax Efina hiện đang có mặt trên thị trường với giá bán dự kiến khoảng 122,5 USD. Riêng indication Pentax WG-3 sẽ chỉ xuất hiện vào tháng 7/2013 với giá thành dự kiến khoảng 299,95 USD tại một số thị trường mà hãng chỉ định.

Tham quan thành phố Barcelona từ trên cao.

       Barcelona là một trong những thành phố cổ nổi tiếng nhất trên thế giới. Theo một trong những truyền thuyết, thành phố được thành lập bởi Hercules, người anh hùng huyền thoại của thần thoại Hy Lạp. Truyền thuyết thứ hai cho rằng Barcelona được sáng lập bởi Carthage Hamilcar Barca, cha của người chỉ huy Hannibal.



  Do vị trí lý tưởng của nó trên bờ biển Địa Trung Hải, Barcelona là một thành phố thịnh vượng, qua nhiều lần bị bao vây và  chinh phục bởi  nhiều quốc gia, gồm người La Mã, Visigoth, người Moor, Franks, Anh và các quốc gia khác. Mặc dù vậy, thành phố này vẫn bảo tồn được di sản của nó cho đến hôm nay.


  Trung tâm của thành phố cổ là quảng trường Gothic. Nó vẫn còn nhiều kiến trúc được xây dựng từ thời Trung Cổ, và thậm chí một số tòa nhà được xây dựng trong khoảng thời gian của các khu định cư La Mã đầu tiên. Ngay bên cạnh quảng trường Gothic là La Rambla, một đường phố năng động điểm đến thích hợp cho những người thích lập kế hoạch một chuyến đi đến Barcelona. Bên cạnh các cửa hàng  và nhà hàng, hầu hết các tòa nhà ở đây đều mang một nét kiến ​​trúc riêng. Đặc biệt là khu chợ Boqueria cũ được xây dựng bằng thủy tinh và  trang trí với phong cách mosaics, cùng với  tượng đài Columbus cao 60 mét Columbus. Tượng đài đứng chính xác nơi các nhà thám hiểm nổi tiếng đã hạ cánh từ chuyến đi đầu tiên tới Mỹ.


Bản thân thành phố bao gồm nhiều ngọn đồi với độ cao khác nhau. Điểm cao nhất (500 mét trên mực nước biển) là núi Mount Tibidabo tâm nhin đẹp như tranh vẽ của Barcelona. Tên của ngọn núi xuất phát từ tiếng Latin «Tibi Dabo» («tôi  đưa cho bạn»), những lời nói của ma quỷ thì thầm với Thiên Chúa .

Điểm cao thứ hai (173 mét) là núi Montjuic, Barcelona nơi tổ chức Hội chợ Thế giới năm 1929 và Olympic mùa hè năm 1992. Những địa điểm được yêu thích của người dân địa phương là đài phun nước ma thuật có hình elip kết hợp với ánh sáng, âm nhạc, và  pháo hoa. Xa hơn một chút đến đỉnh núi, chúng tôi có thể tìm thấy công viên  Montjuïc Park và khu vực Olympic, cũng như lâu đài Montjuic , một trong những tòa nhà lịch sử nổi tiếng nhất ở Barcelona. Nó được xây dựng vào thế kỷ 17-18 để bảo vệ thành phố. Trong quá trình lịch sử lâu đài đã được sử dụng : bởi các lãnh đạo Anh Count Peterborough và  quân đội của Napoleon. Ngày nay, nó là một bảo tàng quân sự.
                             
Tại chân núi nằm Plaza de España, một trong những quảng trường lớn nhất trong thành phố đã được dành riêng cho các   dịp Hội chợ năm 1929 thế giới. Có hai tòa nhà   cao 47 mét nằm phía trước quảng trường kết hợp với  một đài phun nước tuyệt đẹp được trang trí với  phong cách điêu khắc  Baroque.Trung tâm thương mại Plaza de España ở Barcelona đại diện  như là một biểu tượng của sự vĩ đại trước đây của thành phố, và ngày nay nó cũng là một biểu tượng của thành phố-nhà nước hiện đại.

Di tích lớn khác của thế kỷ 20 bao gồm cung điện Catalan Music, một ví dụ tốt về Catalan phong cách hiện đại, được xây dựng bởi các kiến ​​trúc sư Luis Domenech i Montaner, và tháp Agbar, một tòa nhà chọc trời 38 tầng hiện đại (mặc dù bốn tầng của nó dưới lòng đất ). Hình dạng của tháp được lấy cảm hứng từ nước, hình dáng ngoạn mục của núi Montserrat gần đó, và tháp chuông của nhà thờ Sagrada Familia ở Barcelona. Toàn bộ cấu trúc này được làm bằng kim loại và các tấm kính màu.


Từ tầm nhìn toàn cảnh   của Barcelona du lịch ảo 360 sẽ cho bạn thấy thành phố từ góc nhìn của một con chim, vì thế bạn có thể thấy gần như toàn bộ thành phố. Bạn có thể chọn bất kỳ địa điểm nào của Barcelona   bạn quan tâm nhất trong và zoom in Thưởng thức chuyến tham quan ảo của bạn nhé!