KỸ THUẬT CHỤP ẢNH ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

KỸ THUẬT CHỤP ẢNH

Kỹ thuật chụp lia máy
Chụp lia máy (panning) là một kỹ thuật nhiếp ảnh đã được sử dụng từ rất lâu và giúp nhiếp ảnh gia tạo ra những hiệu ứng đẹp và lạ mắt nhưng cũng phải khổ luyện mới thành tài - hoặc phải gặp hên. Đúng như tên gọi của kỹ thuật này, người chụp “lia máy” theo chủ thể đang chuyển động muốn chụp với tốc độ cửa chập (shutter speed) đặt rất chậm (khoảng dưới 1/60 giây) để tạo ra những bức ảnh trong đó chủ thể (hoặc một phần chủ thể) nét (tương đối) còn hậu cảnh - và đôi khi cả tiền cảnh - bị nhòa đi do máy di chuyển theo chủ thể. Tùy vào ý tưởng sáng tạo của người chụp sẽ quyết định nên đặt tốc độ cửa chập và cách lia máy (hay ngoáy máy) như thế nào cho phù hợp.

Về căn bản, kỹ thuật chụp lia lợi dụng tốc độ cửa chập chậm và động tác lia máy theo chủ thể để vừa giữ được nét của chủ thể, vừa tạo hiệu ứng nhòe hình của hậu cảnh một cách “nghệ thuật”, đem lại cho bức ảnh không khí sống động của chủ thể đang di chuyển.


Cách chụp như sau:
1. Đặt chế độ cửa chập (shutter speed) thấp - mới đầu đặt ở 1/30 giây, sau đó sẽ điều chỉnh sau theo tốc độ di chuyển của chủ thể - nhằm mục đích khi lia theo máy, tốc độ đủ chậm để làm nhòe hậu cảnh. Vấn đề chiều sâu ảnh trường (DOF) liên quan tới khẩu độ mở (apature) không quan trọng lắm vì đằng nào hậu cảnh cũng bị nhòe mờ do máy ảnh di chuyển theo chủ thể đang chuyển động. Tuy nhiên, cũng cần chú ý khép khẩu độ mở phù hợp bởi lúc này tốc độ cửa chập rất chậm có thể làm cho ảnh bị cháy do thừa sáng (overexposure).
2. Vị trí góc chụp: Nên đứng tương đối xa đường di chuyển của chủ thể, không nên đứng theo hướng chủ thể tiến lại gần hay ra xa chỗ đứng chụp để đảm bảo khoảng cách giữa máy và chủ thể không thay đổi đáng kể trong quá trình bấm máy, ví dụ: muốn chụp xe cộ đi lại trên đường, không nên đứng sát mép đường mà nên lùi sâu vào bên trong. Liên quan đến cự ly chụp, để chụp lia nên chọn các ống tele tầm ngắn từ 85-100mm là phù hợp.
3. Chuẩn bị: Nên chuẩn bị tư thế đứng chụp và luyện lia máy theo hướng phán đoán chủ thể sẽ di chuyển, nên chụp thử vài kiểu để đánh giá tốc độ cửa chập đã đặt có phù hợp với mong muốn xóa phông (là nhòe hậu cảnh) và tốc độ di chuyển của chủ thể không (theo phán đoán). Đặt sẵn khẩu độ mở phù hợp với tốc độ cửa chập đã định để ảnh không quá tối hay quá sáng cháy; quyết định trước nên bắt đầu lia từ khoảng nào và ngắm vào các điểm có cự ly tương đương rồi thử căn nét và lia. Nên tính trước vị trí sẽ bấm máy để có được hậu cảnh và góc chụp đẹp.
4. Các chế độ căn nét: Nếu phán đoán trong quá trình lia cự ly giữa máy và chủ thể là không đổi - trong phạm vi thời gian cửa chập hoạt động (ví dụ 1/30 giây) - và tay lia đã tập điêu luyện, có thể đặt máy ở chế độ căn nét cố định và căn nét trước dựa vào các vật có khoảng cách tương đương với chủ thể khi xuất hiện. Nếu không hiệu quả, cần chuyển sang chế độ căn nét vật chuyển động đối với các máy số, ví dụ ở Canon DSLR là AI Servo hay Nikon DSLR là AF-C.
5. Thao tác chụp: Khi chủ thể xuất hiện, giơ máy ngắm vào chủ thể và lia theo chủ thể, quan sát tới khoảnh khắc thuận lợi và hậu cảnh mong muốn thì nhấn nút chụp. Với máy số ở chế độ căn nét vật chuyển động, nhấn nửa nút chụp sau khi bắt được chủ thể vào khuôn hình và tiếp tục lia máy theo chủ thể đến vị trí thuận lợi thì bấm nốt nửa nút để chụp. Lưu ý quan trọng: Khi bấm nút vẫn tiếp tục lia theo chủ thể mà không dừng lại ngay để bảo đảm chủ thể không bị mất nét do máy “chững lại” còn chủ thể vẫn tiếp tục di chuyển.


Hai thách thức lớn nhất trong kỹ thuật chụp lia là làm sao bắt kịp với tốc độ của chủ thể đang di chuyển và luôn giữ chủ thể trong khuôn hình, và khi bấm chụp, máy không giật hay chững lại làm mất nét chủ thể. Để vượt qua hai thách thức này, bạn cần luyện tập lia máy và đi chụp vào những ngày may mắn.
Nói chung, muốn có những bức ảnh chụp lia đẹp theo mong muốn, bạn cần phải kiên trì tập luyện. Những kiểu đầu thực hành chụp lia thường làm cho người chụp rất nản lòng, nhưng sau vài chục tới khoảng một trăm kiểu bạn sẽ tự tin hơn và có thể tập trung vào sáng tác nghệ thuật với kỹ năng chụp lia máy của mình.





Chủ thể nét nhưng hậu cảnh nhòa mở do máy ảnh di chuyển theo chủ thể

Vinacamera.com

Related Posts:

  • KINH NGHIỆM CHỤP PHÁO HOAKinh nghiệm chụp pháo hoa ngày TếtMột trong những giây phút được mong chờ nhất là khoảnh khắc pháo hoa bừng sáng trong đêm và ai cũng muốn ghi lại những hình ảnh rực rỡ này.Hiện nay, máy ảnh DSLR đã phổ biến nhưng không phải … Read More
  • FinePix HS20"Siêu" zoom 30x FinePix HS20 trình làngTTO - Fujifilm đã cho trình làng dòng máy ảnh siêu zoom mới, FinePix HS20, hỗ trợ zoom quang lên đến 30x.>> Máy ảnh "siêu zoom" 36x Coolpix P500 ra mắt>> Những máy … Read More
  • CHỤP và CẢM NHẬN - Nikon AF-S 16-35mmNikon AF-S 16-35mm f/4.0G ED VR - chụp và cảm nhận Chuyên mục: NikonMời các bác cùng tham gia vào topic và chia sẻ những cảm nhận khi chụp ảnh trên ống kính góc rộng này.Nikon đã giới thiệu ra thị trường ống kí… Read More
  • KỸ THUẬT CHỤP ẢNHKỹ thuật chụp lia máyChụp lia máy (panning) là một kỹ thuật nhiếp ảnh đã được sử dụng từ rất lâu và giúp nhiếp ảnh gia tạo ra những hiệu ứng đẹp và lạ mắt nhưng cũng phải khổ luyện mới thành tài - hoặc phải gặp hên. Đúng… Read More
  • Sigma DSLR SD1Sigma DSLR SD1 46-megapixel lộ diệnTTO - Sigma đã tạo được bất ngờ khi giới thiệu ra thị trường Nhật Bản dòng máy ảnh số chuyên nghiệp DSLR SD1 với bộ cảm biến ảnh có độ phân giải lên đến 46 megapixel.Sigma SD1 sở hữu cảm biế… Read More
  • CÁCH VỆ SINH ỐNG KÍNH MÁY ẢNHCách vệ sinh cơ bản cho ống kính máy ảnhTTO - Đối với các “tay máy”, bất kì thao tác nào trong quá trình sáng tác, xử lý hậu kì cũng hết sức quan trọng. Việc vệ sinh ống kính và thiết bị không phải là một ngoại lệ.>&g… Read More
  • MÁY ẢNH SONY A580SONY A580Chia sẻ qua :ThêmChia sẻ qua :ThêmChia sẻ qua :ThêmChia sẻ qua :ThêmChia sẻ qua :ThêmChia sẻ qua :ThêmChia sẻ qua :ThêmChia sẻ qua :ThêmChia sẻ qua :ThêmChia sẻ qua :Thêm… Read More
  • CHỤP ẢNH ĐÊMChia sẻ kinh nghiệm chụp đêmChụp ảnh buổi đêm cho ra những tấm hình tuyệt vời nằm ngoài những gì mà chúng ta có thể thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên kỹ năng chụp ảnh đêm lại rất đơn giản bạn chỉ cần đáp ứng được các điều kiện … Read More
  • Ý NGHĨA THÔNG SỐÝ nghĩa ký hiệu thông dụng trên ống kínhÝ nghĩa ký hiệu thông dụng trên ống kínhCanon sử dụng ký hiệu L cho dòng ống kính cao cấp của mình trong khi Nikon được ngầm hiểu với các ống kính có ký tự N dù không thông báo chính th… Read More
  • CHỤP ẢNH DƯỚI NƯỚCVũ điệu mê hoặc của người mẫu chụp ảnh dưới nướcChụp chân dung dưới nước là một trong những kỹ thuật khó nắm bắt nhất vì nó đòi hỏi nhiếp ảnh gia cần có thiết bị đặc biệt, khả năng kiểm soát chuyển động và nhất là độ diễn chu… Read More
  • SIGMA SD1SIGMA SD1 CẢM BIẾN 46 MEGAPIXEL GIÁ 9.700 USD Tác giả: TraicaySD1 sở hữu cảm biến Foveon X3, bộ xử lý hình ảnh kép TRUE I và hệ thống lấy nét tự động 11 điểm.Hơn 7 tháng sau khi ra mắt, hôm qua, Sigma đã công bố giá… Read More
  • CANON EOS 5D Mark IIChuyên mục: Canon Canon EOS 5D Mark II - Định nghĩa lại khái niệm! Cuối cùng thì sự trông đợi của những người yêu thích Canon đã thành hiện thực. Sự ra đời của Canon 5D markII - dòng máy kế thừa con 5D nổi tiến… Read More

0 nhận xét:

Post a Comment