Kỹ thuật chụp ảnh panorama chuyên sâu
Để tạo 1 tấm ảnh panorama cần chụp bao nhiêu hình thì đủ?
Cảnh trong mỗi cặp hình liền kề trùng lặp tối đa là 50% và tối thiểu là 30%. Số lượng hình tùy vào địa điểm chụp, thể loại ảnh panorama, và ống kính bạn đang sử dụng. Bạn không cần tuân theo một con số cụ thể nào đó, % giống nhau giữa 2 tấm hình có thể thay đổi vì mục đích chính của bạn là đảm bảo có đủ ảnh để có thể ráp thành một tấm panorama hoàn chỉnh.
Số % trùng lặp giữa 2 tấm ảnh càng lớn sẽ giúp hạn chế sự sai lệch màu sắc trong tấm ảnh panorama sau này, trong trường hợp có sự thay đổi về ánh sáng, độ phơi sáng, độ cân bằng màu sắc. Bên cạnh đấy, bạn sẽ có thêm vùng ảnh để thay thế trong trường hợp muốn xóa bỏ vật chuyển động ra khỏi tấm hình.
Độ sâu trường ảnh
| Thông thường panorama là các ảnh phong cảnh, để đảm bảo các vật thể trong ảnh sắc nét bạn sẽ cần thiết lập độ sâu trường ảnh càng lớn càng tốt. Trong trường hợp bạn cần chụp một tấm ảnh panorama trong nhà, bạn chỉ cần lấy nét trong phạm vi 4 bức tường là đủ, do đó bạn có thể mở khẩu để ảnh không bị thiếu sáng. Nói tóm lại, bạn cần quan sát để biết những điểm nào bạn cần lấy nét để chọn độ sâu trường ảnh cho phù hợp. |
Bạn cần tránh thay đổi độ sâu trường ảnh trong quá trình chụp, vì khi đó bạn sẽ phải điều chỉnh lại điểm lấy nét. Sự thay đổi này sẽ khiến các phần mềm ráp ảnh gặp khó khăn trong quá trình ráp nối các tấm ảnh lại với nhau.
Độ cân bằng trắng
| Máy ảnh số có thể tự điều chỉnh sai lệch màu sắc gây ra bởi ánh sáng, do đó bạn cần cẩn thận khi sử dụng chế độ cân bằng trắng tự động. Để khắc phục điều này, tốt nhất bạn nên tắt nó đi và thiết lập độ cân bằng trắng bằng tay. Bạn cần ổn định độ cân bằng trắng bởi vì nếu không màu sắc trong các tấm ảnh có thể khác nhau, và gây khó khăn cho phần mềm ráp ảnh sau này. |
Độ tương phản/Độ sáng : Độ phơi sáng
| Bạn có thể đã từng chụp một tấm panorama mà trong đó các vật thể đều được chiếu sáng một cách đầy đủ, khi đấy bạn chỉ cần thiết lập một giá trị phơi sáng giống nhau cho tất cả các tấm ảnh. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn gặp phải những cảnh có sự tương phản sáng tối quá mạnh. Trường hợp này có thể được khái quát như sau : _ Vùng ảnh quá sáng và quá tối cùng suất hiện trong cảnh. _ Ánh sáng chiếu trực tiếp vào máy ở 1 vùng nào đấy trong tấm ảnh. |
Trường hợp một là hay xảy ra nhất, tôi thường quay máy ảnh lướt qua khung cảnh cần chụp đồng thời bấm nửa cò máy, bằng cách này tôi có thể dễ dàng nhận ra vấn đề có khả năng xảy ra trước khi bắt đầu chụp ảnh. Bởi vì khi bạn làm như thế, chiếc máy ảnh sẽ chỉ cho bạn biết thông qua kính ngắm độ phơi sáng mà máy cho là hợp lý ở mỗi tấm hình, nếu độ phơi sáng thay đổi một cách đột ngột và đáng kể nghĩa là bạn đang gặp vấn đề ở trường hợp một đấy. Nếu tôi để máy ảnh tự chọn độ phơi sáng, nó sẽ đảm bảo cho ra một tấm hình đạt yêu cầu sau mỗi lần chụp, nhưng điều đó có nghĩa là điều kiện ánh sáng giữa hai tấm hình liền kề sẽ khác nhau một cách rõ ràng – vùng tối trong tấm ảnh này có thể được thấy rõ trong tấm ảnh kia, điều này làm cho phần mềm ráp ảnh gặp khó khăn khi xử lý.
Bạn có thể nhìn vào ví dụ dưới đây :
Để giải quyết vấn đề này, độ phơi sáng có thể được chiều chỉnh trong khoảng 2 vạch đo sáng. Ví dụ : một tấm được chụp ở tốc độ 1/30 thì tấm tiếp theo không nên nhanh hơn 1/60 hoặc chậm hơn 1/15. Nếu một tấm ảnh xuất hiện đồng thời vùng ảnh quá sáng và quá tối, tôi sẽ đo sáng để lấy giá trị trung bình cộng, ở tấm hình tiếp theo tôi chỉnh độ sáng lên một chút cho vùng ảnh tối, hoặc ngược lại.Bạn có thể thấy rõ độ tương phản sáng tối khá lớn giữa tấm thứ 2 và 3, thứ 4 và 5 thì đỡ hơn một chút.
Sau đây là ví dụ :
Phần lớn máy ảnh số sẽ cho bạn biết là bạn đã lấy nét đúng hay chưa, đã phơi sáng đủ hay chưa. Tôi đã chú thích kèm mỗi tấm hình ở trên thông tin mà máy ảnh đo đạc trả về - một tấm hình được phơi sáng thừa hay thiếu. Có một điều các bạn cần chú ý đó là những tấm hình mà không có cửa sổ trong đó sẽ tối hơn và hệ thống đo đạc của máy ảnh cho rằng tấm hình này là thiếu sáng. Còn các tấm hình có cửa sổ ở trong đó vì nguồn sáng từ bên ngoài khá mạnh nên hệ thống đo đạc cho rằng những tấm ảnh này thừa sáng.Thời gian phơi sáng ngắn thay đổi trong quá trình chụp với khẩu được đóng ở f22, ở trên thời gian được tính bằng giây cùng với thông tin đo sáng được trả về từ máy ảnh.
Bạn có thể điều chỉnh độ phơi sáng nếu máy ảnh của bạn có chế độ chỉnh tay. Nếu không, bạn có thể làm như sau :
_ Đo sáng tại điểm nào đấy trong cảnh mà theo bạn có độ sáng ở mức trung bình và sử dụng AE-lock để khóa thông số phơi sáng này lại, độ phơi sáng ở các tấm hình sau sẽ có chung một thiết lập.
_ Thêm hoặc bớt độ sáng bằng cách sử dụng f-stops trong khoảng -2 đến +2 stop.
Nếu bạn không chắc chắn, hãy chụp vài tấm
Tôi đặt trường hợp khi bạn chụp một căn phòng có cửa sổ làm ví dụ, bạn không chỉ chụp những tấm hình lấy cảnh trong căn phòng, mà bạn còn muốn lấy thêm cảnh bên ngoài căn phòng qua khung cửa sổ đó nữa. Để làm như vậy, bạn chỉ cần chụp thêm vài tấm hình ở góc cửa sổ đó nhưng với độ phơi sáng khác nhau - một tấm với điều kiện ánh sáng ở trong phòng, và một tấm với điều kiện ánh sáng bên ngoài chẳng hạn. Sau đấy bạn chỉ việc đưa tất cả các tấm ảnh vào phần mềm xử lý, và nó sẽ tự động làm công việc còn lại cho bạn.