March 2011 ~ Học nhiếp ảnh, Hưỡng dẫn sự dụng máy ảnh, đời thường, đường phố

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 1

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 2

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

  • Ảnh đẹp mỗi tuần stock 3

    Để có thể chụp được 1 tâm ảnh đẹp nhiếp ảnh ngoài những kinh nghiệp còn phải biết sáng tạo bắt khoảnh khắc...

ĐỘNG ĐẤT NHẬT BẢN Hơn 1.800 người chết và mất tích

Ban bố tình trạng khẩn cấp với 5 lò phản ứng hạt nhân
TTO - Hôm nay 12-3, số người chết và mất tích lên 1.800 người trong vụ động đất và sóng thần hiện nay tại Nhật Bản. Nhật đã ban bố tình trạng khẩn cấp đối với 5 lò phản ứng hạt nhân, phóng xạ cao gấp 8 lần quanh khu vực nhà máy. Sáng sớm nay lại xảy ra một cơn dư chấn mạnh 6,8 độ richter ở ngoài khơi.

Lửa bốc lên khắp nơi, sóng thần khổng lồ đã khiến nhiều thị trấn bị xóa sổ - Ảnh: Daily Mail
Các nhà máy ngùn ngụt bốc cháy
Các chuyên gia điều hành Tổ số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã vật lộn để giảm nhiệt độ và áp suất bên trong lò phản ứng sau khi trận động đất kèm sóng thần khủng khiếp làm mất nguồn điện và làm hỏng máy phát dự phòng, khiến hệ thống làm mát lõi phản ứng cũng dừng hoạt động.
Các chuyên gia trong ngành đánh giá mất khả năng làm mát lõi phản ứng là sự cố thuộc dạng nguy hiểm nhất tại nhà máy điện hạt nhân.
Ngay lập tức, 3.000 người dân ở quanh nhà máy trong phạm vi 3km được lệnh sơ tán khẩn cấp nhưng sau đó vùng sơ tán phải mở rộng đến 10km khi các chuyên gia đo được mức độ phóng xạ cao gấp 8 lần bình thường ở bên ngoài lò phản ứng và gấp 1.000 lần so với thông thường bên trong phòng điều khiển của Tổ số 1.
Chính phủ Nhật Bản ngay lập tức ban bố tình trạng khẩn cấp ở tổ máy của Daiichi - nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này.
Nhưng chỉ vài giờ sau đó, Công ty Điện lực Tokyo điều hành nhà máy điện thuộc khu liên hợp Daiichi bao gồm 6 lò phản ứng ở phía đông bắc Nhật Bản, tiếp tục tuyên bố mất khả năng làm mát một lò phản ứng khác ở Daiichi và 3 tổ máy khác ở khu liên hợp Fukushima Daini gần đó.
Tình hình buộc chính phủ mau chóng ban bố tình trạng khẩn cấp ở bốn tổ máy này và gần 14.000 người dân sống gần đó phải đi sơ tán.
Đường phố nứt toác sau động đất - Ảnh: AP
Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản cho hay tình hình ở Tổ số 1 của Fukushima Daiichi là tồi tệ nhất, khi áp lực trong lò phản ứng đã tăng gấp đôi bình thường.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho hay các máy phát chạy dầu diesel lẽ ra có thể giúp hệ thống làm mát vận hành được đã bị sóng thần cuốn nước vào làm ướt sũng và hư hỏng.
Chuyên gia tại Daiichi phải mở van để xả hơi phóng xạ để giảm áp lực bên trong lò phản ứng, khiến mức độ phóng xạ cao hơn bình thường trong và ngoài phòng điều khiển, nhưng nếu không mở, họ sẽ đối mặt với khả năng nổ lò phản ứng gây tác hại rộng lớn hơn.
Các công nhân nhà máy cố gắng hạ nhiệt độ cho lõi phản ứng nhưng không thành công mau chóng như mong đợi. Họ chỉ có thể tạm thời hạ nhiệt bằng một hệ thống dự phòng nhưng nó không hoạt động tốt như hệ thống chính thức.
Ngay cả khi lò phản ứng đã được tự động đóng lại, các phụ phẩm phóng xạ sản sinh nhiệt có thể tạo ra khí hydro, làm tan chảy nhiên liệu phóng xạ hay thậm chí tràn ra khắp phòng chứa.
Mặc dù đã lên kế hoạch chủ ý xả phóng xạ, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho hay nhà máy 40 năm hoạt động này không bị rò rỉ phóng xạ. "Với việc sơ tán dân khẩn cấp và gió hướng ra biển, chúng tôi có thể đảm bảo an toàn cho người dân", ông nói trên truyền hình sáng nay 12-3.
Tiến sĩ Irwin Redlener tại Đại học Columbia (Mỹ) nhận định mức độ phóng xạ bên ngoài nhà máy như thông báo trên chưa gây nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng con người nhưng nó sẽ làm tăng khả năng ung thư tuyến giáp trong thời gian sau đó.
Trong khi đó, độ phóng xạ bên trong nhà máy là ở mức cực cao, có thể gây tác động xấu đến sức khỏe của các nhân viên làm việc trong đó.
Khu liên hợp Daiichi nằm ở thành phố Onahama, cách đông bắc Tokyo 270km. Tổ máy số 1 có công suất 460 megawatt bắt đầu hoạt động năm 1971 và dùng công nghệ lò phản ứng nước sôi, vận hành turbine bằng nước phóng xạ, không giống các lò phản ứng áp lực mới hơn hiện nay.
Quan chức Ippo Maeyama của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã có hàng chục đoàn binh chủng được huấn luyện để đối phó với thảm họa hóa học đã được cử đến nhà máy này làm nhiệm vụ.
Trong khi đó, các chuyên gia kỹ thuật nói rằng nhà máy sẽ mau chóng ổn định lại mọi vấn đề, thời gian tính bằng giờ chứ không phải bằng ngày.
Đường xá hư hỏng nặng, đất đứt gãy ở Yabuki, đông nam Fukushima - Ảnh: AFP
Arnold Gundersen, kỹ sư trong ngành điện hạt nhân, đưa ra biện pháp gợi ý các bơm áp lực cao có thể tạm thời làm mát lò phản ứng trong trường hợp này bằng ắc quy dự phòng. "Họ có thể mở - đóng van xả để điều phối áp lực. Ắc quy sẽ hỏng sau vài giờ nhưng thay thế được", ông nói.
Các chuyên gia cho biết nếu nhiệt độ tăng đến hơn 2.000 độ Fahrenheit (1.000 độ C), nó sẽ tạo ra phản ứng làm gãy kim loại zirconium bọc nhiên liệu hạt nhân uranium. Phản ứng này cũng sinh khí hydro có thể gây nổ khi nước lạnh dâng trở lại vào lò phản ứng. Đây là vấn đề của sự cố Three Mile Island năm 1979 ở bang Pennsylvania nước Mỹ.
"Chưa bao giờ kinh hoàng đến thế"
"Chưa bao giờ kinh hoàng như thế", "động đất mạnh chưa từng thấy"... là những nhận xét mà đa số những người vừa trải qua trận động đất 8,9 độ Richter tại miền bắc Nhật Bản thốt lên khi biết mình vừa đối diện với cơn địa chấn lớn nhất trong vòng 140 năm qua ở nước này.
Những người dân Nhật Bản run sợ với trận động đất - Ảnh: Reuters
Các hành khách đi tàu điện ngầm ở Tokyo hoảng loạn thét lên và nắm tay nhau khi cảm nhận mọi thứ rung lắc liên tục, khiến họ không thể đứng vững. Họ mô tả cảm giác chao đảo giống như bị say sóng.
Những người đi trên đường phố lúc xảy ra động đất nói rằng khi đó giống như họ đang đi trên boong tàu giữa biển khơi. Vô số người dân chạy ùa ra đường và tròn mắt nhìn những tòa nhà cao cả chục tầng lắc như chuông gió trước mặt.
Jeffrey Balanag, sống ở Tokyo, mô tả: "Tòa nhà không rung mà như đang lăn đi, giống như con thuyền đi trên biển vậy. Tôi sởn cả gai ốc và thực sự thấy hoảng loạn". Những người làm việc trong văn phòng vội vàng vơ lấy mũ bảo hiểm và chui xuống gầm bàn để trú ẩn.
Phóng viên Linda Sieg của Reuters cho rằng đây là trận tồi tệ nhất cô đã trải qua kể từ khi tới Nhật Bản 20 năm trước đây. Andrew Stevens, một người Úc làm việc tại Tokyo, mô tả: "Lúc đó, mọi thứ rung lắc rất lâu, phải đến 2-3 phút và sau đó càng ngày càng mạnh hơn. Mạng di động không thể liên lạc được". Nhiều người mô tả đợt rung lắc mạnh nhất phải kéo dài đến 5-10 phút.
Shola Fawehimni, tả lại cảnh ở sân bay tại Hokkaido phía bắc Nhật Bản: "Ghế và sàn nhà bắt đầu di chuyển và lắc lư. Sau đó, cả tòa nhà cũng lắc lư và tôi nhận ra đó là trận động đất thực sự. Các tấm trần nhà rơi xuống lả tả".
Các sân bay, ga tàu điện, trong đó có tàu siêu tốc Shinkansen đang được lệnh ngừng hoạt động.
Dòng nước xoáy cuồn cuồn do sóng thần ở gần cảng Oarai, tỉnh Ibaraki - Ảnh: Kyodo News
Ở khu vực bờ biển phía đông, sóng thần cao tới 10m đã đẩy những con thuyền lớn bay vào thành phố, làm xe cộ đổ chỏng chơ, thậm chí các tòa nhà lớn cũng bị cuốn phăng giữa dòng nước xiết.
Cô Yumiko Asada làm việc ở văn phòng của hãng tin ABC (Úc) tại Nhật Bản cho biết đã chứng kiến cơn sóng thần cực mạnh còn cuốn theo cả khối lượng lớn sỏi, đá, bùn đất. "Nó nuốt trọn một ngôi làng nằm ngay cạnh sông. Tôi có thể nhìn thấy những cột sóng trùm lấy các thửa ruộng, xe cộ và nhà cửa. Tất cả đều bị cuốn phăng đi và chỉ trong tích tắc, cả thị trấn biến thành gạch vụn".
Vô số ruộng vườn gần thành phố Sendai đã bị phá nát và ngập trong biển nước.
Sóng thần đã khiến khoảng 11.000 người thuộc khu vực Viễn Đông của Nga, trong đó có đảo Kuril tranh chấp với Nhật và đảo Sakhalin, phải đi sơ tán.
Cảnh báo sóng thần vừa được mở rộng tới cả Hawaii và những nước thuộc Thái Bình Dương, bao gồm Úc, New Zealand, Mexico, Trung và Nam Mỹ. Chính quyền Philippines, Đài Loan, Indonesia cũng hối thúc người dân sơ tán vào sâu trong đất liền để tránh sóng thần.
Chính quyền Nhật Bản đã thành lập đội cứu hộ và thủ tướng Naoto Kan cho hay họ sẽ làm mọi thứ để giảm thiểu ảnh hưởng của thảm họa. Mỹ cho biết sẵn sàng cử đoàn cứu hộ đến giúp đỡ Nhật Bản khắc phục hậu quả của thảm họa này.
Vài ngày gần đây, Nhật Bản đã hứng chịu vào trận động đất trung bình, trong đó trận đến 7,3 độ richter hôm 9-3.
PHAN ANH
( Theo tuoitre online )
Tổng hợp tin tức trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản
Thiệt hại


Theo một thông tin, nhà máy điện nguyên tử ở Fukushima Daichi (cách Tokyo 250 km) bị ảnh hưởng bởi trận động đất này, các hệ thống làm mát của hai lò phản ứng bị hư hỏng. Vì lo sợ sẽ có những diễn biến xấu ở khu nguyên tử, Điện Lực Tokyo - đơn vị quản lý khu vực này cho biết họ đã cố gắng để kiểm soát hệ thống làm mát và sơ tán hơn 51 ngàn người sống trong phạm vi 10 km của công trình. Nhưng sáng nay, hai lò phản ứng đã nổ tung và có lẽ có bốn công nhân bị gặp nạn. Các giá trị phóng xạ ở gần nhà máy điện nguyên tử là gấp 1.000 lần so với bình thường, người ta đang lo sợ về điều này.


Trong khi đó, hôm nay, cảnh sát đang cập nhật số liệu về các nạn nhân: ít nhất đã có 1.400 người chết hoặc mất tích. Trên 200 thi thể đã được tập kết trên bãi biển ở Sendai, khu vực gần tâm chấn nhất. Sóng thủy triều đã thâm nhập sau vào đất liền trên 5 km. Có khoảng 1.200 ngôi nhà bị ảnh hưởng, 700 người mất tích và 1.128 người bị thương.


Tòa Thánh chia buồn.


Đức Hồng Y Tarcisio Bertone - Quốc Vụ Khanh Vatican thay mặt Đức Thánh Cha đã gửi một bức điện đến cho Đức Tổng Giám Mục Giáo Leo Jun Ikenaga của tổng giáo phận Osaka, chủ tịch Hội đồng Giám mục Nhật Bản. Bức điện có đoạn: "lo buồn sâu sắc bởi những hậu quả bất ngờ và bi thảm của trận động đất và sóng thần đánh vào vùng ven biển đông bắc Nhật Bản, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đảm bảo sự quan tâm của ngài đến các nạn nhân tại thời điểm khó khăn này", và đoạn kế cho biết thêm rằng, Đức Giáo Hoàng "cầu nguyện cho tất cả những người đã chết, các gia đình và thân hữu của họ trong tang sự, nguyện cầu Thiên Chúa ban ơn sức mạnh và niềm an ủi. Đức Thánh Cha cũng thể hiện sự hiệp lòng cầu nguyện của ngài với tất cả những người tham gia hoạt động cứu hộ, cứu trợ và giúp đỡ cho các nạn nhân của thảm họa này".


Cộng đồng quốc tế chia buồn.


Nhật Bản ngay lập tức nhận được điện thư chia buồn từ các vị lãnh đạo khắp thế giới. Theo Liên Hiệp Quốc, lực lượng cứu trợ liên minh 45 quốc gia sẽ trợ giúp Nhật Bản, đặc biệt đến từ Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Anh Quốc và Hoa Kỳ. Cơ quan vũ trụ JAXA thuộc "Hiến chương Quốc tế về Không gian và Thảm họa" đã truyền những hình ảnh vệ tinh của trận động đất và sóng thần đến các tổ chức cứu trợ để dễ bề phục vụ. Hoa Kỳ đưa mẫu hạm tiếp cận Nhật Bản để cung cấp viện trợ, Anh Quốc gửi 70 nhân viên cứu hộ, cùng chó nghiệp vụ tìm người bị mắc kẹt trong đống đổ nát, Đức Quốc gửi các chuyên gia tìm kiếm cứu nạn. Tổng thống Mã Anh Cửu của Đài Loan phát lệnh gửi 100 triệu Đài Tệ (3,3 triệu Mỹ Kim) cùng một đội cứu trợ sang Nhật Bản. Trung Quốc nói rằng họ sẽ cung cấp tất cả mọi thứ cần thiết, nhưng không quên thòng thêm cụm từ "nếu có yêu cầu". Tại "quốc gia Internet", cư dân mạng cũng đang thể hiện lời cầu nguyện qua các mạng xã hội như Twitter, Facebook dành cho Nhật Bản.


Cứu trợ


Caritas Nhật Bản đang đánh giá toàn bộ tình hình và đã xúc tiến việc ứng cứu. Đức Giám Mục Kikuchi chủ tịch Caritas Nhật Bản vừa trở về từ cuộc họp Caritas Á Châu ở Băng Cốc, nay sẽ phải bận rộn với công tác cứu trợ thảm họa này. Cha Bonnie Mendes của Caritas Á Châu nói: "Chúng tôi đang liên lạc thường xuyên với Caritas Nhật Bản để theo dõi tình hình, thiệt hại, các nạn nhân... Chúng tôi hy vọng rằng không có thương vong quá nhiều. Chúng tôi đang chờ mong được hiểu rõ tình hình về những người di dân và nhu cầu của họ để lập kế hoạch can thiệp khẩn cấp". Trong thông cáo ngày 12-3-2011, Đức Cha Philip Wilson, chủ tịch Hội đồng Giám mục Úc Đại Lợi đã kêu gọi người Úc tưởng nhớ đến các nạn nhân ở Nhật Bản, khuyến khích người xem xét hỗ trợ thông qua cầu nguyện hoặc những việc cụ thể. Hội đồng Giám mục Anh Quốc và xứ Wales cũng đã đưa ra động thái tương tự.


Đồng cảnh ngộ


Tân Tây Lan đang theo dõi sát tình hình tại Nhật Bản, vì họ biết mình đang ở đâu khi có cảnh báo sóng thần tại ven biển các quốc gia Thái Bình Dương. Nhưng trên hết, Tân Tây Lan vẫn còn thấm thía hậu quả khủng khiếp trận động đất tại thành phố Christchurch của họ hôm 22 Tháng Hai. Thủ tướng Tân Tây Lan John Key nói rằng, Nhật Bản đã hỗ trợ tuyệt vời cho Tân Tây Lan, thì Tân Tây Lan cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ Nhật Bản mọi cách có thể.


Lịch sử


Trận động đất này là một trong những trận lớn nhất đã từng xảy ra ở Nhật Bản, vị trí ngoài khơi biển Sendai cách bờ 80 dặm, phía bắc thủ đô Tokyo. Nó đã gây ra một cơn sóng thần cao 32 foot, cuốn đi tất cả mọi thứ trên đường đi của nó, bao gồm nhà ở, cơ sở hạ tầng, tàu, xe ô tô và các trang trại, nhiều tòa nhà bốc cháy. Nhật Bản vốn là quốc gia rất dễ bị động đất, người dân nơi đây thường chuẩn bị tinh thần và gia cố các tòa nhà của mình chống đỡ lại các thảm họa như vậy. Tuy nhiên, sức tàn phá của trận động đất mới nhất này là quá lớn so với trước đây và được coi là mang tính lịch sử.


(Tổng hợp từ internet)
Tiền Hô

Nhật Bản: trước và sau thảm họa
TTO - Tạp chí The New York Times (Mỹ) vừa công bố những hình ảnh được chụp từ vệ tinh cho thấy quang cảnh của Nhật Bản trước và sau khi xảy ra trận động đất 9 độ richter, và sóng thần cao 10m càn quét khu vực bờ biển đông bắc nước này.
Ảnh của công ty vệ tinh thương mại GeoEye có trụ sở tại bang Virginia, Mỹ, chụp.
Thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi, Nhật ngày 4-4-2010 (ảnh trên) và hiện tại (12-3-2011 - ảnh dưới)
Thành phố Natori, tỉnh Miyagi, Nhật ngày 4-4-2010 (ảnh trên)và hiện tại (12-3-2011- ảnh dưới)
Đô thị quốc gia Sendai, tỉnh Miyagi, Nhật ngày 4-4-2010 (ảnh trên) và hiện tại (12-3-2011 - ảnh dưới)

Sân bay Sendai, Nhật ngày 4-4-2010 (ảnh trên) và hiện tại (12-3-2011- ảnh dưới)
Thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi, Nhật ngày 4-4-2010 (ảnh trên) và hiện tại (12-3-2011 - ảnh dưới)
Thành phố ven bờ biển Arahama, tỉnh Niigata, Nhật ngày 4-4-2010 (ảnh trên) và hiện tại (12-3-2011- ảnh dưới)
THIÊN NHIÊN
nguyenthuong.info@gmail.com

ĐỘNG ĐẤT KINH HOÀNG TẠI NHẬT BẢN



Động đất kinh hoàng tại Nhật Bản mạnh tới 8,9 độ Richter, và sóng thần lôi cuốn làm cả hằng trăm người chết


NHẬT BẢN - Động đất xảy ra lúc 14h46 chiều nay (giờ Tokyo) ở ngoài biển độ sâu 10 km, cách Tokyo 382 km về phía đông bắc, tiếp theo đó có đến cả chục từng cuộc động đất tiép theo với cường độ cũng rất mạnh trên 6.0. Các địa chấn gia cho biết đây là cuộc động đất mạnh thứ 5 được ghi nhận trong lịch sử.
Tỉnh thành gần nơi động đất nhất là thành phố miền đông bắc Sendai, có tin cho biết có đến 300 xác chết được tìm thấy và còn 350 người mất tích và hơn 500 người bị thương.
Hãng tin AFP cho hay động đất hôm nay kéo theo những đợt sóng thần cao 4 mét vào bờ biển đông bắc Nhật Bản. Tại cảng Sensai, tỉnh Miyagi, sóng thần còn lên cao tới 10 mét. Truyền hình Nhật phát đi hình ảnh những ngôi nhà bị sóng thần cuốn trôi. Đường băng tại sân bay Sensai ngập nước trong khi hàng chục người phải đứng trên nóc của tòa nhà chờ. Trong khi đó, hãng tin Kyodo cho biết sóng thần cao 7 mét ập vào bờ biển ở tỉnh Fukushima.
Truyền hình NHK của Nhật Bản chiếu cảnh các cơn sóng thần đi sau trận động đất cao khoảng 4 mét vào bờ biển đông bắc Nhật Bản. Tại một số nơi, sóng thần còn lên cao tới 10 m. Sóng lớn cuốn đi nhiều chiếc xe hơi, tàu thuyền.
Tại trung tâm thành phố Tokyo nhiều tòa nhà cao tầng rung lắc nhiều nhân viên và công nhân phải tìm trỗ trú ẩn an toàn. Nhiều khói bốc ra từ các tòa nhà lớn bị hỏa hoạn ở quận Odaiba.
Báo đài cũng chiếu hình ảnh cho thấy có ít nhất 10 vụ hỏa hoạn được ghi nhận ở Tokyo. Nhiều tòa nhà rung chuyển trong vài phút. Hệ thống tàu điện ngầm ngừng hoạt động, tiếng xe còi hú khắp nơi còn dân chúng sơ tán khỏi các tòa nhà.
                      
Có người sống trong tại Tokyo cho biết cảm tường rằng: "Chúng tôi ở trên tầng 9, rung lắc dữ dội, đồ đạc đổ khắp nơi, máy tính xập xuống bàn, tất cả mọi người chui hết xuống gầm bàn, ai cũng sợ hãi!".
Cơ quan cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cũng phát cảnh báo đối với một loạt các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Nga, quần đảo Mariana, Guam, Philippines, quần đảo Marshall, Indonesia, Papua New Guinea, Nauru, Micronesia và Hawaii.
Lần cuối cùng một trận động đất dữ dội xảy ra ở Tokyo là vào năm 1923 khi cơn địa chấn Kanto Vĩ đại cướp đi sinh mạng của 140.000 người, đa phần là trong các vụ hỏa hoạn. Năm 1825, động đất mang tên Ansei Edo cũng khiến thành phố này bị hư hại nhiều. Gần đây nhất, trận động đất Kobe năm 1995 khiến 6.400 người chết.
Vào năm 2004, khi địa chấn mạnh 9,1 độ Richter ập đến Indonesia, có hơn 220.000 người thiệt mạng, kéo theo sóng thần tàn phá các khu vực quanh Ấn Độ Dương.
Theo AFP






Trận động đất cực mạnh lên tới 8,9 độ Richter xảy ra tại Nhật Bản trưa nay gây ra cơn sóng thần cao tới 10 mét, tàn phá nhiều khu vực của quốc gia thường xuyên xảy ra địa chấn này.

Ảnh: AP
Động đất và sóng thần tàn phá nhà cửa tại một khu vực ven biển miền bắc Nhật. Ảnh: AP
Sân bay thành phố Sendai tan hoang do động đất và sóng thần. Ảnh: AP
Sân bay thành phố Sendai tan hoang do động đất và sóng thần. Ảnh: AP
Những chiếc xe bị đè nát do động đất ở thành phố Mito. Ảnh: AFP
Những chiếc xe bị đè nát do động đất ở thành phố Mito. Ảnh: AFP

Cảnh đổ nát trên đường phố Sendai sau động đất. Ảnh: AP
Cảnh đổ nát trên đường phố Sendai sau động đất. Ảnh: AP
Những ngôi nhà cao tầng bốc cháy sau động đất. Ảnh: BBC
Một ngôi nhà cao tầng bốc cháy sau động đất. Ảnh: BBC
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất là các quận Miyagi, Fukushima và Iwate, nơi sóng thần quét qua các thành phố. Ảnh: AP
Một nhà máy điện Ishihara bốc cháy do trận động đất dữ dội. Ảnh: AFP
Một ngôi nhà bốc cháy do động đất ở Odaiba, Tokyo. Ảnh: Kyodo
Xe cứu thương được huy động cấp cứu nạn nhân động đất bên ngoài một ngôi trường bị sập tại Kudan Kaikan. Ảnh: AFP


Nước biển tràn vào tỉnh Miyagi
  

 Nhà cửa, xe cộ bị cuốn ra biển ở cảng Kamashi 

Nhà cửa... 

...và một cửa hàng sách ở Sendai vỡ vụn
  









Nhiều tòa nhà ở Tokyo bốc cháy sau động đất








 Người dân Tokyo tụ tập trên đường phố 


Lực lượng cứu hộ chuẩn bị hành động
 
Phản ứng của Thủ tướng Nhật khi động đất xảy ra

Hai thành phố chịu ảnh hưởng nặng của động đất và sóng thần là thủ đô Tokyo và Sendai. Ảnh:Alami    

  ( Mai Trang )
Hơn 1000 người có thể đã chết, Nhật cảnh báo rò rỉ phóng xạ
(Dân trí) - Khi ngày mới bắt đầu, Nhật phải đối mặt với thiệt hại khủng khiếp ở dọc bờ biển miền bắc, với lửa cháy vẫn ngùn ngụt, nhiều vùng chìm nghỉm trong nước, sau khi cơn siêu địa chấn và sóng thần có thể đã giết chết ít nhất 1.000 người.
 >>  Sóng thần cuốn trôi nhà cửa, xe hơi, tàu thuyền, máy bay ở Nhật



Sóng thần lớn ập qua khu vực Iwanuma ở quận Miyagi, miền bắc Nhật.
Theo Cơ quan cảnh sát quốc gia và Bộ Quốc phòng Nhật, cho đến ngày hôm nay, thứ bảy, 202 người được xác nhận đã thiệt mạng ở 9 quận (tương đương tỉnh ở VN), trong đó bao gồm cả Tokyo và số người chết chắc chắn sẽ tăng lên trên 1.000 khi nhiều vùng hứng chịu thiệt hại nặng nề.

Vào 6h45 sáng nay, 673 người bị mất tích sau trận động đất 8,9 richter, lớn nhất trong lịch sử được ghi nhận ở Nhật.

Tại quận Iwate, thành phố ven biển Rikuzentakata đã gần như bị phá hủy hoàn toàn bởi sóng thần, gần như toàn bộ thành phố bị chìm nghỉm trong nước, Cơ quan quản lý Thảm họa và Cứu hỏa cùng cảnh sát địa phương cho hay.
Khoảng 200-300 thi thể được tìm thấy ở Wakabayashi, thành phố Sendai, quận Miyagi, cảnh sát quận cho hay. Giới chức trách cho hay khu vực hướng ra Thái Bình Dương này có 1.200 họ dân bị ảnh hưởng bởi sóng thần.

Khoảng 1.800 ngôi nhà ở quận Fukushima bị phá hủy, theo NPD.

Khi đội cứu hộ chưa thể tiếp cận những vùng bị sóng thần bị ảnh hưởng bởi sóng thần, thì bức tranh tàn phá trên khắp miền bắc Nhật vẫn còn chưa rõ.
Quân đội Nhật Bản đã huy động hàng nghìn binh sĩ, hàng trăm máy bay và hàng chục tàu chiến tham gia hoạt động khắc phục hậu quả. Chính phủ đã cảnh báo về khả năng rò rỉ phóng xạ tại một nhà máy hạt nhân đã được đóng cửa sau trận động đất ngày hôm qua.
Tại trung tâm Tokyo, nhiều người có thể đã ngủ cả đêm ở văn phòng, nhưng có thể hàng triệu người chọn cách đi bộ về nhà vì dịch vụ tàu điện ngầm bị tạm dừng hoạt động.
Ngủ qua đêm trên sàn nhà tại văn phòng chính phủ ở Tokyo.
Sau trận động đất kinh hoàng, sáng nay, người dân giờ đã bình tĩnh trở lại. Hoạt động sơ tán được tiến hành ở phía bắc nước này, dọc bờ biển Thái Bình Dương.
Trận động đất hôm qua được giới chuyên môn đánh giá là mạnh hơn 8.000 lần trận động đất đã tàn phá Christchurch, New Zealand, tháng trước. Cơn địa chấn có cường độ 8.9 xảy ra ở một nơi cách bờ biển 125 km, khiến lệnh cảnh báo sóng thần được ban bố trên khắp vùng Thái Bình Dương, kể cả những khu vực rất xa như Nam Mỹ và toàn bộ duyên hải miền tây Mỹ. Hàng ngàn người bỏ chạy khỏi các làng ven biển ở Châu Á.
Nguy cơ rò rỉ hạt nhân
Người dân thành phố Sendai, thành phố hứng chịu sóng thần cao tới 10m, sống trong cảnh mất điện ở một trung tâm sơ tán.
Nhật Bản sáng nay đã cảnh báo về khả năng rò rỉ phóng xạ trong khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với 5 lò phản ứng hạt nhân tại 2 nhà máy điện sau khi những lò này mất khả năng làm lạnh do mất điện sau động đất.
Một lò phản ứng nằm ở phía đông nam Nhật Bản là mối lo lớn hơn cả. Tuy nhiên, sáng nay, chính phủ cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp với 4 lò phản ứng khác ở khu vực này.
“Có khả năng phóng xạ sẽ rò rỉ ra ngoài, nhưng lượng dự kiến sẽ ít và gió sẽ thổi chúng ra biển”, Chánh văn phòng Nội các Yukio Edano nói với báo giới.
Trước đó, các giới chức Nhật Bản nói rằng áp suất trong lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện Fukushima đang gia tăng sau khi nhà máy này mất điện vì trận động đất. Nhà chức trách cho biết có thể sẽ phải mở van cho một số hơi phóng xạ thoát ra để giảm bớt áp suất trong lò phản ứng. Chính quyền đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại nhà máy điện này, và ra lệnh cho khoảng 3.000 cư dân sống gần nhà máy sơ tán khỏi khu vực.


Áp suất trong lò phản ứng này đã tăng cao tới một lần rưỡi mức hoạt động bình thường sau khi mất điện khiến hệ thống làm nguội đã ngưng hoạt động. Hệ thống làm nguội này giữ cho các thanh nhiên liệu hạt nhân khỏi bị quá nóng. Các giới chức nói công nhân nhà máy đã sử dụng hệ thống dự phòng để làm nguội lò phản ứng này. 


Trong trường hợp tệ hại nhất, các thanh nhiên liệu cuối cùng có thể sẽ được nấu sôi bằng số nước có sẵn, rồi chảy ra và thải các chất liệu phóng xạ độc hại vào môi trường.
Chính phủ Nhật đã báo cho cơ quan nguyên tử IAEA ở Geneva biết tình hình ở nhà máy Fukushima Daiichi phía bắcTokyo hiện đang bị đóng lại. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết Nhật Bản đã đóng cửa 4 nhà máy điện hạt nhân gần khu vực động đất. 


Trước đó, một đám cháy cũng đã xảy ra tại tòa nhà tuốc bin của nhà máy điện hạt nhân Onagawa ở Miyagi.


Thiệt hại kinh tế
Thiệt hại về người và của là vô cùng khủng khiếp.
Thiệt hại về vật chất của trận động đất tại Nhật Bản chỉ được biết một thời gian sau. Tuy nhiên, đối với quy mô của tai họa này, mức độ thiệt hại được dự báo là sẽ rất lớn. Theo ước tính ban đầu, thiệt hại sau vụ động đất này mà các công ty bảo hiểm toàn cầu phải gánh có thể lên tới 50 tỷ USD.
Trận động đất 8,9 độ Richter xảy ra chỉ vài phút trước giờ đóng cửa của thị trường chứng khoán Tokyo. Chỉ số Nikkei giảm 1,7% nhưng giá chứng khoán Nikkei tương lai ở Singapore giảm 3% sau giờ đóng cửa khi mức tàn phá của động đất và sóng thần rõ hơn.
Giá chứng khoán của các hãng bảo hiểm trên thế giới đều giảm vì khả năng họ sẽ phải trả những khoản tiền lớn trong vụ này. Tại Frankfurt, chứng khoán của Munich Re giảm 4,8% vào lúc mở cửa trong khi Allianz giảm 1,6%. Đồng USD cũng lên giá 0,5% so với đồng yên nhưng sau đó lại giảm xuống mức cũ.
Phân tích gia David Cohen từ Singapore nói đồng yen là "bến trú ẩn an toàn" cho các nhà đầu tư khi có thảm họa tại các vùng khác trên thế giới nhưng nay họ có thể chuyển từ đồng yen sang USD. Chuyên gia trưởng phụ trách chiến lược cho Ngân hàng Tư nhân HSBC tại Singapore, Arjuna Mahendaran nói đồng yen sẽ không bị ảnh hưởng về dài hạn.
Nhưng trận động đất sẽ có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế đang suy yếu, có thể làm GDP giảm bớt 1%. Người ta cũng lo ngại về chuyện sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Hãng điện tử Sony có sáu nhà máy tại miền đông bắc, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất và phát ngôn viên của công ty nói toàn bộ sáu nhà máy này hiện đang ngừng hoạt động. Ở những nơi khác, một nhà máy lọc dầu gần Tokyo bốc cháy. Hỏa hoạn cũng xảy ra tại thành phố Sendai ở miền bắc Nhật Bản trong khi cảng biển của thành phố này bị sóng thần tấn công.
Riêng chi phí dọn dẹp sau động đất và sóng thần cũng được ước tính sẽ lên tới hàng tỷ yên.
Mặc dù vậy hãng tín dụng Moody's tỏ vẻ lạc quan: "Đối với một nền kinh tế lớn như Nhật Bản, ảnh hưởng của thiên tai về mặt kinh tế sẽ được chính phủ và bảo hiểm tư nhân gánh vác mà không ảnh hưởng tới tình hình tài chính và mức độ khả tín quốc gia”.
Các nước sẵn sàng hỗ trợ
Nhật Bản đã đề nghị một lực lượng cứu hộ và tìm kiếm giới hạn của nước ngoài đến nước này hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả động đất - LHQ hôm qua cho biết.
LHQ tuyên bố sẵn sàng gửi một toán chuyên viên đến Nhật Bản để giúp nỗ lực tìm cứu sau cơn sóng thần dữ dội. Bà Elizabeth Byrs, phát ngôn viên của LHQ nói 35 toán tìm cứu của tổ chức này được đặt trong tình trạng báo động và sẵn sàng trợ giúp. Trong khi đó, Hội Chữ thập đỏ Quốc tế nói việc sơ tán đã thực hiện thành công tại những quốc gia bị xem như là đặc biệt dễ bị tác động của sóng thần; gồm có Philippines, các đảo quốc trên Thái Bình Dương và Papua New Guinea.
Tại cuộc họp báo ở Nhà trắng hôm qua, Tổng thống Obama cho biết ông đã nói với Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan Mỹ sẽ giúp đỡ Nhật Bản bằng mọi cách. Tổng thống Mỹ cho biết một tàu sân bay Mỹ đã có mặt ở Nhật Bản và một tàu nữa đang trên đường đến. Quân đội Mỹ ở Nhật đã mở Căn cứ không quân Yokota để tiếp đón một số chuyến bay phải chuyển hướng từ các sân bay Nhật Bản.
Hôm qua, Ngoại Trưởng H.Clinton của Mỹ cho hay là Mỹ đang cho chở chất làm lạnh đến một nhà máy nguyên tử của Nhật bị tàn phá sau trận động đất. Bà Clinton nói: “Chúng tôi vừa ra lệnh Không quân Mỹ ở Nhật chở một số chất làm lạnh quan trọng đến nhà máy này. Quý vị cũng biết Nhật Bản phải dựa vào các nhà máy nguyên tử rất nhiều, tiêu chuẩn an toàn của họ cao nhưng hiện nay có 1 nhà máy đang gặp khó khăn vì động đất và không có đủ chất làm lạnh”.
Sóng thần cũng đập vào hai tiểu bang Hawaii và Alaska của Mỹ. Các tiểu bang vùng biển miền Tây như California và Oregon thiệt hại ít hơn. 
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã chỉ thị giúp đỡ Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Bộ trưởng Bộ các tình huống khẩn cấp trưởng Nga Sergei Shoigu được lệnh đưa ra các đề xuất hỗ trợ cụ thể càng sớm càng tốt.
Việt Hà - Phan Anh
Tổng hợp